Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sự nguy hiểm của dục lạc

Dục lạc là danh từ được dịch ra từ tiếng Pàli trong Kinh tạng Nikàya là “kàmasukha”. “Kàma” là dục, hay sự ham muốn thuộc giác quan. “Sukha” là lạc, niềm vui. Kàmasukha là những thú vui giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân khi tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị, xúc vừa ý, đáng yêu.

> Người tham cầu lợi dưỡng khó thực hành được pháp giải thoát

Sự nguy hiểm do tìm cầu:

Đại Kinh Khổ uẩn có đề cập đến sự nguy hiểm của Dục do tìm cầu:

Bài liên quan

Muốn đạt được hạnh phúc, thỏa mãn dục lạc, con người phải ra sức tìm cầu, phải tạo dựng để gặt hái kết quả. Con người cần có nhà đẹp, xe tốt, nhiều tiền... nên phải cố gắng làm lụng vất vã, chịu đủ sự khổ nhọc đến với bản thân như ốm đau bệnh tật, chịu đựng nắng gió, mưa lạnh và vô số chướng ngại khác để đạt được mục tiêu, có khi còn phương hại đến cả tính mạng. Vì lý do này hay lý do khác, con người không ngừng cố công tìm cầu nhằm thỏa mãn cái mà người ta gọi là “giá trị của cuộc sống”. Nhưng cuộc sống thì không đứng yên, giá trị cuộc sống mà con người quan niệm thay đổi trong từng phút giây. Cái hôm qua ta cho là giá trị thì hôm nay đã bị thay thế bằng một cái khác, giá trị hơn. Cuộc tìm cầu “giá trị của cuộc sống” xem ra không bến đỗ.

Muốn đạt được hạnh phúc, thỏa mãn dục lạc, con người phải ra sức tìm cầu, phải tạo dựng để gặt hái kết quả. Con người cần có nhà đẹp, xe tốt, nhiều tiền... nên phải cố gắng làm lụng vất vã, chịu đủ sự khổ nhọc đến với bản thân như ốm đau bệnh tật, chịu đựng nắng gió, mưa lạnh và vô số chướng ngại khác để đạt được mục tiêu, có khi còn phương hại đến cả tính mạng.

Muốn đạt được hạnh phúc, thỏa mãn dục lạc, con người phải ra sức tìm cầu, phải tạo dựng để gặt hái kết quả. Con người cần có nhà đẹp, xe tốt, nhiều tiền... nên phải cố gắng làm lụng vất vã, chịu đủ sự khổ nhọc đến với bản thân như ốm đau bệnh tật, chịu đựng nắng gió, mưa lạnh và vô số chướng ngại khác để đạt được mục tiêu, có khi còn phương hại đến cả tính mạng.

Sự nguy hiểm do vô thường:

Bài liên quan

Ai cũng biết, các pháp thế gian này đều có mẫu số chung là quy luật vô thường của nó. Tuy nhiên không mấy ai bình tĩnh chấp nhận nhìn nó mất đi, khi tài sản, hạnh phúc tan rã, cuộc sống gặp trắc trở rủi ro, người ta thường khóc than buồn rầu, than trời, trách đất, trách tất cả đã quay lưng với mình và thái độ đó chỉ mang lại cho bản thân khổ đau vướng mắc. Sau đây là bản kinh trình bày về sự mất mát vô thường làm người ta đau khổ:

“Này các Tỳ kheo, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy mà tài sản ấy không đến tay mình, vị ấy than vãn, buồn phiền khóc than, đấm ngực mê man bất tĩnh: ‘ôi!sự nỗ lực của ta thật sự vô ích, sự tinh cần của ta thật sự không có kết quả’. Này các tỳ kheo, như vậy là sự nguy hiểm của các dục”.

Các pháp vốn vô thường, có rồi mất, đến rồi đi, hợp rồi tan.

Các pháp vốn vô thường, có rồi mất, đến rồi đi, hợp rồi tan.

Do cố tìm cách bảo vệ:

Như trên đã nói, các pháp vốn vô thường, có rồi mất, đến rồi đi, hợp rồi tan. Thế nhưng con người khi đã có đựơc tài sản rồi, đã đạt được hạnh phúc và thỏa mãn rồi thì cố tìm cách nắm giữ bảo vệ, bằng bất cứ giá nào cũng không cho nó vuột khỏi tầm tay. Trong khi đó, sự vô thường đang rình rập, lòng ham muốn sở hữu thúc dục người ta tranh đoạt của cải của nhau, như vậy là có chiến tranh, có máu lửa, có sự xung đột đi đến mất cả tài sản lẫn thân mạng. Một đoạn kinh trong đại Kinh Khổ Uẩn – Trung Bộ I đã miêu tả rõ điều này:

Bài liên quan

“Này các Tỳ kheo, vị thiện nam ấy nỗ lực như vậy… và các tài sản ấy được đến tay mình, vì phải hộ trì các tài sản ấy, vị ấy cảm thấy đau khổ ưu tư: “Làm sao các vua chúa khỏi cướp đoạt chúng, làm sao lửa khỏi đốt cháy, nước khỏi cuốn trôi, hay các kẻ thừa tự không xứng đáng khỏi cướp đoạt chúng?” Dù hộ trì như vậy, giữ gìn như vậy, vua chúa vẫn cướp đoạt các tài sản ấy, trộm cướp vẫn cướp đoạt, lửa vẫn đốt cháy, nước vẫn cuốn trôi, hay các kẽ thừa tự không xứng đáng vẫn cướp đoạt chúng. Vị ấy than vãn, buồn phiền, khóc than, đấm ngực, mê man bất tĩnh “cái đã thuộc của ta nay không còn nữa”. Này các Tỳ kheo, như vậy là sự nguy hiểm của các dục”.

Con người luôn chạy theo ảo ảnh, nắm bắt ảo ảnh, cho rằng cuộc đời là thật và bị chi phối hoàn toàn bởi ảo ảnh. Không có cái tôi mà vẫn tìm cho tôi, giữ cho tôi; không có cái của tôi mà vẫn nắm giữ, chấp chặt để rồi dẫn đến buồn rầu đau khổ. Đó là một điều nguy hiểm.

Con người luôn chạy theo ảo ảnh, nắm bắt ảo ảnh, cho rằng cuộc đời là thật và bị chi phối hoàn toàn bởi ảo ảnh. Không có cái tôi mà vẫn tìm cho tôi, giữ cho tôi; không có cái của tôi mà vẫn nắm giữ, chấp chặt để rồi dẫn đến buồn rầu đau khổ. Đó là một điều nguy hiểm.

Do vô ngã và vô ngã sở hữu:

Đoạn kinh vừa rồi có đề cập đến cái ta và cái thuộc của ta. Con người sở hữu được một cái gì rồi thì cố nắm giữ, chưa có thì ráng sức tìm cầu để có cho mình. trong khi đó Đức Phật dạy: Con người hay cái ta là một hợp thể có mặt khi nhiều yếu tố khác nhau có mặt. Hợp thể đó cũng chỉ tồn tại được khi có các hợp thể khác ở chung quanh cùng tồn tại. Đó là đặc tính duyên sinh, tất cả các pháp (dhamma) hay hiện tượng (sankhàrà) đều dựa vào nhau mà tồn tại.

Bài liên quan

Như vậy, cảm giác cái tôi có mặt ngay tại đây hay bây giờ vẫn không thể trường tồn vĩnh cửu được. Cái tôi đã không có thì làm gì có cái của tôi, tài vật của tôi, người yêu thương của tôi…mà phải cố công bảo vệ giữ gìn? Đã không có cái tôi thì có ai đâu để hưởng thụ, tạo tác, giữ gìn sở hữu? Đã không có cái của tôi thì tạo cái gì, hưởng cái gì, tất cả chỉ là một trò huyễn hoá! Thế nhưng con người luôn chạy theo ảo ảnh, nắm bắt ảo ảnh, cho rằng cuộc đời là thật và bị chi phối hoàn toàn bởi ảo ảnh. Không có cái tôi mà vẫn tìm cho tôi, giữ cho tôi; không có cái của tôi mà vẫn nắm giữ, chấp chặt để rồi dẫn đến buồn rầu đau khổ. Đó là một điều nguy hiểm.

Tự do bị đánh mất ở đây là đồng nghĩa với sự không rãnh rang tâm hồn, bị lệ thuộc, bị gò bó, bị sai sử bởi “sở hữu”.

Tự do bị đánh mất ở đây là đồng nghĩa với sự không rãnh rang tâm hồn, bị lệ thuộc, bị gò bó, bị sai sử bởi “sở hữu”.

Mất tự do, phải làm nô lệ:

Dục lạc có vị ngọt, chính vị ngọt này đã sai sử con người, khống chế và tác động đến con người, bắt con người phải chạy theo để đáp ứng cho được sự ham muốn. Thật ra, cái mà con người cho là tự do thì chẳng phải tự do tí nào mà chính là sự thuận chiều của lòng ham muốn, chiều chuộng những ham thích giác quan.

Bài liên quan

Tự do bị đánh mất ở đây là đồng nghĩa với sự không rãnh rang tâm hồn, bị lệ thuộc, bị gò bó, bị sai sử bởi “sở hữu”. Con người sở hữu được một thứ  thì đã làm cho mình mất tự do: “sở hữu” như vậy đã sinh ra ràng buộc. Bạn thích một cây đàn với tiếng nhạc du dương, muốn tận hưởng nó không những bạn phải có tiền để mua, có nó rồi phải bảo vệ giữ gìn, nó sai sử bạn đủ điều. Bên cạnh đó, khi bạn đã đáp ứng được điều ưa thích, tận hưởng những hạnh phúc từ nó, tâm hồn bạn phải luôn chạy theo nó, dừng lại ở nó, nó là của bạn, bạn là của nó, thiếu nó thì bạn thấy trống vắng, buồn buồn. Bạn đã bị cây đàn chi phối.

Dục lạc có vị ngọt, chính vị ngọt này đã sai sử con người, khống chế và tác động đến con người, bắt con người phải chạy theo để đáp ứng cho được sự ham muốn.

Dục lạc có vị ngọt, chính vị ngọt này đã sai sử con người, khống chế và tác động đến con người, bắt con người phải chạy theo để đáp ứng cho được sự ham muốn.

Như thế, cái được gọi là “tự do”, tự do theo sở thích của mình thật ra không đem lại tự do, không đem lại sự rảnh rang tự tại cho con người. Trên đây đã nói về sự nô lệ về tài vật, sau đây là đoạn kinh Đức Phật nêu rõ sự nô lệ về sắc, thanh, hương, vị, xúc của người đối với từng đối tượng: “Này các Tỳ Kheo, Ta không thấy có một sắc nào khác do nó mà tâm người đàn ông trở nên rất nô lệ như là bị nô lệ bởi “sắc” của người đàn bà. Này các Tỳ Kheo, sắc của người đàn bà ám ảnh tâm của người đàn ông. Này các Tỳ kheo, ta không thấy có một thinh, hương, vị, xúc nào khác do nó mà tâm người đàn ông bị nô lệ như là bị nô lệ bởi xúc của người đàn bà. Này các Tỳ Kheo, xúc của người đàn bà ám ảnh tâm của người đàn ông”.

Bài liên quan

“Này các Tỳ Kheo, Ta không thấy có một sắc (thinh, hương, vị, xúc) nào do nó mà tâm người đàn bà trở nên rất nô lệ như là bị nô lệ bởi sắc (thinh, hương, vị, xúc) của người đàn ông. Này các Tỳ Kheo, tâm người đàn bà bị ám ảnh bởi các thứ ấy”.

Như vậy, cuộc sống con người đang sống ở đây đã là nô lệ, ràng buộc nhau, đánh mất tự do.Vấn đề nêu ra ở đây là để xác định rõ ràng một sự thật về dục lạc. Đây không phải là lăng kính của sự chán đời, yếm thế. Vấn đề được đặt ra là con người phải chọn cách sống như thế nào, sở hữu sự vật như thế  nào, cần có phong thái như thế nào để không bị chi phối bởi dục lạc, được tự do, không ảnh hưởng đến tánh hạnh, đó là điều sẽ được bàn đến ở những phần sau.

Con người sở hữu được một thứ thì đã làm cho mình mất tự do: “sở hữu” như vậy đã sinh ra ràng buộc.

Con người sở hữu được một thứ thì đã làm cho mình mất tự do: “sở hữu” như vậy đã sinh ra ràng buộc.

Tâm đuổi bắt không thể dừng:

Một chi phần, một đặc tính của dục lạc nữa là dục vọng như đã nêu ở phần định nghĩa. Con người luôn luôn ham muốn, đuổi bắt chưa hề dừng lại ở một điểm nào, có cái này rồi người ta lại muốn có thêm cái kia. Tuy nhiên, ít ai nhận ra rằng mình đang bị thúc đẩy bởi một động lực không thể cưỡng đó là tham vọng sở hữu, là khát vọng chinh phục, sở hữu và chinh phục những gì? – người ta đi tìm lẽ sống, đó là hạnh phúc về tình yêu, về tài sản, danh vọng và địa vị, cái mà người ta cho là lẽ sống của cuộc đời này để cuối cùng chỉ thấy ảo ảnh, phù du. “Dù nhìn từ gốc độ nào, dù tiến theo hướng nào; chúng ta như những trẻ nít đuổi bắt cánh bướm. Khi đã nắm được xác bướm trong lòng bàn tay, ít ai tự hỏi chinh phục và chiến thắng này có ý nghĩa gì? và ta vẫn mãi miết đuổi theo những cánh bướm này rồi đến những cánh bướm khác”.

Bài liên quan

Ngược dòng lịch sử hơn hai ngàn năm về trước, có một con người khi đã đạt đến đỉnh cao của danh vọng và quyền lực, Ông vẫn không dừng lại. Vó ngựa của Ông chinh phạt nhiều nơi, thống lĩnh nhiều nơi, chinh phục cho mình một vương quốc và thần dân rộng lớn, nhưng sau trận toàn thắng ông chống gươm nhìn lại, đây có phải là trận chiến thắng không? Đây có phải là điểm dừng của sự thỏa mãn và hạnh phúc không?  Ông đã thấy mình sai lầm và bỗng dưng câu nói “Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng mình, chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất” trở nên vô cùng ý nghĩa với ông. Ông đã chiến thắng hay đã chiến bại? ông đã bị động lực “khát vọng” chinh phục, trong khi ông chiến thắng được đại quân ở sa trường thì ông đã bị lòng tham hạ gục và sai sử. Đó chính là trường hợp của đại đế Ásoka.

Khi đã nắm được xác bướm trong lòng bàn tay, ít ai tự hỏi chinh phục và chiến thắng này có ý nghĩa gì? và ta vẫn mãi miết đuổi theo những cánh bướm này rồi đến những cánh bướm khác”.

Khi đã nắm được xác bướm trong lòng bàn tay, ít ai tự hỏi chinh phục và chiến thắng này có ý nghĩa gì? và ta vẫn mãi miết đuổi theo những cánh bướm này rồi đến những cánh bướm khác”.

Con người vẫn mãi miết đuổi bắt và đuổi bắt không lúc nào dừng, đuổi bắt những gì người ta cho là tinh hoa của lẽ sống, và đến cuối đời họ vẫn không thấy được ta là ai trong cái thế giới hơn sáu tỷ người này, danh vọng và địa vị đó sẽ là gì trong cái thế giới sai biệt biến chuyển, cái không gian bao la vô cùng và thời gian vô tận này?

Tương lai quả báo đau khổ:

Bài liên quan

Người xưa có câu nói: “Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị, dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị”. Nghĩa là, muốn biết đời trước ta đã làm gì thì hãy xem hiện tại ta đang có gì; muốn biết ngày sau ta như thế nào hãy xem hiện tại ta đang làm gì.

Hạnh phúc thế gian là một niềm vui nhưng thọ hưởng niềm vui đó chính ngay trong hiện tại đã bất an, đã không bền lâu, là một cuộc chạy theo, đuổi bắt, tìm cầu không ngừng nghỉ, là một trạng thái bức bách. Chỉ ngay trong hiện tại khi thọ dụng đã không thật sự hạnh phúc thì làm sao duy trì được hạnh phúc cho tương lai. Hiện tại sống trong sự khát khao, thiếu thốn, không tự đầy đủ thì tương lai chắc chắn cũng không thấy thỏa mãn, hạnh phúc. Tiểu Kinh Pháp hành, Trung bộ I giới thiệu có 4 pháp hành mang lại quả báo trong tương lai:

1.    Hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ

2.     Hiện tại khổ, tương lai quả báo khổ

3.    Hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc

4.    Hiện tại lạc, tương lai quả báo lạc

muốn biết đời trước ta đã làm gì thì hãy xem hiện tại ta đang có gì; muốn biết ngày sau ta như thế nào hãy xem hiện tại ta đang làm gì.

muốn biết đời trước ta đã làm gì thì hãy xem hiện tại ta đang có gì; muốn biết ngày sau ta như thế nào hãy xem hiện tại ta đang làm gì.

Bài liên quan

Trong 4 pháp hành này, pháp hành thứ ba và thứ tư là pháp hành của các bậc tu hành không có thiện duyên và có nhiều thiện duyên trong hiện tại, tu hành theo thánh đạo sẽ có quả báo an lạc trong tương lai. Pháp hành thứ hai chỉ cho những vị tu theo hạnh ép xác cực đoan, không đúng thánh đạo, tuy chịu khổ nhọc nhưng qủa báo cũng không có gì sáng sủa. Pháp thứ nhất “hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ”, hiện tại lạc là do hưởng thụ, đắm mình trong dục lạc, hoan lạc với tà kiến cho rằng “không có lỗi trong các dục”.

Dù hiện tại hưởng thọ các dục, cảm thấy hoan lạc, thỏa mãn nhưng cảm giác ấy gắn với vô thường khổ đau. Bởi hiện tại sống đắm chìm trong cảm giác hoan lạc xác thân, khi ra khỏi cảm giác ấy, vẫn còn đeo đuổi, vẫn còn nhớ đến; cảm giác ham muốn này thiêu đốt người ấy trong hiện tại cho đến ngày sau, đời sau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

Vàng thật và đồng thau

Nghiên cứu 17:15 02/04/2024

Đúng là ở đời có chuyện vàng thau lẫn lộn. Nhưng đối với người có nghề thì vàng và thau khác biệt rõ ràng. Nếu là thau thì cần thường xuyên lau chùi, đánh bóng mới sáng đẹp, và dẫu cho có sáng chói đến rực rỡ thì giá trị cũng bình thường. Còn vàng thì muôn đời vẫn là vàng.

Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Pháp môn Tịnh độ

Nghiên cứu 14:10 02/04/2024

Khi thầy học tới pháp môn Tịnh Độ, đức Phật dạy là “đới nghiệp vãng sanh”, nghĩa là mang cái nghiệp của mình về cõi Cực Lạc rồi nhờ tha lực, nguyện lực của đức Phật A-Mi-Đà gia hộ mà tu tiếp. Thầy thấy pháp môn này phù hợp với căn cơ của mình, có thể tu được, nên Thầy chọn.

Nhập Không môn vào thế giới Phật

Nghiên cứu 18:00 01/04/2024

Tu thiền, ngộ được thiền và tu đến mức nhập Không môn là vào cửa Không, thiền sư sẽ thấy mình tan biến vào hư không, tất cả là hư không, lúc đó không còn có ngã, nhơn và thọ giả, nói cách khác, không còn gì, gọi là Niết-bàn được giải thoát.

Xem thêm