Thế nào là tùy duyên thuận Pháp?
Con có hiểu bốn chữ "tùy duyên thuận pháp" mà Thầy vẫn thường hay nhắc. Nhưng với trường hợp bạn con theo con cảm nhận thì hai chữ "tùy duyên" của bạn ấy nghe có vẻ như mơ hồ và phó mặc lắm (cái gì cũng tùy duyên hết). Không biết con có cảm nhận chủ quan không?
Hỏi:
Con kính bạch Thầy! Con có một người bạn Phật tử. Người này lúc nào nói chuyện cũng "lạm dụng" hai chữ tùy duyên trong mọi vấn đề.
Con có hiểu bốn chữ "tùy duyên thuận pháp" mà Thầy vẫn thường hay nhắc. Nhưng với trường hợp bạn con theo con cảm nhận thì hai chữ "tùy duyên" của bạn ấy nghe có vẻ như mơ hồ và phó mặc lắm (cái gì cũng tùy duyên hết). Không biết con có cảm nhận chủ quan không?
Con cũng không biết phải giải thích thế nào hợp lí về tùy duyên cho bạn ấy. Xin Thầy hoan hỷ giải thích rõ và cho con vài ví dụ thực tế về ý nghĩa tùy duyên để con có thể truyền tải lại đến bạn con ạ.
Đáp:
Tùy duyên cần thuận pháp mới là chân chính, nếu tùy duyên không thuận pháp là tâm bất định hoặc sống ba phải.
Do đó tùy duyên thuận pháp nghĩa là tùy lúc, tùy hoàn cảnh, tùy tình huống, tùy điều kiện để đối nhân, tiếp vật, xử thế sao cho phù hợp với Chánh Đạo.
Nói cho dễ hiểu là biết tùy duyên nào nên thấy biết rõ ràng, duyên nào nên suy nghĩ chín chắn, duyên nào nên nói năng chân thật, duyên nào nên hành động đúng tốt, duyên nào nên sinh sống hợp đạo, duyên nào nên chuyên cần nỗ lực, duyên nào nên trọn vẹn nhất như, duyên nào nên an nhiên tĩnh lặng.
Thí dụ:
Khi gặp thuận duyên thì không tưởng tượng lung tung mà cần nhận biết rõ ràng thân tâm cảnh lúc đó (chánh kiến)
Không suy nghĩ phóng đại để thêu dệt thuận duyên đó lên, mà cần suy xét nghiêm túc (chánh tư duy)
Không nói năng khoa trương thuận duyên của mình mà cần nói đúng sự thật (chánh ngữ), không hành động vì mình hại người để bảo vệ thuận duyên mà cần xử sự đúng tốt (chánh nghiệp)
Không lợi dụng cơ hội thuận lợi của mình để sống bất chánh mà cần sống tri túc, vừa phải, biết chia sẻ cho người khác (chánh mạng)
Không vì thuận cảnh mà buông lung phóng dật, vẫn luôn tinh tấn trở về với thực tại (chánh tinh tấn)
Không dính mắc hay đắm chìm vào thuận duyên mà nên trọn vẹn biết mình (chánh niệm), không phân tâm tán loạn vì thuận lợi đó mà thường an trú tâm tĩnh lặng trong sáng (chánh định).
Đối với nghịch cảnh cũng vậy.
Muốn sống được tùy duyên thuận pháp như vậy, dù gặp hoàn cảnh nào cũng tùy duyên đó mà biết thận trọng chú tâm quan sát, thì tâm mới trở về trọn vẹn tỉnh thức với thực tại được, nhờ vậy tâm mới có thể luôn trong lành, định tĩnh, sáng suốt.
Như vậy thì dù gặp duyên thuận hay nghịch gì tâm vẫn rỗng rang, tĩnh lặng, trong sáng, đó mới thật sự là người biết sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha, không tùy duyên theo nghĩa buông lung phóng dật vì như vậy gọi là "phan duyên" chứ không phải tùy duyên...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm