Thứ, 29/06/2020, 13:53 PM

Sự khác nhau trong các danh xưng và thờ tự ở Chùa, Tịnh xá, Tu viện, Thiền viện

Mỗi chùa thờ Phật, Bồ tát, Tổ sư có ý nghĩa riêng, có tính đặc thù của từng chùa, chùa xưa hằng 100 năm trở lên, chùa của các môn phong pháp phái thờ phượng đều có khác, theo biệt truyền của từng môn phong pháp phái; làm Phật tử ta không nên chê khen đánh giá việc thờ phượng, tôn trí Phật.

Hình ảnh quý chùa Bà Thiên Hậu hàng trăm năm trước 

Vấn: Con đi thăm rất nhiều chùa chiền, thiền viện ở Việt Nam và thật sự con không biết lắm sự khác nhau giữa cách thờ cúng ở từng nơi cũng như ý nghĩa hình tượng của các vị Phật, Bồ Tát ở chùa. Có chùa chỉ thờ một vị Phật đơn giản nhưng có chùa khắp nơi đều là tượng và tượng Phật, không gian thiên nhiên rất ít. Ở các chùa ngoài miền Bắc mỗi khi bước vào là con ngợp thở bởi cách thờ sơn son thiếp vàng, ngập tượng, phướn cờ lọng rất chật hẹp, nhìn vào con hoa cả mắt và có cảm giác tức ngực, muốn ói. Có các chùa lớn còn có cả vườn tượng Phật tốn kém rất nhiều tiền của. Con tự nghĩ tại sao không dùng tiền đúc tượng nhiều như vậy làm việc khác và để chùa có không gian thoáng sạch hơn.

Xin Sư cho con biết tại sao trong chùa lại thờ quá nhiều tượng Phật như vậy? Ý nghĩa cơ bản hình tượng các vị Phật, Bồ Tát đang thờ ở chùa là như thế nào? Sự khác nhau giữa các tên gọi những nơi thờ tự là như thế nào?

Đáp: Từ ngữ Chùa có từ xa xưa, nhưng không phải để thờ Phật, mà là nơi để chứa cất kinh sách, nơi ghi lại những lời Phật dạy. Chùa ngày xưa khi Phật còn tại thế gọi là Tinh xá, là nơi để chứa cất kinh sách, hoặc Tăng xá - nơi chư Tăng quá đường, tạm lưu trú trong những ngày mưa bão.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tịnh xá Kỳ Viên:

Cách đây 2.600 năm, ngài Cấp Cô Độc, một đại gia giàu có của kinh thành Xá Vệ, vì muốn Đức Phật có nơi thiền định và thuyết giảng tốt nhất, đã chấp nhận lời của Thái tử Kỳ Đà là: “Hãy lót vàng phủ kín khu vườn Kỳ Viên (rộng 2 ha) này, lúc đó ta sẽ tính chuyện bán vườn này cho Ông!”. Thái tử Kỳ Đà cứ tưởng đó là một lời nói đùa, vậy mà sau đó người hầu vào bẩm báo: “Thưa Thái tử, ngài Cấp Cô Độc đã cho người phủ vàng khắp nơi…”. Ngạc nhiên và mến mộ cái tâm cúng dường của ngài Cấp Cô Độc đối với đức Thế Tôn, Thái tử chấp nhận chuyển vườn này cho ngài Cấp Cô Độc cúng dường, làm nơi Đức Phật lưu trú và thuyết pháp suốt 24 mùa an cư kiết hạ, đó là Tinh xá Kỳ Viên.

Ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Trung quốc:

Vào thời kỳ Đông Hán, niên hiệu Vĩnh Bình, Hán Minh Đế nằm mơ thấy một cảnh tượng đẹp đẽ, trong đó có một vị Phật màu sắc vàng kim, trên thân tỏa ra ánh hào quang, bay vào hoàng cung. Hôm sau, Minh Đế triệu tập quần thần để hỏi về ý nghĩa câu chuyện trong giấc mộng này. Đại thần Phó Nghị tâu lên rằng: “Vào ngày 8 tháng tư, năm thứ 24 của Châu Chiêu Vương (tức là năm 971 trước Công Nguyên) thuộc triều đại nhà Châu, núi sông chấn động, các dòng sông đều cuộn lũ. Buổi tối có những ánh hào quang ngũ sắc chiếu lấp lánh ở phía trời Tây”.

Vị Thái sử họ Tô suy đoán rằng đây là dấu hiệu đản sinh của một vị đại thánh nhân ở Tây phương Thiên quốc: “Vị đại thánh nhân này xuống nhân gian là để cứu khổ cứu nạn cho con người. Những lời răn dạy của Ngài sau 1.000 năm thì có thể truyền vào đất nước chúng ta. Giờ đây, 1.000 năm đã trôi qua và đã đến lúc. Hạ thần nghe nói có một vị thánh nhân ở Tây Vực, được người đời kính trọng gọi là “Phật”, và vì vậy có thể là vị ‘Phật’ mà Bệ hạ nằm mơ thấy”.

Cách phân biệt Chùa, đình, đền, miếu, nghè, điện, phủ, quán, am

Để hiểu rõ tình huống về vị Phật này, Minh Đế đã phái một đoàn 12 người đến Tây Vực để tìm Phật và cầu Pháp của Phật. Tại quốc gia Đại Nguyệt Thị của vùng Tây Vực. Nơi đó Phật Pháp truyền bá rộng rãi, chùa viện rất nhiều. Đoàn người này đã thu thập một số kinh Phật và một số tượng Phật, đồng thời cũng xin thỉnh hai vị cao tăng Thiên Trúc là Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan từ Ấn Độ đến Trung nguyên giảng Pháp. Năm thứ 10, niên hiệu Vĩnh Bình của Minh Đế (năm 67 sau tây lịch), đoàn người mới trở về Lạc Dương. Hán Minh Đế rất vui vẻ, đặc biệt mời hai vị cao tăng vào gặp mặt, sau đó ông thỉnh hai vị đến ở Hồng Lô Tự, dinh thự quan chức của bộ Ngoại giao, và xin họ phiên dịch các bộ kinh Phật.

Năm sau, Minh Đế lại hạ chiếu chỉ để xây dựng một tăng viện ở Lạc Dương. Chữ “tự” nghĩa gốc là dinh thự để quan chức làm việc. Tuy nhiên, bởi vì hai vị Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan lúc ban đầu đến ở ‘Tự’ này, và họ lại là tân khách ngoại quốc, cho nên chỗ ở mới của họ vẫn gọi là ‘Tự’. Vì vậy kể từ đó, các kiến trúc của Phật giáo Trung quốc, vì duyên này mới được gọi là ‘Tự’. Ngoài ra, Vĩnh Bình khi được kinh điển, chỉ có một con ngựa trắng đơn độc mang tất cả kinh Phật và tượng Phật trở về, cho nên để kỷ niệm công lao của con ngựa trắng đó, tăng viện mới xây lên được mang tên là Bạch Mã Tự, tức là chùa Bạch Mã.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Việc thờ phượng ở Chùa, Thiền viện, Tu viện, Tịnh xá, Thiền tự, Tịnh thất, Thiền thất, Niệm Phật đường:

Mỗi chùa thờ Phật, Bồ tát, Tổ sư có ý nghĩa riêng, có tính đặc thù của từng chùa; nhất là những chùa lớn, chùa xưa hằng 100 năm trở lên, chùa của các môn phong pháp phái thờ phượng đều có khác, theo biệt truyền của từng môn phong pháp phái; làm Phật tử ta không nên chê khen đánh giá việc thờ phượng, tôn trí Phật. Có những chùa cúng kiến có thật đông Tăng Ni, Phật tử đến tham dự; có chùa chỉ có vài trăm Tăng Ni, Phật tử tham dự; chùa ở nông thôn, rừng núi ít Tăng Ni, Phật tử vãng lai. Nay nói về cách thờ phượng của từng chùa:

Chùa Bắc tông thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Hộ pháp, Tiêu diện đại sĩ, Tổ sư Bồ đề Đạt Ma, Tổ khai sơn và các đời Trụ trì, Bồ tát Chuẩn Đề, Giám trai sứ giả. Chùa miền Nam có niên đại lâu nhất chỉ là 310 năm.

Riêng chùa miền Bắc (không có Thiền viện, Tu viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Thiền thất) thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Hộ pháp, Tiêu diện đại sĩ, Tổ sư Bồ đề Đạt Ma, Tổ khai sơn và các đời Trụ trì, Bồ tát Chuẩn Đề, thờ các vị Thần theo tín ngưỡng dân gian địa phương, có nhiều tủ thờ xưa, liễn đối xưa sơn son thếp vàng, đấy là hình ảnh văn hóa Phật giáo, cũng là văn hóa của địa phương, đậm đà bản sắc dân tộc. Về thời gian, có chùa trên cả 1.000 năm, ít nhất là 100 năm.

Chùa Nam tông thờ Phật Thích Ca, Tổ sư khai sơn, chư Tăng viên tịch.

Thiền viện, Thiền tự, Thiền thất thờ Phật Bổn sư Thích ca cầm hoa sen, Tổ sư Bồ đề Đạt Ma, chư Tăng viên tịch. Trong Thiền viện có tòng lâm thắng cảnh, huê viên cổ thụ, huê kiểng xum xuê, tạo thành cảnh trí thiền lự cho Tăng Ni, Phật tử tao nhân mặc khách viếng nơi thiền tư giải thoát.

Tu viện thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, chư vị Tổ sư, Tổ khai sơn và các đời Trụ trì. Trong Tu viện có tòng lâm thắng cảnh, nhiều pháp tháp thờ Phật, Bồ tát, có huê viên cổ thụ, huê kiểng xum xuê, tạo thành cảnh trí thanh tịnh cho Tăng Ni, Phật tử, tao nhân mặc khách viếng nơi tôn nghiêm giải thoát.

Tịnh xá (xưa thời Phật sanh tiền gọi Tinh xá, hiện nay bên Đạo Phật Khất sĩ gọi Tịnh xá) thờ Phật Thích Ca, Tổ sư Minh Đăng Quang, các đời Trụ trì, chư Tăng viên tịch.

Tịnh thất thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Đại Thế Chí.

Niệm Phật Đường thờ Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Đại Thế Chí.

Cách phân biệt Chùa và Phủ

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Già lam: Tại Việt Nam ngoài từ Chùa thuần Việt thì còn có từ gốc Hán khác như “Già lam” cũng thông dụng không kém để chỉ ngôi chùa trong tiếng Việt. Già lam cũng là tên gọi của ngôi chùa, Già lam là tên gọi tắt của Tăng già lam ma. Tăng già là một nhóm tăng nhân đi Hoằng pháp, thường từ bốn người trở lên. Tăng già lam ma: là nơi ở của chư tăng để tu hành.

Văn hóa dâng hương: Việc dâng hương bắt nguồn từ khoảng năm 3700 trước công nguyên (cách đây khoảng 5700 năm) từ nước Ấn Độ. Đến năm 618 vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng đem hương trầm qua Trung Quốc, từ đó hình thức dâng hương được phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh, sau đó được phổ biến đến khắp các nước láng giềng. Có thể nói hình thức dâng phổ biến nhất ở Nhật Bổn, tại đây họ lại chế thêm nhiều cách dâng hương; sản phẩm quen thuộc nhất là nén trầm hình tròn đầu nhọn vào thế kỷ 17, ngày nay vẫn còn dùng. Nhiều tài liệu cho thấy việc dâng hương đã có từ thời sơ khai. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập có rất nhiều những hình vẻ hoặc hình chạm trên tường mô tả nghi thức này.

Ngày nay, việc đốt nhang đã trở thành một tập quán trong các ngày lễ hội như Rằm tháng bảy, lễ Vu Lan, Vía Quán Thế Âm, ngày Tết hái lộc đầu năm, Phật đản, và những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám tang, đám cưới, ăn tân gia… dùng để cúng những vị như Phật Bà Quán Âm, Ông Bà, Phúc Lộc Thọ, Thổ Địa, Táo Quân, Thần Tài.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm