Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 08/03/2021, 14:53 PM

Sư bà Diệu Không - Bậc tu hành tài đức

Tôi được biết Sư bà Diệu Không từ năm 1963, khi Sư bà đến chùa Ấn Quang nộp đơn xin tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo. Việc làm này khiến tôi suy nghĩ Sư bà có chí hướng quá cao thượng, nên tôi mới tìm hiểu về hành trạng của Sư bà.

Tiểu sử Hòa thượng Thích Nhật Ấn (1956-2021)

Sư bà xuất thân từ gia đình quyền quý, nhưng lại phát tâm hiến dâng cuộc đời cho đạo pháp và dân tộc. Và đặc biệt hơn nữa, Sư bà đã phát tâm Đại thừa, tận tâm tận lực chăm lo cho tứ chúng. Điều vô cùng quý báu này đã thể hiện rõ nét hình ảnh cao đẹp của một người hảo tâm xuất gia. Đó chính là căn lành sâu dày, thuần thục của Sư bà đối với Phật pháp, không màng đến nếp sống quyền thế, hưởng thụ, mà chỉ dốc tâm tu học và xiển dương Chánh pháp.

Nhìn lại công hạnh của Sư bà Diệu Không, chúng ta thấy có nhiều điểm đáng kính trọng. Trước nhất là công lao của Sư bà đóng góp cho phong trào Chấn hưng Phật giáo miền Trung thật đáng kể.

Chân dung cố NT.Thích nữ Diệu Không

Chân dung cố NT.Thích nữ Diệu Không

Sư bà đã xây dựng nhiều Ni viện, sáng lập, trùng tu nhiều chùa Ni. Từ đó, Sư bà đã phát triển Phật sự vào miền Nam. Sư bà là người đầu tiên sáng lập Ni trường ở Sa Đéc. Ở TP. Hồ Chí Minh cũng có nhiều trung tâm đào tạo chư Ni với sự giáo dưỡng của Sư bà như chùa Từ Nghiêm, Dược Sư, Diệu Tràng, Diệu Pháp, Diệu Giác.

Sư bà Diệu Không còn góp công rất nhiều trong việc xây dựng Đại học Vạn Hạnh, viện đại học Phật giáo đầu tiên của Việt Nam.

Sư bà cũng góp phần đắc lực trong việc sáng lập Nhà in Liên Hoa để in kinh sách Phật giáo và Nguyệt san Liên Hoa là tờ báo Phật giáo sống lâu nhất tại miền Trung.

Tiểu sử Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác - Tông Trưởng Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng

Về từ thiện xã hội, thể hiện tinh thần từ bi, Sư bà đã thành lập nhiều cô nhi viện, ký nhi viện trên khắp thành thị, thôn quê miền Trung.

Song song với việc hộ trì Chánh pháp nói trên, Sư bà Diệu Không đã dịch các bộ kinh luận quan trọng là Thành duy thức luận, Du-già sư địa luận, Lăng-già tâm ấn, Di Lặc hạ sanh kinh, Đại trí độ luận, Trung quán luận lược giải, Hiển thật luận… Sư bà còn sáng tác rất nhiều tập thơ văn khuyến tu. Mặc dù làm được nhiều việc như thế, nhưng Sư bà không quên Bát kỉnh pháp.

Đạo hạnh và tri thức của Sư bà Diệu Không tỏa chiếu rạng rỡ trên bước đường hành đạo, là tấm gương ngời sáng cho hành giả đời sau học tập. Thiết nghĩ trong nhà đạo của chúng ta có được nhiều bậc tu hành tài đức như Sư bà Diệu Không, chắc chắn Phật pháp phát triển vững mạnh, dài lâu.

HT.Thích Trí Quảng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Nhớ về Hòa thượng Thích Minh Châu - Đường Tăng của Việt Nam

Chân dung từ bi 08:05 19/10/2024

Những ngày này tôi dành trọn thời gian để đọc lại, tư duy, suy ngẫm, trải nghiệm một số bản Kinh trong Nikaya gồm Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ.

Xem thêm