Sự hình thành ngôn ngữ thời đức Phật
Hiện nay, vấn đề tìm hiểu ngôn ngữ thời đức Phật là một bài toán nan giải cho các nhà sử học, triết gia hay các nhà nghiên cứu Phật học. Mỗi cá nhân đều đưa ra những giả thuyết riêng của mình trong vấn đề nhìn nhận về ngôn ngữ được đức Phật sử dụng thời bấy giờ.
Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn với nhiều chủng tộc, nhiều tôn giáo, nhiều nhóm văn hoá khác nhau. Vì vậy, vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong một quốc gia như vậy đòi hỏi người hướng Đạo như đức Phật phải tinh thông và hiểu biết kỹ về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
Vấn đề đặt ra không nằm ở ngôn ngữ nào là ngôn ngữ chính mà là đức Phật thời bấy giờ am tường bao nhiêu ngôn ngữ trong xã hội bấy giờ của đất nước Ấn Độ. Vấn đề này trong các sử liệu ghi chép lại hoàn toàn không nhắc đến một cách chính xác, có lẽ, cũng vì một trong những yếu tố khách quan là sự xâm lược của các nước Hồi giáo, thực dân Anh đã làm cho lịch sử ghi chép các thông tin của Ấn Độ càng trở nên khó khăn và thiếu sự nhất quán. Đó là lí do cho đến nay, sự đồng thuận của các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học vẫn chưa có sự thống nhất thuyết phục nào mang tính khoa học nhất về ngôn ngữ mà đức Phật đã sử dụng.
Như chúng ta biết, Thái tử Tất Đạt Đa sinh ra và lớn lên Kapilasastu, thuộc miền Đông Bắc Kosala, trong cung vàng điện ngọc, phú quý vinh hoa của cuộc đời vương giả. Ngài đã được giáo dục và xây dựng đời sống tri thức toàn diện về nhiều mặt, tinh thông giáo điển của nhiều tư tưởng, văn hoá ở xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Đây có thể xem là giả thuyết đầu tiên về việc đức Phật sử dụng ngôn ngữ kosalian thông qua đời sống giáo dục của Hoàng cung.
Thứ hai, trải dài theo lịch sử tu đạo và học đạo của Ngài với các vị tiên nhân như: Udraka-rmaputra (Uất-đầu-lam-phất ) cùng với ông Rḍaklma (A-la-la), v.v. Đây là giả thuyết thứ hai để nhìn nhận về sự hiểu biết đa dạng về ngôn ngữ của đức Phật.
Thứ ba, sau khi thành tựu dưới cội Bồ đề thì sự nghiệp hoằng hoá của đức Phật được diễn ra ở nhiều nơi thuộc vương quốc Magadha (sử dụng ngôn ngữ Magadhi), Kosala (sư dụng ngôn ngữ Kosalian), vajji, v.v. Ngài đã thuyết pháp cho nhiều đối tượng, nhiều thành phần xã hội. Lí do này một lần nữa cho thấy, đức Phật rất linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ để phục vụ cho sự nghiệp hoằng pháp của mình.
Từ những giả thuyết trên có thể thấy, đức Phật có thể sử dụng rất nhiều loại ngôn ngữ trong quá trình sinh hoạt và hoằng pháp của mình. Nhưng ngôn ngữ nào là loại ngôn ngữ được đức Phật sử dụng chính yếu lại là một câu hỏi đang được các nhà nghiên cứu, các nhà sử học, các nhà triết học mất nhiều thời gian và giấy bút nghiên cứu. Chúng ta có thể tìm hiểu sơ lược về một vài giả thuyết, nhận định mang tính chất cá nhân theo từng nhận thức, từng lĩnh vực nghiên cứu.
Tham khảo:
- Thích Tâm Trí (dịch) (2008), Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, NXB Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thích Thiện Chánh (dịch) (2021), Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, NXB Lao động, Hà Nội.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm