Sự phân rã của tứ đại
Tất cả những hiện tượng bên ngoài hay bên trong đều phát xuất từ nội tâm chúng ta. Nó không thể tồn tại độc lập, tách rời tâm niệm của ta. Bởi vậy ta nên quán tưởng rằng bản thân ta đang được giải thoát từ đám lửa. Như vậy ta sẽ có niềm vui giải thoát.
Đất hòa tan vào trong nước
Dấu hiệu bên ngoài:
“Thân xác người bệnh khô gầy đi, hoặc là lõm xuống, da dẻ không tươi nhuận, khuôn mặt biến dạng, sống mũi lõm xuống, gân cốt bắt đầu run rẩy, tay chân co giựt.”
Hằng ngày, sở dĩ quý Phật tử thấy khuôn mặt mình đầy đặn là nhờ gì? Hồi sáng chúng ta ăn đĩa cơm, buổi trưa ăn đĩa cơm. Tức là chúng ta mượn đất, nên thân thể mạnh khỏe. Sáng và trưa đều mượn ít đất. Chiều, chúng ta không mượn đất mà mượn nước như uống ly bột, ly sữa, ly nước lạnh là mượn nước, tức là vay mượn.
Sở dĩ thân thể mình không khô gầy hoặc lõm xuống là do mình mượn đất. Bây giờ mình trả đất vào nước thì thân thể mình bắt đầu khô gầy, héo. Đó là dấu hiệu bên ngoài mà mình thường thấy ở những người bệnh.
Sống an lạc qua giáo lý “tứ đại giai không”
Dấu hiệu bên trong:
“Người sắp chết sẽ cảm thấy một áp lực lớn đè nặng lên thân thể và nhanh chóng xông thẳng vào nội tạng khiến họ cảm thấy hết sức ngột ngạt, khó chịu. Thị giác mất đi, tri giác trở nên mơ hồ dường như cách qua một màn sương. Những người từng làm nghiệp ác sẽ thấy ảo giác như núi lở, thậm chí thần khí bắt đầu hỗn loạn.”
Tức là lo sợ, người sắp mất bắt đầu thấy núi sập xuống,đất rã, thấy sóng cuộn lên xô đẩy dập dồn. Cho nên người mất run rẩy, co giựt và sợ hãi.
Ngày xưa chúng tôi chưa nghiên cứu kỹ nên chưa biết cách khai thị, còn bây giờ ngay trong giờ phút đó, chúng tôi đã biết cách. Tôi đã từng khai thị cho một số người và thấy có kết quả, khi vừa dứt lời khai thị, họ duỗi ra và đi rất tốt. Nhưng người được khai thị phải có nhân duyên gì đó với mình, điều này rất quan trọng.
Bây giờ tôi lấy ví dụ, quý Phật tử đừng sợ. Ví dụ như ông Hai đây, nếu ông có nhân duyên với tôi, sau này tôi ở Việt Nam, ông ở bên Úc, đến lúc ông trăm tuổi, nếu tôi có duyên còn sống, tôi khai thị cho ông bằng điện thoại cũng được. Bên đây tôi mở điện thọai, bên kia mở điện thoại lớn lên, bắt đầu tôi khai thị. Bởi vì người khai thị đặc biệt là phải có nhân duyên với người đó. Khi có nhân có duyên thì thị giác và trực giác bắt đầu được kích thích thì họ bắt kịp được làn sóng, tự nhiên họ buông xả hết rồi ra đi. Điểm này rất quan trọng. Cho nên Sư Ông dạy: “Quan trọng nhất là mấy chú đến khai thị cho người ta, còn tụng kinh là chuyện đằng sau.”
“Những người làm việc thiện sẽ không gặp phải những ảo giác khủng khiếp như vậy.”
Ngày xưa, mẹ của Sư Cố, Sư Cố là Thầy của Sư Ông chúng tôi, khi sắp mất bà vui lắm. Sư Cố hỏi: “Tại sao má vui như thế?” Bà nói: “Phật đầy khắp hư không luôn, mừng quá.” Mà người thường không thấy. Suốt cuộc đời bà tu tập, làm tất cả việc thiện cho nên khi mất bà không gặp các cảnh khủng khiếp.
Tôi có quen một sư cô, xuất gia đã hai mươi mấy năm. Tôi hỏi tại sao cô đi xuất gia, cô kể, lúc trước mẹ cô bệnh nằm bệnh viện Chợ Rẫy, cô nuôi mẹ được bảy, tám ngày nên cũng mệt mỏi. Tối đó, cô nằm mơ màng thấy hai con quỷ sứ cầm cái kềm đi vào đè mẹ cô xuống bẻ răng. Cô nghe mẹ cô la “á…”, cô giựt mình dậy, thấy cái răng của mẹ cô văng ra rồi mẹ cô chết luôn. Chứng kiến cảnh tượng đó cô sợ quá nên quyết định đi tu.
Quý Phật tử nói chuyện mà ác khẩu thì có ngày bị bẻ răng đó. Cô minh chứng rằng chuyện bẻ răng là đúng sự thật, vì mẹ cô hay chửi mắng người khác, hay nói cộc cằn, thô lỗ.
“Lạnh thấu xương, bị lửa thiêu đốt, bão lốc cuồng phong.”
Những hiện tượng này chỉ có người đó thấy thôi.
Biện pháp quán chiếu vượt thoát sự sợ hãi:
“Sở dĩ có cảm giác mơ hồ mờ mịt như vậy là do nguyên tố đất hòa tan vào nguyên tố nước.”
Quý Phật tử thử lấy cục đất liệng xuống nước sẽ thấy nó rã từ từ. Thân tứ đại này cũng rã ra như vậy. Cho nên Sư Ông bắt mình ngồi thiền sáu đến mười tiếng mỗi ngày là có lý do.
“Cần phải thử hợp nhất những ảo ảnh trước mắt với nội tâm của mình, và cũng có thể quán tưởng rằng bản thân mình đang tự phân rã, phát tán nguyên tố đất. Làm như vậy không những không còn sợ hãi mà còn cảm nhận được niềm vui của sự giải thoát.”
Cho nên bây giờ tôi có những phương pháp, trước khi ngồi thiền, 6 giờ 45 tôi tụng kinh xong, khoảng nửa tiếng nữa là ngồi thiền, bắt đầu tôi nằm đưa hai bàn tay dài ra, hít thở thật nhẹ, tôi quán chiếu đất tôi rã từ từ. Về thực tập đi, tập chết nửa tiếng. Khi thực tập như vậy mình cảm thấy bao nhiêu bận bịu, bao nhiêu hiềm hận, phiền não mình buông xả dễ dàng, khi ngồi thiền rất dễ vào định.
Tôi thấy xứ sở bên này làm việc rất nhiều, nên trước khi tụng kinh, hoặc ngồi thiền, chúng ta nằm thả lỏng, giống như nằm bồng bềnh trên mặt nước, hít thở thật nhẹ. Yên lắm, khỏe lắm! Quý Phật tử thấy tôi mạnh như vầy là vì tôi có phương pháp.
Nước hòa tan vào lửa
Dấu hiệu bên ngoài:
“Tất cả các căn trên thân người sắp chết như mũi, miệng phút chốc trở nên khô khốc, sắc mặt tái nhợt, bắt đầu thở dốc, thở hổn hển.”
Đó là dấu hiệu nước hòa tan vào lửa.
Dấu hiện bên trong:
“Người sắp chết cảm thấy toàn thân giá lạnh, cái lạnh thấu đến xương tủy như nằm trên tuyết, xuất hiện các ảo ảnh như giấc mơ. Lúc này thính giác sẽ mất đi, những âm thanh thế giới bên ngoài dường như được vọng đến từ nơi rất xa. Người làm điều ác sẽ cảm thấy bản thân như rơi vào vực xoáy của những cơn sóng thần dồn lên dội xuống.”
Mà chỉ có người đó thấy thôi. Nhưng nếu chúng ta làm thiện pháp thì không thấy cảnh đó. Có nhiều người nói, tu cũng chết, không tu cũng chết. Phật bảo, mấy ông ngu si mới nói như vậy. Tu nó khác, không tu nó khác. Khác rất nhiều.
Đức Phật nói hiếu có ba hạng: Tiểu hiếu, trung hiếu, đại hiếu. Tiểu hiếu chẳng hạn như quý Phật tử làm ăn có tiền gửi về gia đình bên Việt Nam. Trung hiếu là làm quan, làm vua. Còn đại hiếu là quý Phật tử khuyến khích cha mẹ mình biết tu. Tôi nói thật là tôi làm chưa được. Bây giờ mình chỉ khuyến khích cha mẹ mình niệm Phật mà bữa có bữa không, không có chuyên nhất.
Cho nên Phật dạy: “Trong các pháp cúng dường, cúng dường Pháp là tối thượng.” Quý Phật tử tu được rồi thì mới cảm được công ơn Thầy Tổ. Quý Thầy lớn kể lại, ngày xưa ở Thường Chiếu rất khó khăn, về sáu mươi người, đến năm khó khăn chỉ còn Thầy tôi ở lại. Tôi thắc mắc nhưng rồi tôi phát hiện ra rằng ơn giáo dưỡng lớn lắm, không những kiếp này mà kiếp sau nữa. Cho nên khi Sư ông chúng tôi cử chúng tôi ra mảnh đất ở huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, khó khăn đủ thứ mà tôi phải ráng bám.
Quý Phật tử biết được Pháp tu tập là do túc duyên nhiều đời, và thấy ơn giáo dưỡng rất lớn. Phật nói: “Túc duyên ông lớn, nhiều đời, thệ nguyện sâu rộng, cho nên vào đời mạt pháp ông biết tu con đường chánh pháp.” Như vậy cho thấy mình biết tu là may mắn lắm.
Lửa hòa tan vào gió
Dấu hiệu bên ngoài:
“Người sắp chết cảm thấy thân nhiệt tụt giảm nhanh chóng. Với những người làm nhiều điều thiện, thân nhiệt sẽ hạ dần từ thân dưới cho đến ngực, nghĩa là chân lạnh trước. Ở những người làm điều ác, thân nhiệt sẽ hạ dần từ thân trên đến ngực, nghĩa là phần đầu sẽ lạnh trước.”
Có một số dấu hiệu lưu lại trên thân xác có thể dự đoán người chết sẽ sanh về cõi lành hay dữ, nhưng chỉ có tính tương đối mà thôi. Dấu hiệu đó là điểm nóng sau cùng trên thân xác:
1- Điểm nóng sau cùng ở đỉnh đầu, sanh về cõi Thánh.
2- Điểm nóng sau cùng ở vùng trán, sanh vào cõi trời.
3- Điểm nóng sau cùng ở ngực, sanh vào cõi người.
4- Điểm nóng sau cùng ở bụng, sanh vào ngạ quỷ.
5- Điểm nóng sau cùng ở đầu gối, sanh vào súc sanh.
6- Điểm nóng sau cùng ở lòng bàn chân, sanh vào địa ngục.
Ở đây tôi chỉ cho quý Phật tử một phương pháp mà chúng tôi thực nghiệm có kết quả. Khi người thân quý Phật tử mất, đúng lý ra là mình treo tượng Phật trên đỉnh đầu, nhưng phải để trước mặt để họ nhìn và quán chiếu hình ảnh Đức Phật. Khi Phật tử tụng niệm để hướng tâm người mất đi đúng đường thì chúng ta đứng trên đỉnh đầu, gọi là huyệt bách hội.
Tóm lại, người làm việc cực ác khi chết thì bắt đầu lạnh từ huyệt bách hội lạnh xuống, còn người làm việc thiện thì lạnh từ bàn chân lạnh lên.
Dấu hiệu bên trong:
“Lúc này khứu giác của người sắp chết sẽ mất đi, tri giác tựa như ngọn đèn trước gió, không ngừng lay độngnên rất không ổn định. Người sắp chết còn cảm nhận, thấy cảnh tượng rất là nhiều, thấy đốm lửa hay đom đóm bay lượn. Với người làm nhiều điều ác sẽ thấy mình rơi trong đám lửa, hoặc toàn thân bốc cháy dữ dội.”
Người đó sợ hãi la hoảng lên.
Biện pháp đối phó:
“Tất cả những hiện tượng bên ngoài hay bên trong đều phát xuất từ nội tâm chúng ta. Nó không thể tồn tại độc lập, tách rời tâm niệm của ta. Bởi vậy ta nên quán tưởng rằng bản thân ta đang được giải thoát từ đám lửa. Như vậy ta sẽ có niềm vui giải thoát.”
Nếu người mất rớt trong trạng thái đó thì bắt đầu mình khai thị cho họ, đó chỉ là ảo giác, chính nội tâm ông, cái gì thấy được những đốm lửa đó, họ trở về qui chiếu lại, tức khắc họ giải thoát. Nhưng phải có một người đứng bên cạnh khai thị, dẫn dắt họ đi từng bước, từng bước.
Ngày xưa tôi chưa biết cách khai thị cho những người đến giai đoạn này, nhưng bây giờ tôi biết cách. Có những đối tượng chính mà người mất cần người đó đến khai thị, còn nếu người khác đến khai thị thì không được kết quả gì hết. Điểm này rất quan trọng.
Gió hòa tan vào ý thức
Dấu hiệu bên ngoài:
“Người sắp chết chỉ thở ra mà không hít vào được.”
Dấu hiệu bên trong:
“Lúc này vị giác sẽ mất đi, người sắp chết cảm giác được ánh lửa cháy nhưng tựa những phút giây lập lòe cuối cùng của ngọn đuốc sắp tàn. Những người làm nhiều điều ác sẽ cảm thấy mình bị cuốn vào cơn bão lốc cuồng nộ. Tiếp đó, xúc giác cũng đều tan biến, thân thể bắt đầu cứng lại. Lúc này, bốn nguyên tố đã lần lượt phân rã hoàn toàn và dung hòa trong ý thức. Thị giác, thính giác, vị giác, và xúc giác lần lượt mất đi, chỉ còn ý thức trong tâm là còn chuyển động. Lúc này, ý thức trở nên sáng suốt không bị lay động bởi gió nữa.”
Sau khi chết thân tứ đại chỉ còn lại là địa đại
Một vị thiền sư nói, khi quý Phật tử tu tập giải thoát được năm mươi phần trăm thì khi vừa chết sẽ giải thoát thêm, được bảy mươi hoặc tám mươi phần trăm. Lúc đó mình không còn bị ràng buộc trong thân ngũ uẩn này nữa, mình thoát ra, có ý thức độc lập, sáng suốt, đây là nói về người có tu. Vì vậy, mình tu tập bảy ngày liên tục thật không uổng. Nếu có đủ nhân duyên, quý Phật tử nhập thất từ ba đến bảy ngày, không có uổng đâu, thời gian này rất quý. Khi quý Phật tử ý thức được rằng mình có pháp, nắm rõ pháp rồi thì bắt đầu mình tu. Tôi khuyên quý Phật tử, những người nào đã về hưu hãy dồn sức công phu. Nhà mình bây giờ giống như thiền viện vậy, bên Tăng, bên Ni. Chồng bên Tăng, vợ bên Ni.
Biện pháp đối phó:
“Lúc này chỉ cần ta chuyên tâm quán tưởng và lãnh ngộ sự hợp nhất giữa ý thức và bản tánh pháp giới của thế giới thanh tịnh, như vậy ta được giải thoát.”
Lúc này mình ý thức được rằng toàn pháp giới hiện hữu đều là pháp giới thanh tịnh, tất cả ảo giác, tất cả các cảnh biến mất, mười phương tịnh thổ hiện tiền. Mình phải tin điều đó. Những trường hợp này quý Phật tử đã từng gặp rồi, nó hiện hành trong những giấc mơ.
Tôi xin kể một giấc mộng trước khi tôi đi xuất gia. Nhân duyên xuất gia của tôi rất khó khăn, vào ra ba, bốn lần vì gia đình không cho phép. Đến năm 1993, tình cờ xem quyển Đường Xưa Mây Trắng của Hòa thượng Làng Hồng, tôi thấy cuộc đời người tăng sĩ hay và thanh thoát quá, nên kỳ này tôi quyết tâm đi. Khi vào thiền viện, mình ở trong chúng, tu tập với những người cư sĩ thì cũng đủ thứ chuyện, như hôm qua tôi có nói: “A Di Đà Phật, mỗi người mỗi tật!” Thành ra sau khi ở được tám tháng, gia đình kêu về lần nữa, tôi quyết định về nhà, sống đời sống như Bàng Long Uẩn hoặc Tuệ Trung Thượng Sĩ. Tôi thấy như vậy là thỏa mãn rồi, nên quyết định không xuất gia nữa.
Một hôm, cách một tháng sau đó, tôi nằm mộng thấy mình đi trong một đoàn người, đang đi trên đường thì có những người lính cầm gươm giáo đẩy cả đoàn người đi qua cầu. Tôi theo đoàn người đi xuống một cây cầu thì có một ông quan đội mũ chận tôi lại, ông nói: “Mọi người đi cầu này, nhưng ông này lên cầu trên mà đi”. Tôi nằm mộng thấy rõ như vậy. Có hai người lính hỏi: “Tại sao ai cũng đi cầu dưới, mà ông này đi cầu trên?” Ông quan nói: “Sở dĩ cho ông này đi cầu trên vì ông công quả trong Thường Chiếu tám tháng.” Ông quan vừa nói như thế, tôi thấy mình liền đi cầu trên và tôi thấy mây lành tỏa ra.
Giựt mình dậy tôi ngồi suy nghĩ: “Chỉ công quả tám tháng mà đi cầu trên, nếu xuất gia thì sao?” Tôi suy nghĩ cả ngày, sau đó có nhân duyên nên tôi xuất gia. Sở dĩ tôi kể giấc mộng này cho quý Phật tử nghe vì nó có liên quan đến ngày mình ra đi.
Xem thêm video "Vong linh trong quan niệm Phật giáo":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Nghiên cứu 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Nghiên cứu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Nghiên cứu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Nghiên cứu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm