Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/04/2023, 17:23 PM

Sư cô Giác Lệ Hiếu: 'Sau đại dịch, nhiều người tìm chỗ dựa đức tin vì chơi vơi, vô thường'

Theo sư cô Giác Lệ Hiếu, sau dịch Covid-19, mọi người tìm đến chỗ dựa đức tin, tín ngưỡng vì thấy ai cũng có thể thấy bất an, chơi vơi, khủng hoảng…

Sư cô Thích Nữ Giác Lệ Hiếu là vị Ni trẻ Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Phật học tại Trường đại học Dongguk – ngôi trường Phật giáo lớn nhất tại Hàn Quốc.

Tháng 11.2019, sư cô Giác Lệ Hiếu thành lập đạo tràng Đạo Phật Ngày Nay tại Hàn Quốc và hoằng pháp tại đây cho đến nay.

Sư cô Giác Lệ Hiếu được đông đảo người Việt biết đến qua kênh TikTok với những clip giảng pháp. Kênh của sư cô Giác Lệ Hiếu có hơn 750.000 người theo dõi, nhưng ít ai biết sư cô không cài ứng dụng TikTok trên điện thoại, không sử dụng mạng xã hội cá nhân.

Sư cô Giác Lệ Hiếu là vị Ni trẻ Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Phật học tại Trường đại học Dongguk. Ảnh: Chùa Giác Ngộ.

Sư cô Giác Lệ Hiếu là vị Ni trẻ Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Phật học tại Trường đại học Dongguk. Ảnh: Chùa Giác Ngộ.

Nhân dịp sư cô Giác Lệ Hiếu về Việt Nam trong chuyến thăm của thiền sư Pomnyun Sunim, Hội trưởng Hội Jungto (Hàn Quốc), PV đã có cuộc trò chuyện cùng sư cô.

"Sau dịch Covid-19, người ta bất an nhiều hơn"

Thưa sư cô, sau đại dịch Covid-19, nhiều người tìm về chùa, tìm chỗ dựa tín ngưỡng, sư cô sau nhiều lần lắng nghe có thấy sự thay đổi tâm lý của mọi người thế nào?

Mỗi lần nhắc đến đại dịch Covid-19 là mỗi lần sư cô rúng động tâm can và nổi da gà. Vì sư cô có những người rất thân, rất thương, mới ngày hôm trước còn nhắn tin mà hôm sau chỉ về một hũ cốt.

Trận đại dịch tràn qua, sư cô chỉ có lạy Phật cầu nguyện thôi và mình nguyện là mọi người còn sống thôi là một kỳ tích rồi, là một món quà họ đã dành cho mình rồi.

Sau trận đại dịch, cái vô thường Phật dạy được chúng ta cảm nhận rõ trên da thịt như thế nào. Mình cứ ghét nhau, đấu đá nhau, cứ ganh tị với nhau nhưng ngày mai mình có là hũ cốt nằm trong đó thì sao. Rồi hũ cốt này, nắm tro này có biết ghét người ta không, rồi người mình ghét đó thậm chí người thương mình đó là hũ cốt thì mình làm gì giờ. Cho nên cái quan trọng nhất là thân người, mình còn cái thân mình ở đây, những người thân còn có mặt cho nhau hôm nay.

Sư cô Giác Lệ Hiếu đang hoằng pháp tại Hàn Quốc. Ảnh: FBNV

Sư cô Giác Lệ Hiếu đang hoằng pháp tại Hàn Quốc. Ảnh: FBNV

Theo sư cô vì sao mọi người tìm đến những chỗ dựa đức tin nhiều hơn sau đại dịch?

Mọi người tìm đến chỗ dựa tín ngưỡng là vì họ bất an nhiều quá, chơi vơi, khủng hoảng. Bình thường nói về vô thường, nỗi khổ niềm đau không tin,… nhưng dịch bệnh không chừa một ai, giàu cũng bệnh, nghèo cũng bệnh, giỏi giang cũng bệnh, người không có học vị, người sống hiền tử tế cũng bệnh nên đây là một điều chấn động cho họ.

Lúc đó người ta mới nghĩ về giá trị chân thực, cốt lõi, rồi họ mới tìm về nương tựa nhiều. Lúc đó mọi lời dạy của Đức Phật là chân lý, tự nhiên như hơi thở người ta chấp nhận được, người ta hiểu được đó là sự thật.

Bình thường Đức Phật dạy duyên khởi, cái này có thì cái kia có, cái này sanh thì cái kia sanh, cái này diệt thì cái kia diệt… nhiều người không tin vì cho rằng chính mình làm chủ vận mệnh. Khi đại dịch xảy ra, một cơn ho bất thường của một con người nào đó tình cờ mình đi ngang cũng có thể ảnh hưởng sinh mạng của mình.

Cho nên ngay lúc này mọi giá trị, lời dạy đó là chân lý đó được hiển bày một cách rõ ràng, không cần thêm sự giải thích gì hết nên người ta tìm về và người ta tin thôi.

Sư cô nổi tiếng trên mạng nhưng không dùng mạng xã hội

Trong quá trình hoằng pháp tại Hàn Quốc, tiếp xúc với nhiều người Việt đang sinh sống, học tập tại đây, sư cô nhận thấy người Việt tại Hàn Quốc tìm đến sư cô đang gặp phải những vấn đề gì ạ?

Vấn đề mà bà con mình tìm đến sư cô để tư vấn, bày tỏ nỗi khổ niềm đau kể 3 ngày 3 đêm không hết. Rất nhiều người không ai nói với cô con hạnh phúc con vui lắm nên con đến kiếm cô. Mà toàn là cô ơi con khổ quá, con muốn chết lắm nên con mới đến kiếm cô thôi.

Nỗi khổ niềm đau của quý vị nó đa dạng lắm, có thể bày ra bằng các hiện trạng khác nhau, nhưng nguyên nhân chung đều là muốn mà không được nên khổ. Cái muốn này được dẫn dắt bởi tâm tham, tâm sân, tâm si.

Sư cô Giác Lệ Hiếu thành lập đạo tràng Đạo Phật Ngày Nay tại Hàn Quốc vào tháng 11.2019

Sư cô Giác Lệ Hiếu thành lập đạo tràng Đạo Phật Ngày Nay tại Hàn Quốc vào tháng 11.2019

Sư cô giảng pháp trên mạng xã hội từ khi nào và vì sao sư cô chọn giảng pháp trên mạng xã hội ạ?

Đây là một việc không có trong kế hoạch của sư cô. Ngày sư cô ra mắt đạo tràng tại Hàn Quốc xong thì Hàn Quốc là quốc gia thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc bùng dịch.

Trong 1 năm đó, Phật tử không được đến chùa, không có phương pháp nào tu tập hết, lúc đó Phật tử rất chơi vơi, bất an. Một số người Việt tại Hàn khi đó bị sang trấn tâm lý, rối loạn tâm thần đa nhân cách, khủng hoảng tâm lý vì máy bay về Việt Nam bị cắt toàn bộ.

Có nhiều người đi sang Hàn công tác thôi tự nhiên bị kẹt lại, bế tắc về tài chính, mất công ăn việc làm, các công ty Hàn Quốc bị đóng cửa, phá sản, mua vé máy bay về cũng không được, họ rơi vào bế tắc, khủng hoảng cực kỳ lớn.

Dù có nhiều người theo dõi trên TikTok, Facebook nhưng sư cô Giác Lệ Hiếu không có trang mạng xã hội cá nhân

Dù có nhiều người theo dõi trên TikTok, Facebook nhưng sư cô Giác Lệ Hiếu không có trang mạng xã hội cá nhân

Mỗi ngày sư cô nhận được ít nhất gần 10 cuộc điện thoại cầu cứu, cầu nạn như vậy. Đau đớn hơn có những người cha mẹ mất trong trận đại dịch đó không cách nào về nhà thọ tang hay không cách nào về nhà thắp một nén hương. Nỗi khổ niềm đau không diễn tả được bằng lời, đó là cơ duyên mình giảng pháp online.

Nhưng các em xung quanh đều biết sư cô không biết edit video, không cài TikTok trong điện thoại, không có mạng xã hội cá nhân, sư cô tới giờ vẫn mù công nghệ.

Sư cô có các em trong ban truyền thông phát tâm dựng video clip, các em làm 100% công quả hết, mình không có tiền trả lương. Các em phụng sự viên thì hỗ trợ để làm fanpage bằng tên sư cô để giải đáp vấn đáp Phật pháp.

Sư cô không bao giờ nói theo quan điểm cá nhân hay chọn chủ đề hot trend để giảng mà sư cô bám sát vào kinh Phật thôi.

Cảm xúc của sư cô thế nào khi thấy kênh của mình được nhiều người đón nhận, đặc biệt là các bạn trẻ ạ?

Chân thành mà nói cảm giác đầu tiên của mình khi về Việt Nam bị nhiều người nhận ra đó là cảm thấy bất tiện và cảm thấy sợ. Tại vì mình đi đâu cũng bị ngó, mình đến đâu cũng bị nhận ra.

Sư cô sợ quý vị lý tưởng hóa sư cô, rồi khi gặp thất vọng. Cho đến bây giờ sư cô vẫn chưa quen, rất ngại xuất hiện, gặp gỡ hay có mặt nơi đông đúc là vì vậy.

Theo sư cô, chúng ta nên sử dụng mạng xã hội thể nào để tránh khẩu nghiệp ạ?

Trên mạng xã hội, mình sống ảo nhưng nghiệp là thật nên sư cô mong mọi người tiết chế khi sử dụng. Một lời nói vô thưởng vô phạt của mình, một bình luận bài xích người khác, body shaming hay một đánh giá tiêu cực của mình về bất kỳ ai cũng có thể là một nhát dao đẩy người ta xuống đường cùng. Và đây là gián tiếp hay trực tiếp mình đều gây nghiệp rất nặng.

Sư cô Giác Lệ Hiếu về Việt Nam trong chuyến thăm của thiền sư Pomnyun Sunim, Hội trưởng Hội Jungto (Hàn Quốc) tại chùa Giác Ngộ

Sư cô Giác Lệ Hiếu về Việt Nam trong chuyến thăm của thiền sư Pomnyun Sunim, Hội trưởng Hội Jungto (Hàn Quốc) tại chùa Giác Ngộ

Hai nữa có rất nhiều người vì thông tin sai lệch, bịa đặt, xuyên tạc mà họ mất hết cả sự nghiệp, hạnh phúc gia đình, họ chọn cái chết. Rõ ràng chính mình đã tạo nghiệp không khác gì mình trực tiếp hại người.

Cho nên khi mình muốn bình luận để chửi bới, khẩu nghiệp ai đó một lần nào đó phải coi lại nếu một ngày nào đó mình bị như vậy sẽ như thế nào, chỉ cần một nhịp nhìn lại như vậy thôi, mình sẽ dừng được nhiều nghiệp không lành trên mạng xã hội bây giờ. Tu cái khẩu nghiệp là tu được nửa đời đó quý vị.

Xin cảm ơn sư cô về cuộc trò chuyện!

Nguồn: Báo Thanh Niên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”

Phỏng vấn 15:43 26/10/2024

Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.

Ca sĩ Uyên Trang: "Nghe giảng về luật nhân quả nên tôi ngộ ra nhiều điều"

Phỏng vấn 12:01 23/10/2024

Trong những năm vắng bóng, ca sĩ Uyên Trang - nổi tiếng với bài hit "Tình yêu và giọt nước mắt" - trải qua giai đoạn khó khăn vì bệnh tật, từng phải chữa tâm thần. Chị tiết lộ, nhờ nghe pháp, hiểu nhân quả, sống tích cực nên đã vượt qua biến cố nhẹ nhàng.

“Thờ cúng bố mẹ là phương tiện để biểu lộ lòng tri ân”

Phỏng vấn 12:25 22/10/2024

Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Phật học tại Học viện Phật giáo VN tại TPHCM, một giảng sư được yêu mến hiện nay đã nói như vậy.

Thầy Pháp Hữu: “Người tu vẫn còn khổ, nhưng…”

Phỏng vấn 15:11 12/10/2024

“Có thể gọi thầy bằng nicknam “Một người tu có hạnh phúc” - Thầy Pháp Hữu, trụ trì chùa Pháp Vân - Xóm Thượng, Làng Mai (Pháp) mở đầu buổi phỏng vấn, rồi thầy mỉm cười từ ái, chia sẻ về con đường trở thành tu sĩ hạnh phúc.

Xem thêm