Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/10/2014, 09:18 AM

Sự mầu nhiệm của lòng từ

Đối với người làm truyền thông, tin vui chính là có thể bắc nhịp cầu để nhân vật mình được gặp một "nguồn năng lượng" mang tên chia sẻ, để tình người lan tỏa, để những niềm vui được nhân lên...

Hôm nay tôi vào viện cùng chị Le Phuong Hien và chị Diệu Trí đều là phật tử, 3 chị em từ Đài Tiếng nói Việt Nam đi sang viện, được biết em Vân đã được điều chuyển từ phòng hồi sức đặc biệt sang khu B1 để điều trị. Gia đình em Trần Thị Vân đang tiếp tục nhận được thêm sự ủng hộ từ những tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm. Lên thăm em, thấy em đã tươi tỉnh hơn, đã nói chuyện được và ăn được cháo loãng và sữa. 
 
Tin vui của nhân vật cũng là động lực để người cầm bút cảm thấy ấm lòng. Nhân duyên được biết đến và gặp gỡ em Vân cũng chính là phúc duyên cho đông đảo phật tử và những người có tấm lòng nhân ái có cơ hội được thấm nhuần lời Phật dạy về sự cho đi, cũng như cảm nhận được sự màu nhiệm của tình người và lòng bao dung vị tha.

Vì mọi người trong khi xót thương, lo lắng cho tình trạng của em Vân có lẽ cũng đang tự hỏi người nào đã gây ra kiếp nạn thảm thương cho em?  Đó là lái xe Lê Văn Tới đã điều khiển xe với tốc độ nhanh, lạng lách lấn chiếm gây ra tai nạn nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của em Trần Thị Vân,

Chúng tôi tin là khi hỏi ý kiến của em Vân nên xử lý người gây ra tai nạn như thế nào thì em sẽ im lặng và khóc rồi đồng cảm với anh lái xe đó. 

Em cũng gặp được sự chia sẻ của mọi người thì em cũng sẽ khởi lòng từ chia sẻ cho người gây đau khổ cho mình. Vì một người sống trong tình yêu thương mới có đủ thương yêu để cho đi. Một người có tình thương yêu và hạnh phúc đầy ắp trong tâm hồn sẽ không muốn làm khổ một ai. Nếu một người có những lời nói và việc làm làm tổn hại đến người khác, hẳn trong tâm hồn của người, nỗi đau thầm kín đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Đức Phật đã dạy về lòng bao dung để xoa dịu nỗi đau của chính ta và cho người, trong kinh Pháp Cú: 

"Khắp nơi trong cõi dương gian
Hận thù đâu thể xua tan hận thù
Chỉ tình thương với tâm từ
Làm tiêu oán hận giải trừ hờn căm
Đó là định luật ngàn năm”.

Đức Phật dạy từ bi luôn cần song hành cùng trí tuệ mới có thể huân tập nên năng lượng thương người bình đẳng, không phân biệt giữa nạn nhân và người gây ra tai nạn. Phật Pháp có một quy luật cơ bản là nhân quả. Khi nghe đến hành vi của anh lái xe và biết được hậu quả mà em Vân đang phải gánh chịu, hẳn mỗi người phật tử đều thầm nghĩ rằng, anh lái xe kia đã gây ra nghiệp xấu làm tổn hại đến sức khỏe và đe dọa tính mạng của người. 

Hẳn trong tâm của anh lái xe cũng đang ngổn ngang những sự ám ảnh, day dứt, lo lắng, nên anh ta cùng chủ sở hữu của chiếc xe đều không dám tiếp nhận những cuộc gọi của gia đình Vân, đó là điều thường tình của con người khi làm tổn hại nặng nề đến người khác; tình trạng đó chính là địa ngục trần gian của đời người, lối dẫn đến những hình phạt cho thần thức của anh ta dưới địa ngục, một khi mai này anh ta mạng chung.  

Vậy nên, Luật pháp Việt Nam có quy định bồi thường thiệt hại về sức khỏe với mức tương đương với tình trạng tổn thương của nạn nhân, đó là điều bình đẳng và nhân văn. Hiện nay gia đình Vân đang cần lái xe Tới và chủ xe Sự tiếp tục có trách nhiệm quan tâm và bù đắp cho nỗi đau thể xác và tinh thần của em Vân. Sự bao dung, vị tha không phải là những lời nói suông là tôi tha thứ cho bạn, mà là tâm ý hướng cho những người gây ra nghiệp ác như Lê Văn Tới sống có trách nhiệm và nhân văn hơn, tạo cơ hội phục thiện và chuyển nghiệp cho họ.

Vì khi chúng ta nói rằng tôi tha thứ cho bạn, điều đó không có nghĩa rằng người kia sẽ hoàn toàn thoát khỏi sự ám ảnh giày vò, cùng nghiệp xấu đang chờ anh ta mạng chung để chiêu cảm anh ta về cảnh giới xấu, chúng ta bao dung nên chúng ta không muốn người gây ra đau khổ cho mình phải khổ như mình.

Vậy nên chúng ta hy vọng vào sự thay đổi thái độ và hành xử của lái xe gây ra tai nạn cho người, sự ăn năn sám hối thể hiện qua sự quan tâm bù đắp cho người khác sẽ giúp tâm hồn người thiện hơn và phần nào chuyển hóa được nghiệp xấu mà mình đã tạo. Vì nghiệp tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào tâm ý của người đã hiền thiện lên hay xấu đi. 

"Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo "

"Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau, 
Như bóng, không rời hình".

Tâm hồn của người chỉ có thể hiền thiện hơn, khi người đã cải đổi và biết quan tâm, cho đi, bù đắp. Đức Phật từ bi muốn tất cả chúng sinh đều trở nên hạnh phúc hơn, vì thế nên Ngài đã để lại kho tàng chân lý giúp con người tu sửa thân và tâm mà sống hiền thiện hơn. Đó chính là sự màu nhiệm của lòng từ. 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm