Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 02/11/2019, 09:00 AM

Sư bà Diệu Không – Danh Ni Cố đô Huế thế kỷ XX

Sư bà xuất thân từ gia đình quyền quý, nhưng lại phát tâm hiến dâng cuộc đời cho đạo pháp và dân tộc. Và đặc biệt, Sư bà đã phát tâm Đại thừa, tận tâm tận lực chăm lo cho tứ chúng. Điều vô cùng quý báu này đã thể hiện rõ nét hình ảnh cao đẹp của một người hảo tâm xuất gia.

 >>Tăng sĩ

1. Như cuộc hành trình

Nếu những học giả, Thi nhânlà nữ giới từ mấy trăm năm trước nhưng chúng ta không biết bao nhiêu, nói đi nói lại chỉ những cái tên quen thuộc như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan,…Sang thế kỉ XX những nhà hoạt động xã hội và cách mạng như Đạm Phương, Trần Như Mân, Nguyễn Thị Minh Khai,… Song thật sự đã có rất nhiều người xứng đáng với các danh hiệu mà ta lãng quên.Quận Chúa Hồ Thị Hạnh (Thích Nữ Diệu Không) là một người trong số đó. Đúng như lời một vĩ nhân từng nói: “Ta có nhiều của quý, đang cất giấu trong rương, trong hòm” [7].

Chân dung sư bà Diệu Không

Chân dung sư bà Diệu Không

Bài liên quan

Sư bà Thích Nữ Diệu Không (1905 - 1997) tên thật là Hồ thị Hành, sinh trưởng trong một gia đình trâm anh thế phiệt ở xứ Thần Kinh.Thân phụ là Khánh Mỹ Quận Công  Hồ Đắc Trung, Thượng thư bộ Học, Đông Các Đại Học Sĩ, thầy dạy vua Duy Tân, bạn của hai ông Thái Phiên, Trần Cao Vân và là người duyệt lại bộ "Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu" một quyển sử quan trọng của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, thân mẫu là bà Châu Thị Ngọc Lương, người làng An Lai xã Hương Phong huyện Hương Trà (nay là Thị xã Hương Trà) Thừa Thiên Huế [3]. Các anh chị em trong gia đình bà được hấp thụ hai nền giáo dục Đông - Tây và trở thành những tên tuổi đóng góp cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam thời bấy giờ: Tiến sĩ Luật khoa Hồ Đắc Điềm, Giáo sư Bác sĩ Hồ Đắc Di, Kỹ sư Hồ Đắc Liên, Tiến sĩ Dược khoa Hồ Đắc An… Bản thân Bà giỏi chữ Hán lẫn thông thạo tiếng Pháp. Ở Huế, khi chưa xuất gia gieo duyên cửa Phật, do có mối quan hệ rộng với nhiều giới chức chính quyền, nên Bà là thành viên tích cực của nhiều hoạt động yêu nước và từ thiện xã hội.

Chân dung sư bà Diệu Không lúc còn trẻ

Chân dung sư bà Diệu Không lúc còn trẻ

Mùa xuân Năm Nhâm Thân (1932), khi túc duyên hội tụ, Bà xuất gia cầu đạo với tổ Giác Tiên ở tổ đình Trúc Lâm - Huế, được Hòa thượng truyền thập giới làm Sa di ni với pháp tự Diệu Không, pháp danhTrừng Hảo, đạo hiệu Nhất Điểm Thanh thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42 [3]. Từ đó, Bà một lòng tinh cần cầu Phật đạo và giúp đời và là một trong những nhân vật có nhiều đóng góp cho Phật giáo và dân tộc trong thập kỉ XX.

Sau ngày hai miền Nam Bắc về một mối, Sư Bà được bầu vào làm ủy viên Hội đồng trị sự GHPG Việt Nam, Ủy viên thường trực Ban Trị sự Phật giáo Thừa Thiên Huế. Mặc dù là vị Ni trưởng thượng Nhưng không vì thế mà xao lãng Bát kỉnh pháp.  Ngược lại, đối với chư Tăng Sư luôn một lòng giữ lễ cho dù là tân Tỷ kheo hay chú tiểu. Như cuộc hành trình viên mãn, Sư Bà an nhiên thâu thần thị tịch vào ngày 22 tháng 8 năm Đinh Sửu tức 23 tháng 9 năm 1997, hưởng thọ 93 tuổi đời với 53 Hạ lạp [3].

Người vào đời bằng tinh thần xuất trần thượng sĩ phụng sự cõi thế. Huyễn thân tuy ra đi, nhưng hương đàm mãi ngát giữa sinh diệt dòng đời.

2. Công đức thơm mãi vườn thiền

2.1. Phương diện giáo dục

Bài liên quan

Trước những biến thiên của thời cuộc, Bà ý thức rằng gia đình tân tiến là nền tảng của một xã hội thịnh vượng văn minh.Chính vì thế, Năm 1926 Bà ra sức vận động thành lập “Hội Nữ công”để dạy nghề thủ công cho phụ nữ. Bên cạnh đó giúp phụ nữ đương thời biết về ngọn nguồn lịch sử nước nhà để duy trì nòi giống và gánh vác giang sơn.

Sau năm 1963, Giáo Hội tiến hành xây dựng cơ sở Đại học Vạn Hạnh giữa khi thiếu đất và thiếu tiền. Sư bà đã đem giấy tờ hiến tặng mảnh đất rộng mà Đại học Vạn Hạnh tọa lạc (222 Trương Minh Giảng, Sài Gòn cũ) cùng với Chư Tôn Túc thời bấy giờ như: Hòa thượng Thích Minh Châu, Thích Nhất Hạnh, Thích Trí Thủ,…

Những ngày gần xả báo thân, được biết Giáo hội Tỉnh Thừa Thiên cần một địa điểm thuận lợi mở trường Đại học Phật giáo để Đào tạo Tăng tài, Sư Bà đã hết sức hoan hỷ nhường cơ sở mẫu giáo và dạy nghề Hồng Đức cho Hòa Thượng Thiện Siêu xâyHọc viện. Đến năm 1997 ước mơ của toàn Giáo Hội, Tăng Ni và cư sĩ tỉnh nhà được thành tựu viên mãn. Bên cạnh các viện Phật học, Sư Bà còn cho mở nhiều trường mẫu giáo, lớp dạy nghề tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho con em các gia đình nghèo khó, neo đơn theo học.

10-10-su-ba-dieu-khongtu-si-dac-biet-3-1507637216839

Ngoài việc hộ trì chánh pháp, Sư còn miệt mài học tập, nghiên cứu, đã dịch thuật trước tác nhiều bộ Kinh Luận quan trọng như: Thành duy thức luận, Du-già Sư địa luận, Lăng-Già Tâm Ấn, Di-Lặc Hạ Sinh Kinh, Đại Trí Độ Luận, Trung Quán Luận lược giải (của Long Thụ Bồ Tát), Hiện Thật Luận (của Thái Hư đại sư),… và cộng tác với nhiều tạp chí Phật giáo như Viên Âm, Giác Ngộ, Từ Quang, Liên Hoa, …Ngoài ra, Sư còn để lại trên 500 bài thơ sáng tác từ thập niên 20 cho đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX[1].

2.2. Về Văn hóa

Bài liên quan

Được tiếp cận và thấm nhuần hai nền giáo dục Đông - Tây, Trong tâm khảm Bà ý thức rằng, muốn giải thoát những hạn chế khiếm khuyết của phụ nữ trước tiên phải xây dựng nền văn hóa dân tộc.Chính vì thế, vào năm 1926 Bà cùng với Nữ sĩ Đạm Phương tổ chức “Nữ công học hội” ở Thừa Thiên Huế và sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh thành dọc miền Trung. Không những thế Bà còn cho “Đấu xảo” hàng mỹ nghệ do các nữ nghệ nhân Việt Nam sản xuất với phương châm “Chị em người Việt dùng hàng Việt”. Ngoài ra còn tổ chức cho chị em phụ nữ nghèo học các nghề thủ công truyền thống, những sản phẩm được tạo ra Bà cố gắng xiển dương rộng rãi trong và ngoài nước. Một mặt tạo thêm thu nhập cải thiện đời sống mặt khác bảo tồn và giới thiệu cho bạn bè Năm châu [1], [10].Các việc làm này gây ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng địa phương thời đó.

Năm 1932, Bà đích thân diện kiến Hoàng Thái Hậu Từ Cung, để tường minh những ý đồ gian xảo của kẻ tiểu nhân trong việc kìm hãm sự hoằng hóa Phật giáo của các quan lại đầu triều theo Thiên Chúa. Đồng thời hết lòng trong công cuộc thành lập “Phật học hội”để xiển dương Đạo pháp cho các tầng lớp thời bấy giờ. Hoạt động này dần dần được lan tỏa từ kinh đô Huế đến các tỉnh Trung phần và miền Nam [7].

Mặt khác Sư Bà vận động thành lập Nhà in Liên Hoa để in ấn Kinh sách và Nguyệt San Liên Hoa do Hòa Thượng Đôn Hậu chủ nhiệm, Hòa Thượng Đức Tâm làm chủ bút. Sau năm 1975, khi nhà in Liên Hoa bị đóng cửa, Sư đã linh hoạt chuyển thành cơ sở sản xuất mì sợi để cải thiện đời sống kinh tế nhà chùa trong những tháng ngày bao cấp.

Như làn gió giữa đêm hè nóng bức, Sư Bà lặng lẽ xoa dịu “cơn khát” cho những người túc duyên hay thiếu duyên đến với ánh sáng chân lý. Sư thường nói:“Trong dòng máu của người Việt Nam đều có giống của Phật, của ông bà nhiều đời để lại” Đúng như lời nhận xét của Giáo Sư Chương Thâu: “Chỉ xử sự một cách bình thường vậy mà vẫn thu được thắng lợi vẻ vang, vẫn hoàn thành được việc cứu nhân độ thế”[1], [5].

2.3. Hoạt động Từ thiện - xã hội

Bài liên quan

Vào khoảng năm 1920 - 1935, Bà tham gia các hoạt động từ thiện - xã hội với chí nguyện “Hành đạo cứu đời” do nữ sĩ Đạm Phương làm Hội chủ, sau đó là Hội Cứu Tế Lạc Thiện để giúp các nạn nhân trong cuộc nổi dậy Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 -1931) [3].

Sau khi xuất trần gieo duyên cửa Phật, năm 1968 Sư Bà đã cho xây dựng nhiều cô nhi viện để nuôi dạy các em mồ côi do cuộc chiến gây ra cũng như những hoàn cảnh neo đơn do thiên tai lũ lụt ở các tỉnh Miền Trung vào thập niên 60 và đầu thập niên 70 như: Tây Lộc ở Huế, Diệu Định ở Đà Nẵng, Tuy Hòa (Phú Yên), Nha Trang, Bình Thuận, Diệu Giác ở Sài Gòn,…

Năm 1970, Sư Bà cho lập đội Y tế lưu động đi đến các làng quê hẻo lánh, các trại tỵ nạn để khám bệnh và phát thuốc cho đồng bào địa phương. Ngoài ra, tại trú xứ Chùa Hồng Ân, Sư Bà và Sư Bà Thể Quán lại mở thêm trạm xá khám chữa bệnh miễn phí cho dân nghèo trong và ngoài tỉnh [1], [3], [7].

Đồng thời hỗ trợ, vận động tịnh tài tịnh vật cho các Tuệ Tĩnh Đường của Giáo hội tỉnh nhà có kinh phí chăm lo sức khỏe người dân.

“Tự tánh có hư thì có thật - Tịch mà thường chiếu khắp tây đông”

“Tự tánh có hư thì có thật - Tịch mà thường chiếu khắp tây đông”

2.4. Đạo pháp và dân tộc

Phật giáo Việt Nam dù ở thời đại nào cũng luôn hướng tới chân, thiện, mỹ và đó cũng là cuộc đồng hành miệt mài vì sự nghiệp độc lập, tự do cùng dân tộc.

Bài liên quan

Vào năm 1963, trước chính sách kỳ thị, đàn áp Phật giáo của chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm đã diễn ra một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực từ tư tưởng, chính trị, quân sự đến kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, đã gây ra những hậu quả nghiệm trọng, đẩy mâu thuẫn tôn giáo, mâu thuẫn xã hội lên cao, mà đỉnh cao nhất là sự bùng nổ của phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam năm 1963[2].

Trước tình thế đó, những người con Phật từ khắp năm châu đã một lòng đứng dậy với tinh thần “bất bạo động” để lên án, đấu tranh đòi quyền tự do, bình đẳng tôn giáo.

Sư Bà Thích Nữ Diệu Không lập tức vào miền Nam tham gia tổ chức biểu tình cùng Chư tôn túc lãnh đạo Giáo hội trước dinh Độc Lập để đòi lại quyền bình đẳng tôn giáo. Đồng thời viết đơn xin tự thiêu chống lại sự kì thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm nhưng Giáo hội không chấp nhận [5].

Bên cạnh việc đấu tranh chống sự kỳ thị tôn giáo cùng Chư Tôn túc Giáo hội. Sư Bà luôn ủng hộ cho các hoạt động đấu tranh của Đoàn Sinh viên Phật tử của Đại học Huế[9].

Đặc biệt Xuyên suốt cuộc đấu tranh bảo vệ Phật giáo chống lại chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, Sư Bà luôn thể hiện thái độ quyết tâm, bất khuất nhưng vẫn giữ được tâm thế bình thản, tự tin làm cho đối phương phải nể phục [3], [5], [9].

Hơn hai mươi năm đã trôi qua, dư hương hoa đàm vẫn còn thơm ngát. Bậc danh Ni thế kỉ XX vẫn tỏa bóng cho hậu thế noi theo.

Cuốn sách viết về sư bà Diệu Không ra mắt tại cuôc tọa đàm

Cuốn sách viết về sư bà Diệu Không ra mắt tại cuôc tọa đàm

3. Đàm hoa lạc khứ (Hoa đàm dẫu rụng vẫn vương Hương)

Bài liên quan

Vốn xuất thế hào môn tâm chẳng tơ vương danh lợi. Trí dũng dư thừa vẫn từ tốn khiêm cung. Như cánh nhạn lượn qua bầu trời chẳng mong để dấu vết. Nhưng dư hương hiển lộkia vẫn hiện tồn, nào có mất đi đâu. Ưu đàm tuy rộng, nhưng dư hương của người không ngừng lan tỏa tạo năng lượng chắp cánh cho hậu bối tiếp bước.

“Tự tánh có hư thì có thật

Tịch mà thường chiếu khắp tây đông”

(Diệu Không thi tập).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ái Đạo Dư Hương _tưởng niệm 20 năm Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không viên tịch (1997- 2017), Nhà xuất bản Thuận Hóa.

2. Lê Cung, Sđd, tr.147. Xem thêm Viện Hóa đạo, Sa-môn Thích Thiện Hoa soạn. 50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam, tr.112-122.

3. Hồ Đắc Duy (2017), Tiểu Thư con cụ Thượng thư Bộ Học, Ái Đạo Dư Hương tưởng niệm 20 năm Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không viên tịch (1997- 2017), Nhà xuất bản Thuận Hóa.

4. Diệu Không Thi Tập (2007), Thơ, Nhà xuất bản Thuận Hóa.

5. Dương Hoàng Lộc (2014), Ni trưởng Thích Nữ Thích Nữ Diệu Không trong phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963.

6. Qúa trình hình thành và phát triển của Ni giới Bắc Tông Thừa Thiên Huế (từ thế kỷ XVII - XX), 2016, Nhà xuất bản Hồng Đức.

7. Sư Bà Thích Nữ Diệu Không, Đường thiền sen nở (hồi kí), NXB. Lao động-Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2009

8. Tỉnh Hội Phật giáo Thừa Thiên-Huế, Kỉ yếu tang lễ Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 1997.

9. Tâm Hằng - Nguyễn Đắc Xuân (2017), Sư Bà Diệu Không một kỳ nữ của Cố đô Huế thế kỷ XX, Ái Đạo Dư Hương tưởng niệm 20 năm Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không viên tịch (1997- 2017), Nhà xuất bản Thuận Hóa.

10. Thích Nữ Diệu Đạt (2017), Hành trạng Thích Nữ Diệu Không, Nigioivietnam.com.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tiểu sử và hành trạng Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742)

Tăng sĩ 10:16 14/04/2024

Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán là vị Sơ tổ của Thiền phái Liễu Quán, một dòng thiền thuần Việt ra đời vào đầu thế kỷ XVIII tại Đàng Trong. Hơn 300 năm qua, nguồn mạch thiền phái do Ngài sáng lập vẫn mãi được “truyền đăng tục diệm”, phát triển hưng thịnh, đóng góp quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Nhất tâm suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là Sơ tổ Tịnh độ Việt Nam

Tăng sĩ 15:08 07/04/2024

Môn hạ tông phong chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức) trang nghiêm tưởng niệm 10 năm viên tịch của Đại lão HT.Thích Trí Tịnh, nguyên Đệ nhất Phó Pháp chủ HĐCM, nguyên Chủ tịch HĐTS, sáng 6/4.

Thiền sư Tuệ Tĩnh được đề xuất là danh nhân văn hóa thế giới

Tăng sĩ 19:38 05/04/2024

UBND tỉnh Hải Dương thống nhất đề xuất xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO vinh danh đại danh y - thiền sư Tuệ Tĩnh là danh nhân văn hóa thế giới.

TP.HCM: Thượng tọa Thích Đồng Tu viên tịch

Tăng sĩ 17:23 31/03/2024

Do bệnh duyên, Thượng tọa Thích Đồng Tu đã thâu thần viên tịch lúc 13h30 ngày 31/3/2024 (22/2/Giáp Thìn) tại chùa Pháp Linh (số 232A Nguyễn Thượng Hiền, P.5, Q.Phú Nhuận, TP.HCM), trụ thế 59 năm, 32 hạ lạp.

Xem thêm