Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/07/2022, 08:41 AM

Người có bản ngã cao dễ sống sa đọa

Trong lúc đông người ta biết kiềm chế, ta khiêm hạ, ta tôn trọng mọi người, không mong cho mình nổi bật thì người đó khi lúc vắng người ở một mình cũng vẫn là một người biết kiềm chế, biết kiểm soát.

Những người tiềm ẩn bản ngã thường khi giữa đông, họ cứ muốn nổi bật bằng một hành động, bằng một câu nói, bằng một thái độ để làm cho người khác phải chú ý đến mình. Đó là một cái kiêu mạn và tham vọng thầm kín. Còn khi không đông người, ở một mình thì người đó dễ buông lung, lười biếng, giãi đãi, trụy lạc, sa đọa.

Con người giống như đồng tiền có hai mặt:

- Hễ người nào mà ta thấy giữa đám đông muốn nổi bật thì ta chắc chắn một điều lúc một mình không có người họ là một người hư hỏng buông lung.

Phật dạy: Bản ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

- Còn người nào mà khi ở giữa đám đông họ kiềm chế, họ sống thầm lặng, không muốn nổi bật thì trong lúc mà họ sống một mình không có ai họ vẫn là người kiểm soát tốt nội tâm, hành vi của mình vì Bản ngã họ nhẹ.

Nên người mà nhìn thấy ví dụ như trong lúc đông người họ hay phô bày bản thân ta phải hết sức cẩn thận vì có hai trường hợp: một là họ là người có phước nổi bật cho nên khiến họ nổi bật vì cái phước tự nhiên của họ, nhưng một trường hợp họ làm ra vẻ nổi bật vì đây là cái Bản ngã và tham vọng cá nhân.

Hệ quả ngược lại là gì?

- Là lúc mà vắng người không có ai họ trở thành người hư hỏng ngay vì đó là cái Bản ngã, nên đây là điều mà Phật nói là “Thấy sự nguy hiểm trong từng lỗi nhỏ nhặt” là vậy. Nên trong lúc đông người ta biết kiềm chế, ta khiêm hạ, ta tôn trọng mọi người, không mong cho mình nổi bật thì người đó khi lúc vắng người ở một mình cũng vẫn là một người biết kiềm chế, biết kiểm soát. Đó là cái nhân quả là vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm