Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/02/2021, 10:28 AM

Phật giáo và truyền thống phúc lợi xã hội, nhập thế giúp đời

Với truyền thống “hộ quốc, an dân”, Phật giáo luôn đồng hành cùng với những thăng trầm của dân tộc, luôn coi trọng “Phụng sự chúng sinh tức là cúng dường chư Phật”.

Các tôn giáo đều chú trọng các hoạt động từ thiện xã hội. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo có những nét khác biệt so với nhiều tôn giáo khác. Sự khác biệt này xuất phát từ một số đặc thù trong giáo lý của Phật giáo. Nhà Phật luôn coi trọng “Phụng sự chúng sinh tức là cúng dường chư Phật”. Nghĩa là, Phật giáo lấy con người làm trọng tâm, từ bi và nhập thế(1).

Đi sâu vào triết lý phúc lợi của Phật giáo có tác giả đã cho rằng, từ khái niệm Tứ diệu đế và học thuyết Karma (Nghiệp), Phật giáo đã đề cao hành động từ thiện và chủ nghĩa cộng đồng; đồng thời phúc lợi còn được xem như một khía cạnh của khái niệm bình đẳng. Từ đó, Phật giáo luôn coi khái niệm phúc lợi xã hội rộng hơn cách hiểu nhu cầu vật chất thông thường, hạnh phúc của con người chỉ có thể đạt được bằng cách thoát khỏi sự tha hóa đau khổ của tâm trí hay còn gọi là sự giải thoát(2). Điều này có liên quan đến “nguồn lực an ninh sinh tồn” của Phật giáo.

Phật giáo luôn coi trọng “Phụng sự chúng sinh tức là cúng dường chư Phật”.

Phật giáo luôn coi trọng “Phụng sự chúng sinh tức là cúng dường chư Phật”.

Những đóng góp của Phật giáo vào việc đảm bảo an sinh xã hội

Là một trong những người lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Trí Quảng cho rằng việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tập trung vào bốn hoạt động sau đây:

Thứ nhất, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tham gia vào hoạt động “xóa đói, giảm nghèo” cho người dân, đặc biệt những tín đồ yếu thế trong xã hội.

Với truyền thống “hộ quốc, an dân”, Phật giáo luôn đồng hành cùng với những thăng trầm của dân tộc, mặc dù nguồn lực tài chính còn khiêm tốn, nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn dành ưu tiên đặc biệt cho những đối tượng yếu thế trong xã hội, nhất là những người nghèo, người già không nơi nương tựa, người có công với cách mạng... Tinh thần nhập thể “ích đạo, lợi đời” của Phật giáo đã phần nào giúp những người nghèo đói vươn lên trong cuộc sống.

Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ với 5 tỉnh, thành phố có số lượng hộ nghèo nhất cả nước từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2019 (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Sóc Trăng), Ban từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quyên góp được 28 tỷ đồng dành cho 5 tỉnh nói trên. Các chương trình xóa đói giảm nghèo do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức, tính đến 2018 trên các địa bàn cư trú, cả thành thị và nông thôn, bao gồm nhiều nguồn vốn hỗ trợ cho hộ gia đình, trẻ em đi học, điều trị bệnh tật rất hiệu quả.

Với truyền thống “hộ quốc, an dân”, Phật giáo luôn đồng hành cùng với những thăng trầm của dân tộc.

Với truyền thống “hộ quốc, an dân”, Phật giáo luôn đồng hành cùng với những thăng trầm của dân tộc.

Từ bi, từ thiện và an sinh xã hội

Thứ hai, về công tác khám, chữa bệnh, nhiều Tuệ Tĩnh đường, phòng chẩn trị y học dân tộc, phòng khám đa khoa tây y đang hoạt động có hiệu quả, khám và phát thuốc miễn phí, giúp chất lượng điều trị được nâng cao, không chỉ chữa trị được những bệnh thông thường mà còn các bệnh cấp tính, nguy hiểm.

Qua các hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo, các cơ sở ngày càng tạo nên sự gắn bó giữa người thầy thuốc với cộng đồng, giữa đạo lý với đạo đời, vừa mang ý nghĩa nhân văn, vừa mang tính xã hội hóa cao về công tác y tế thông qua sự huy động các nguồn lực đóng góp cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân trên địa bàn. Có thể nói trong thời gian qua, Phật giáo với những ưu thế của mình đã tham gia tích cực vào công tác xã hội hóa y tế.

Theo số liệu của Ban Từ thiện xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong nhiệm kỳ III của Giáo hội, toàn quốc có 25 cơ sở Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng thuốc chẩn trị y học dân tộc hoạt động có hiệu quả, đã khám và phát thuốc trị giá trên 9 tỷ đồng. Nổi bật nhất là lớp học y học cổ truyền của Thành hội Phật giáo Hà Nội, các Tuệ Tĩnh đường chùa Pháp Hoa, tịnh xá Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, chùa Diệu Đế, Thừa Thiên Huế, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam, Đà Nẵng... Nhiệm kỳ IV, toàn quốc có 126 cơ sở Tuệ Tĩnh đường, 1/5 phòng thuốc chẩn trị y học đã khám, chữa bệnh và phát thuốc với tổng trị giá trên 9 tỷ đồng.

Phật giáo luôn có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay cũng như sức sống của nó đối với sự phát triển bền vững của đất nước qua các thời kỳ lịch sử.

Phật giáo luôn có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay cũng như sức sống của nó đối với sự phát triển bền vững của đất nước qua các thời kỳ lịch sử.

Vingroup ủng hộ 13 tỷ cho người dân vùng lũ và 320 tỷ cho Quỹ An sinh

Thứ ba, về cơ sở dưỡng lão và trung tâm nuôi dạy trẻ em, hiện nay, công tác dưỡng lão của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức dựa trên nguồn lực tài chính do những phật tử quyên góp, một số phật tử có điều kiện kinh tế đã tự thành lập những viện dưỡng lão đón nhận những người già neo đơn không nơi nương tựa chăm sóc, nuôi dưỡng. Một số trung tâm dưỡng lão do Giáo hội thành lập được nguồn tài trợ thường xuyên từ các phật tử nên chất lượng hoạt động được đảm bảo. Hiện nay, toàn quốc có trên 20 cơ sở nhà dưỡng lão, nuôi dưỡng trên 1.000 cụ già. Tại Thành phố Hồ Chí Minh có các nhà dưỡng lão thuộc các chùa Pháp Quang, Pháp Lâm, Quận 8; Kỳ Quang 2, quận Gò Vấp; Diệu Pháp, quận Bình Thạnh; chùa Hoằng Pháp huyện Hóc Môn... nuôi dưỡng trên 500 cụ. Ở Thừa Thiên - Huế có nhà dưỡng lão Tịnh Đức, Diệu Viên... Bên cạnh hệ thống nhà dưỡng lão Phật giáo, còn có các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi và người cao tuổi cô đơn tỉnh Bình Dương vừa thành lập và đang đi vào hoạt động, một số chùa tuy không thành lập nhà dưỡng lão nhưng vẫn đón nhận, chăm sóc các cụ già có nhu cầu nương thân của Phật như Trung tâm Bảo trợ trẻ em mồ côi của chùa Pháp Võ Thành phố Hồ Chí Minh), chùa Khánh Quang (Khánh Hòa), Trung tâm Phật Quang (Kiên Giang)...

Thứ tư, về các hoạt động hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, phật tử của các chùa đã tích cực tham gia công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS như gắn các buổi thuyết pháp với việc tuyên truyền hiểu biết về HIV/AIDS và cách phòng, tránh cho người nhiễm và người dân trong cộng đồng. Ngoài ra, một số hoạt động truyền thông được triển khai ở những thời điểm phù hợp: tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tháng hành động quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS. Các hoạt động can thiệp giảm tác hại của HIV/AIDS luôn được phật tử, nhất là những phật tử là sinh viên, thanh niên, có kế hoạch hành động hiệu quả. Các phật tử tích cực tham gia chương trình đã cấp phát bơm kim tiêm miễn phí cho người nghiện chích ma túy; phát hàng triệu chiếc bao cao su miễn phí dự phòng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục đối với nhóm người có nguy cơ cao... Vì thế, góp phần làm cho số lượng nhiễm mới của những đối tượng có nguy cơ cao dần ổn định và nhận thức của đối tượng này về HIV/AIDS tăng.

Hoạt động an sinh xã hội của Phật giáo ngày càng rộng lớn, phong phú và có chiều sâu.

Hoạt động an sinh xã hội của Phật giáo ngày càng rộng lớn, phong phú và có chiều sâu.

Nhà sư trẻ say mê làm từ thiện, an sinh xã hội

Phật tử ở các chùa như Pháp Vân (Hà Nội) và Kỳ Quang 2, Diệu Giác, Linh Sơn, Quang Thọ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã huy động và hình thành mạng lưới tình nguyện viên ở cộng đồng để hỗ trợ người nhiễm HIV và ảnh hưởng HIV/AIDS, với thành phần chủ yếu là những tăng, ni, sinh viên tình nguyện ở các trường đại học, học viện, người dân ở cộng đồng và người có HIV; hình thành các nhóm “Tự lực” hay “Bạn giúp bạn” dành cho người nhiễm HIV; giới thiệu việc làm, tạo thu nhập cho người nhiễm HIV...(3)

Có tác giả còn đi sâu vào các lĩnh vực bảo trợ xã hội, dạy nghề, y tế và giáo dục mầm non cũng được coi như những đóng góp tiêu biểu khác của Phật giáo trong xã hội hiện nay(4).

Như vậy, với những đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội, một lần nữa có thể khẳng định rằng Phật giáo luôn có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay cũng như sức sống của nó đối với sự phát triển bền vững của đất nước qua các thời kỳ lịch sử.

Hoạt động an sinh xã hội của Phật giáo ngày càng rộng lớn, phong phú và có chiều sâu. Tuy thế, lôgic phát triển của vấn đề còn ở chỗ cao hơn cả các hoạt động từ thiện nhân đạo, bảo trợ xã hội như xương sống của công tác này, trong lịch sử cũng như hiện tại, cũng như các tôn giáo khác, Phật giáo đang vươn lên để trở thành một ngành kinh tế, một nguồn cung ứng các dịch vụ công như y tế, giáo dục, nguồn lực văn hóa đạo đức cũng như chức năng mới mẻ “an ninh sinh tồn”... Điều đó cũng là sự vận dụng cơ hội phục vụ xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò nguồn lực xã hội của các tôn giáo.

Chú thích: 

1. Lê Tâm Đắc, Hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, Nguồn lực tôn giáo, Sđd, tr.381.

2. Thích Lệ Di, Triết lý phúc lợi trong Phật giáo trong cuốn Phật giáo với hoạt động bảo đảm an sinh xã hội, Hòa thượng Thích Thanh Điện (chủ biên), Nxb. Tôn giáo, H. 2020, tr.187-1889.

3. Hòa thượng Thích Chí Quảng, Giải pháp tăng cường đảm bảo an sinh xã hội cho người dân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, trong cuốn Phật giáo với hoạt động bảo đảm an sinh xã hội, sđd, tr. 41-49.

4. ThS. Ngô Sách Thực, Phật giáo với hoạt động bảo đảm an sinh xã hội, sđd, tr.113-125.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Xem thêm