Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 10/04/2023, 10:20 AM

Hoằng pháp trong thời đại mới

Chúng ta biết rằng giữa một bậc Thánh, Bồ tát và chúng sinh khác nhau ở một điểm rất nhỏ nhưng rất lớn đó là các bậc Thánh làm việc thì nhìn đến mục tiêu cuối cùng, cứu cánh chứ không chấp nguyên tắc. Còn ta thì lại bị kẹt vào nguyên tắc, hình thức mà đứng mãi không đi đến được cứu cánh. 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Các bậc Thánh và Bồ tát thì áp dụng được các phương tiện thiện xảo của thời đại mà hoằng hóa-độ sinh. Vì Phật giáo không có chuyện dùng thần thông mà khiến tâm chúng sinh từ xấu thành tốt được. 

Trong thời đại 4.0 ngày nay, internet, phương tiện truyền thông, báo chí, mạng xã hội đang thành một phần của cuộc sống con người. Vậy việc ứng dụng những phương tiện đó thành công cụ cho việc hoằng hóa thì rất là có công đức. 

Như ta thấy sự thật là đồng tiền không có tội. Nhưng có người bị chấp, còn có người tự tại thì lại không. Tiền vào tay người tốt thì thành bao nhiêu việc công đức cho thế gian. Mà vào tay kẻ xấu thì lại thành sa đà, tội lỗi. 

Tương tự như vũ khí. Giáo Pháp của Phật thì mềm mại, êm thắm ngọt ngào như dòng sữa, như hồ trong mùa thu. Tuy nhiên các vị Hộ Pháp thì không có chuyện tình cảm, không có chuyện nhẹ nhàng, cần là các vị xử đẹp ngay. Do đó, vũ khí vào tay người ác thì sẽ gây tội, nhưng vào tay người thiện thì thành công đức. 

Hai ví dụ tiền và vũ khí cho ta thấy rằng việc mạng xã hội cũng như thế. Thay vì để chúng sinh tràn ngập trong tối tăm của cuộc sống thời đại, thì lâu lâu họ lại vô tình, hữu duyên lướt thấy ánh sáng, đó là lời pháp thoại cao siêu. Có khi gần gũi, có khi xa xôi, nhưng có vẫn đỡ hơn không. 

Thêm một điều. Ví dụ như Dược Thảo Dụ trong kinh Pháp Hoa như sau. Phật ví Giáo Pháp của Phật như là cơn mưa, là ánh nắng. Còn chúng sinh như một khu rừng đa sắc thái. Do căn cơ khác nhau. Tội phước khác nhau. Có cây thì to lớn, có loài thì thấp, nhỏ bé, có cây thân cỏ, thân gỗ thân leo...Tuy nhiên, cơn mưa Pháp Vũ của Phật tưới nhuần hết cho mọi loài, ai cũng có thể đón nhận bình đẳng. Và ánh sáng Chân Lý, Chánh Pháp của Như Lai là bình đẳng, ai cũng có thể hứng lấy mà chuyển hóa bản thân thành bao nhiêu lợi lạc...trừ những kẻ nào quay lưng lại mà thôi. 

Lấy ví dụ trong Kinh Pháp Hoa như thế để ta hiểu rằng. Chúng sinh căn tánh sai biệt do Nghiệp duyên Nhân quả chi phối. Có vị giảng sư giảng Kinh Đại thừa cao siêu sẽ độ được cho nhóm chúng sinh này vì trước đó họ đã tu tập rất thuần. Có những nhóm chúng sinh phải cần sự nghiêm khắc thì mới độ được họ, thì cũng có vị giảng sư, vị thầy, vị Bồ tát thị hiện hạnh nghiêm khắc để hóa độ. 

Có những thành phần chúng sinh thích nghe Pháp nhưng phải vui thì họ mới chịu lo tu, thì lập tức sẽ có những vị chân sư thị hiện hạnh hoan hỷ.

Có những chúng sinh già trẻ khác nhau, phải cần người giảng thích hợp và giáo lý phù hợp với căn cơ người nghe! 

Và, có những chúng sinh trẻ tuổi, đời sống thế tục gồm ngũ dục sung túc, thời thượng, cá tính...muốn độ được cho họ, vị giảng sư, cũng phải hiểu được tâm lý của họ mà khéo léo uốn nắn, nhiếp phục dần. “Mà muốn như vậy, đôi khi ta thấy, vị đó cũng hơi tạo “trench”, vui đùa và làm cho Pháp hội có vẻ không nghiêm trang thanh tịnh...không theo đúng quy cũ, chuẩn khuôn của nhiều người !”

Đây là cái mà hôm nay, chúng ta phải gỡ cái chấp ấy. Mà muốn gỡ được cái chấp khuôn phép, hình thức này, tôi xin đưa ra một câu trong Kinh Bát Nhã như sau: “Bồ tát sẽ phải dựa vào tâm tình, ngôn ngữ sở thích của chúng sinh mà tìm cách hóa độ, chứ không chấp cứng vào văn tự kinh điển. Vì cả cuộc sống của Bồ tát là bài kinh thiêng liêng bất tận; những làm của Bồ là tấm gương sáng ngời; ngay cả một cái nhìn hay sự im lặng của Bồ tát cũng như sấm sét có thể làm thay đổi tâm hồn của người đối diện. Tâm của Bồ tát chính là vô lượng đạo lý; lời nói của Bồ tát chính là vô lượng kinh điển, nghe không giống như ngôn ngữ cổ thư nhưng không hề sai khác với ý Phật.”

Chúng ta biết rằng giữa một bậc Thánh, Bồ tát và chúng sinh khác nhau ở một điểm rất nhỏ nhưng rất lớn đó là các bậc Thánh làm việc thì nhìn đến mục tiêu cuối cùng, cứu cánh chứ không chấp nguyên tắc. Còn ta thì lại bị kẹt vào nguyên tắc, hình thức mà đứng mãi không đi đến được cứu cánh. 

Như vậy ta thấy, ngoài sự bình đẳng về giáo Pháp cho muôn loại chúng sinh qua cơn Pháp Vũ trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật chúng ta còn dạy về sự hoằng hóa tự tại của một vị Bồ tát trong kinh Bát Nhã. Do vậy, ta đừng chấp cứng vào hình thức mà nói rằng vị giảng sư này như thế này là chưa đúng, chưa chuẩn...ta đừng vội kết luận như vậy mà tổn phước vì suy nghĩ sai, có khi bị đọa. 

Vì ta không biết công hạnh của các vị, và ta không có cái nhìn đến mục tiêu cứu cánh, mà cứ bị kẹt ở hình thức và ngôn ngữ, chân lý không phải là hình thức và ngôn ngữ, do đó ta đừng “kẹt” vào đó! 

Trong cuốn sách Thoát Vòng Tục Lụy của Đại sư Tinh Vân có câu: Đừng đợi toan già mới tin Phật. Bao nắm mồ xanh rặt thiếu niên!”

Thì ta cứ phải vì lợi ích, mục tiêu hoằng hóa - độ sinh của Phật Đạo mà mở lòng với cách giáo hóa mới, phương tiện giáo hóa mới, ngôn ngữ giáo hóa mới phù hợp hơn với thời đại, với thời cuộc mà vẫn không xa rời đại ý, xương tủy của Pháp Phật!

Trong lịch sử thế giới cận đại và hiện đại, chúng ta cũng ghi nhận nhiều trường sự xuất thế của các vị Bồ tát với hành trạng, công hạnh kì lạ nhưng ta có dám phê bình các Ngài với trí tuệ phàm phu chúng ta không? Ta chỉ nên khiêm hạ và xem xét, quan sát rồi đối chiếu với Giáo lý, với cả cuộc sống, xem cho ra đó là đạo hay phi đạo...có khi sự thật phải mất qua 30, 40 hay mấy trăm năm sau ta mới thấu hiểu được một góc, một phần của sự thật!

Do đó, ta không nên phản bác, chống đối, công kích ai là vậy. Cách Phật đã xa, vắng bóng các vị Thánh tăng A La Hán, thì kinh điển giáo lý của Phật càng xa lạ với chúng sinh hơn. Việc đưa giáo lý vào cuộc sống qua ngôn ngữ của thời đại là việc lớn lao và rất nhiều công đức. Cũng như việc hoằng hóa – độ sinh như một viên kim cương rất nhiều mặt, rất nhiều phương tiện, rất nhiều hình thức mà ta phải nhìn cho ra cái mục tiêu cuối cùng, cái cứu cánh chứ đừng chấp vào hình thức, ngôn ngữ, khuôn phép mà cứ “kẹt” ở đó mãi.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Tài liệu tham khảo:

  1. Kinh Pháp Hoa Chân Nghĩa (TT.TS.Thích Chân Quang)
  2. Thánh Trí Bát Nhã (Những Bài Kinh Tụng Hằng Ngày)
  3. Thoát Vòng Tục Lụy (Đại sư Tinh Vân) 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Niềm tin Phật Pháp hồi sinh tôi

Góc nhìn Phật tử 16:03 02/05/2024

Sấm sét có thể rưới mưa hạnh phúc và những giọt lệ có thể nở hoa niềm tin. Trong cuộc sống mỗi người, không sớm thì muộn, sẽ có lúc chúng ta đương đầu với một khủng hoảng ghê gớm nào đó tạo nên bước ngoặt và bẻ gãy cuộc sống bình thường của mình.

Hội luận: Sự cân bằng (3)

Góc nhìn Phật tử 11:45 02/05/2024

Tình cảm con người chính là sự biến dịch thiện ác mạnh mẽ nhất. Các luật sư của ba, tất cả các án mạng vợ giết chồng, chồng giết vợ, các đôi tình nhân giết nhau rồi thậm chí phân xác chỉ vì yêu, vì ghen…Đâu phải họ không thương nhau đâu...

Tự tại giữa khen chê

Góc nhìn Phật tử 10:46 02/05/2024

Thật sự nếu chúng ta không còn suy nghĩ về lời khen tiếng chê nữa thì chúng ta sẽ thấy nó thật sự chẳng có tí ti gì quan trọng cả. Có được tán dương hay chỉ trích đi chăng nữa cũng chẳng cần quan tâm.

Xem thêm