Thứ năm, 06/02/2020, 18:21 PM

Tầm quan trọng của Tứ Vô Lượng Tâm trong bối cảnh toàn cầu hóa

Trong việc phát triển tâm từ bi không có giới hạn về không gian và thời gian, bao gồm một phạm vi rất rộng lớn, phủ trùm lên tất cả và sẽ tạo ra năng lượng an lành đến với tất cả. Khi đã phủ khắp với lòng từ thì không có cảm giác giận dữ nào chống lại tất cả chúng sinh...

> Thiền trà trong bối cảnh toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa và Tứ Vô Lượng Tâm

Bài liên quan

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa có nghĩa là: Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu - dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các “công dân thế giới”, dẫn tới một nền văn minh toàn cầu. Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội. Có hai xu hướng đang diễn ra trên thế giới, một là chống lại toàn cầu hóa; hai là ủng hộ toàn cầu hóa. Bởi tác động của toàn cầu hóa vừa mang lại những tiện ích lớn lao cho con người, nhưng cũng gây nên những tác động tiêu cực khôn lường cho nhân loại.

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu.

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu.

Bài liên quan

Tứ vô lượng tâm đó là: từ vô lượng tâm, bi vô lượng tâm, hỷ vô lượng tâm và xả vô lượng tâm. Vì sao được gọi là vô lượng tâm? Bởi bốn tâm này có thể khởi lên cùng khắp vô lượng, không bờ bến và sẽ mang lại hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Sao gọi là tứ vô lượng?

Kinh dạy: “Là từ tâm của Bồ-tát tùy thuận rộng lới vô lượng không hai. Không sân hận, không đối tượng, không chướng ngại, không não hại, biến khắp cho đến mọi nơi trên thế gian, pháp giới thế gian, cứu cánh hư không giới, bao trùm lên tất cả hành thế gian. Như vậy bi tâm của Bồ-tát cũng tùy thuận, hỷ tâm cũng tùy thuận, xả tâm cũng tùy thuận rộng lớn vô lượng không hai, không sân hận, không đối tượng, không chướng ngại, không não hại, biến khắp cho đến mọi nơi trên thế gian, pháp giới thế gian cứu cánh hư không giới, bao trùm tất cả hành thế gian.”

Từ (mettā): Tâm từ là lòng từ ái, thiện ý, thiện ái, hảo tâm, bác ái, nhiều tình thương. “Từ năng dữ lạc, bi năng bạt khổ”, nghĩa là lòng từ luôn mang niềm hạnh phúc, an bình đến cho mọi người. Kẻ thù của tâm từ đó là lòng sân hận, thù oán. Tâm từ không giới hạn, năng lượng của lòng từ có thể phủ khắp cả mọi loài chúng sinh không phân biệt, sai thù. Dù với nghĩa nào đi nữa thì dường như vẫn không mô tả được cái cốt lõi, tinh túy, chân nghĩa của tâm từ. Người ta cũng thường nói rằng, tâm từ là tình thương quảng đại, rộng lớn, bao trùm khắp tất cả.

Nếu bốn yếu tố này hiện hữu thì không có hận thù, không chiến tranh, không đau khổ, không ghen tị, không bản ngã, và không tham lam, thế giới đầy cảm giác an lành và hạnh phúc.

Nếu bốn yếu tố này hiện hữu thì không có hận thù, không chiến tranh, không đau khổ, không ghen tị, không bản ngã, và không tham lam, thế giới đầy cảm giác an lành và hạnh phúc.

Thế nào là tâm Từ vô lượng? Phật dạy: “Là đối với mọi lúc mọi nơi, tâm Từ luôn tùy thuận lợi ích chúng sanh, không tổn hại người khác; xa lìa các oán kết, đem tâm rộng lớn chỉ bày cho chúng sanh, thương nhớ cứu hộ như con đỏ của chính mình; đối với kẻ oán người thân bình đẳng không khác nhau, khiến cho họ dứt trừ triền cái, giải thoát tất cả. Như vậy gọi là tâm Từ vô lượng.”

Bài liên quan

Bi (karuṇā): Tâm bi là lòng bi mẫn, biết thương xót, biết rung động trước sự đau khổ, bất hạnh của người khác, là muốn xoa dịu, chia sẻ, ủi an người khác trước hoạn nạn, trước nghịch cảnh, thống khổ, neo đơn, cô quả, tai ương, tật nguyền, đói rách...Tâm bi còn được định nghĩa là lòng trắc ẩn cao thượng, nó bao trùm đồng đẳng tất cả những chúng sanh đau khổ, bất hạnh trên thế gian. Kẻ thù của tâm bi là sự tàn hại và vô cảm.

Hỷ (muditā): Trạng thái tâm tốt đẹp, thanh lương, cao cả, cao thượng. Hỷ, đơn giản là mừng vui, nhưng chắc hẳn không phải là những mừng vui quá thô lậu và quá trần tục. Nó là mừng vui thanh cao, thiện hiền, trong sáng. Nó dịu dàng và tinh khiết như nụ hoa hàm tiếu vui với giọt sương xanh trên đầu núi. Nó trong lành và thanh thoát như những hạt nắng reo vui trên ngàn lá. Nó đôn hậu, thuần hậu, chân tình, thủy chung như ánh trăng bên mái cỏ của bậc ẩn sĩ Muni. Như vậy, hỷ là mừng vui nhưng là mừng vui nhẹ nhàng, vô nhiễm, thanh khiết, vắng mặt bóng tối của tư kỷ, vị kỷ, tham sân; vắng mặt các yếu tố, điều kiện của thế giới vật dục lắm bụi bặm và nhiều phiền não ở bên ngoài..

Khi bốn yếu tố này tồn tại song hành, bổ sung cho nhau để làm cho từng yếu tố quảng đại, vô lượng thuần khiết nên nó được gọi là Tứ vô lượng tâm.

Khi bốn yếu tố này tồn tại song hành, bổ sung cho nhau để làm cho từng yếu tố quảng đại, vô lượng thuần khiết nên nó được gọi là Tứ vô lượng tâm.

Bài liên quan

Xả (upekkhā): Trạng thái tâm cao cả, cao thượng, cao sáng, thanh lương, nhẹ nhàng. Upekkhā có hai ngữ căn ‘upa’ và ‘ikkha’; ‘upa’ nghĩa là đúng đắn, vô tư, quân bình, và ‘ikkha’ là lập tâm, nhận định, trông thấy. Vậy, upekkhā là để tâm quân bình, vô tư, không luyến ái cũng không ghét bỏ, không ưa thích cũng như không bất mãn trước tất cả những tình huống của cuộc đời. Tâm xả ví như lá sen, nó không hề giữ lại mà làm trượt đi tất cả những giọt nước, dù dơ dù sạch ở bất kỳ đâu rơi đến. Upekkhā chính là tâm tự tại, an nhiên trước nghịch cảnh, trước những lời phỉ báng, nguyền rủa, kh- inh rẻ, chỉ trích của người khác. Và, nó cũng bình thản, điềm nhiên trước hạnh phúc, may mắn; lời tán dương, khen ngợi... của mọi người đối với chính mình. Nói tóm lại, là trước những thành bại, được mất, hơn thua, khen chê, vui khổ... tâm Upekkhā vẫn điềm nhiên và bình lặng như mặt đất. Nó vững chắc và an định như tảng đá to sừng sững trước bão to gió lớn.

Bằng cách này, Upekkha là cảm giác trung lập, với tất cả bốn yếu tố như: thân thiện, từ bi, niềm vui và sự bình đẳng. Khi bốn yếu tố này tồn tại song hành, bổ sung cho nhau để làm cho từng yếu tố quảng đại, vô lượng thuần khiết nên nó được gọi là Tứ vô lượng tâm. Nếu bốn yếu tố này hiện hữu thì không có hận thù, không chiến tranh, không đau khổ, không ghen tị, không bản ngã, và không tham lam, thế giới đầy cảm giác an lành và hạnh phúc.

Trong việc phát triển tâm từ bi không có giới hạn về không gian và thời gian, bao gồm một phạm vi rất rộng lớn, phủ trùm lên tất cả và sẽ tạo ra năng lượng an lành đến với tất cả.

Trong việc phát triển tâm từ bi không có giới hạn về không gian và thời gian, bao gồm một phạm vi rất rộng lớn, phủ trùm lên tất cả và sẽ tạo ra năng lượng an lành đến với tất cả.

Tầm quan trọng của Tứ Vô Lượng Tâm trong bối cảnh toàn cầu hóa

Bài liên quan

Trong giai đoạn toàn cầu hóa, sự kết nối giữa con người với con người và với từng quốc gia, lãnh thổ lại trở nên rất gần gũi. Tất cả mọi vấn đề của cuộc sống đều được chia sẻ phổ biến một cách nhanh chóng. Do vậy, với tâm từ vô lượng sẽ góp phần ảnh hưởng tích cực đến toàn thể nhân loại. Tứ vô lượng tâm được hiểu là bốn trạng thái tâm mở rộng không thể đo lường. Bởi vì, phạm vi của Tứ vô lượng tâm được tìm thấy là không thể đo lường được, vì vậy vô lượng tâm trở thành một tên gọi. Thuật ngữ Brahmavihāra đã được giải thích bắt nguồn từ từ “vô hạn” hay “vô biên”.

Được đặt tên là Appamaññā bởi vì khi phát triển lòng từ (mettā), vô lượng tâm có thể được thực hiện với việc đào luyện tâm không giới hạn hoặc hoàn hảo về phẩm chất thân thiện, hoặc rộng lớn như vũ trụ nếu trau dồi chúng. Người ta thường nói như vầy: “Lòng nhân ái đối với mọi người trên thế giới, nếu người ta trau dồi tâm trí vô biên, vô cùng tận, ở tám phương tứ hướng đều không cản trở, không thù hận, không có sự cạnh tranh.” Ý chính của nó là phát triển lòng nhân từ vô tận hướng tới tất cả mọi người trong tất cả mười phương và chúc tất cả chúng sanh đều được an vui, hạnh phúc.

“Lòng nhân ái đối với mọi người trên thế giới, nếu người ta trau dồi tâm trí vô biên, vô cùng tận, ở tám phương tứ hướng đều không cản trở, không thù hận, không có sự cạnh tranh.”

“Lòng nhân ái đối với mọi người trên thế giới, nếu người ta trau dồi tâm trí vô biên, vô cùng tận, ở tám phương tứ hướng đều không cản trở, không thù hận, không có sự cạnh tranh.”

Trong việc phát triển tâm từ bi không có giới hạn về không gian và thời gian, bao gồm một phạm vi rất rộng lớn, phủ trùm lên tất cả và sẽ tạo ra năng lượng an lành đến với tất cả. Khi đã phủ khắp với lòng từ thì không có cảm giác giận dữ nào chống lại tất cả chúng sinh, không có sự nguy hiểm bên trong, và cũng không có thù địch hoặc thù hận chống lại bất cứ loại sinh mệnh nào như kẻ thù, cũng không có nguy hiểm nào bên ngoài. Do vậy, bốn tâm vô lượng có một vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa. Nó giúp định hướng cuộc sống của con người trong ý nghĩa tích cực và cùng lợi lạc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm