Sư cô Thích Nữ Huệ Hòa: Mang đạo hạnh giúp đỡ người nghèo
Với phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, muốn đem tình thương của Đức Phật đến với mọi người, đặc biệt là những hoàn cảnh khó khăn, Sư cô Thích Nữ Huệ Hòa, Trụ trì Chùa Minh Đức (P.Bình Trưng Tây, TP.Thủ Đức) luôn tích cực làm việc thiện, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.
Đã thành lệ, từ năm 2009 đến nay, ngày nào Chùa Minh Đức cũng chuẩn bị bữa cơm tình thương cho bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Quận 2 và người lao động nghèo từ 300 suất cơm trở lên.
Sư cô Huệ Hòa cho biết, ban đầu, mỗi ngày, chùa chỉ nấu được mấy chục phần cơm; về sau, Phật tử khắp nơi biết việc làm nhân nghĩa của chùa nên đã chung tay đóng góp, phát triển bếp ăn. Ngoài các suất ăn mỗi ngày, hằng tháng, Sư cô cùng Phật tử còn nấu 500 suất cơm, gói ghém đường, sữa mang đến các gầm cầu, vệ đường, nhà chờ xe buýt… trao cho người vô gia cư. Theo ước tính, mỗi năm, Sư cô Huệ Hòa cùng các Sư trong chùa nấu bữa ăn tình thương trên 64.000 suất, với tổng số tiền hơn 1,8 tỷ đồng.
Đặc biệt, nhiều gia đình, nhiều hoàn cảnh khó khăn không may có người chết, gia đình, bản thân không có điều kiện lo tang chế, Sư cô đã hỗ trợ cùng gia đình lo chu đáo cho mấy chục trường hợp trong những năm qua.
Phật giáo và truyền thống phúc lợi xã hội, nhập thế giúp đời
Từ khi về trụ trì Chùa Minh Đức từ năm 2007 đến nay, Sư cô Huệ Hòa luôn hướng chư Ni trong chùa đến lối sống “tốt đời, đẹp đạo”, ngoài việc tu tập còn phải hành trì. Nhìn nụ cười hiền từ, đôi tay thoăn thoắt lặt rau, xào nấu thức ăn của Sư cô, thật khó hình dung Sư cô đã một mình chống chọi với căn bệnh ung thư tuyến giáp, đau thần kinh tọa ngót nghét hai mươi năm.
Những đợt chùa tổ chức chương trình từ thiện về Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Vĩnh Cửu, Thống Nhất (Đồng Nai), dọc đường đi, Sư cô phải nằm, nhưng khi đến nơi, lại nén đau bước xuống ôm từng túi gạo, cân đường, thùng mì trao tận tay người dân nghèo. Trước mỗi chuyến đi từ thiện, Sư cô đều liên hệ trước với địa phương nơi đến cũng như tìm hiểu mong muốn của những đối tượng khó khăn để chuẩn bị quà tặng phù hợp, thiết thực với người dân. Chi phí thực hiện cho mỗi chuyến từ thiện là sự chắt chiu, dành dụm của Sư cô và Phật tử. Để có kinh phí duy trì hoạt động từ thiện, Sư cô còn kêu gọi các Phật tử cùng những người có tấm lòng từ bi cùng nhau nhường cơm sẻ áo, đóng góp tịnh tài, tịnh vật chia sẻ với những mảnh đời khó khăn.
Hơn 15 năm gắn bó, lặn lội với những chuyến công tác từ thiện, Sư cô đã giúp đỡ không biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh, khó khăn. Nhưng, Sư cô cho biết đó là trách nhiệm và bổn phận của mình trong cuộc sống này, việc gì làm được cho mọi người thì làm khi còn có thể.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiểu sử Hòa thượng Thích Thiện Quang (1895 - 1953)
Chân dung từ bi 08:42 25/12/2024Hòa thượng Thích Thiện Quang, pháp húy Hồng Xứng, là đệ tử của Tổ Chí Thiền - Như Hiển (1861-1933), tiếp nối dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 40. Ngài là bổn sư của Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhị Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1
Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế
Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.
Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam
Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.
Xem thêm