Sư phụ của tôi
Như các bạn đã biết, chúng ta sống ở trên đời dù là đạo Phật hay các tôn giáo khác thì ai ai cũng biết đến những ngôi chùa lớn nhỏ trải dài khắp thế giới này, nước nào cũng có chùa lớn, chùa nhỏ từ thành phố cho tới những vùng quê xa xôi hẻo lánh.
Ở Việt Nam chúng ta cũng vậy...
Tôi được một nhân duyên lành là ngay từ khi sinh ra tôi đã là một đứa bé con nhà "bên lương" (có nghĩa là gia đình tôi không theo một tôn giáo nhất định nào,) hồi ấy bà nội tôi khoảng ngoài năm mươi tuổi, tôi cũng không biết do nhân duyên gì mà bà chọn cách đi chùa nghe pháp, tụng kinh niệm Phật vào ngày mùng một và mười lăm rằm hàng tháng.
Ngày ấy tôi khoảng tám tuổi gì đó (tôi không nhớ rõ) tôi thấy mỗi lần bà đi chùa về là lại mang cho chị em tôi một nắm "xôi oản" của nhà chùa, cứ mỗi lần như vậy tôi chỉ được ăn ké của em một góc nhỏ thôi là thấy ngon lắm rồi, vì muốn được ăn nhiều hơn nên đã xin bà cho đi theo với lý do "bà ơi cháu muốn đi chùa chơi với bà." Vậy là tôi đã được bà đưa tới ngôi chùa của làng, đó cũng là ngôi chùa đầu tiên trong đời tôi đến, hồi đó tôi chỉ biết sơ qua về tượng Phật thôi chứ tôi cũng chẳng hiểu gì cả.
Cho tới khi tôi mười sáu tuổi, trên một chuyến xe đi Hà Nội vô tình tôi đã gặp được một vị Hòa thượng. Nhìn qua ngài, tôi cảm nhận ngài có một tướng mạo khôi ngô, đoan chính, ngay lúc đó tôi đã đem lòng ngưỡng mộ, rồi một loạt câu hỏi được đặt ra trong đầu tôi "không biết, vì sao ngài lại đi tu và tu là gì mà sao nhiều người theo tới vậy? "Nghĩ rồi tôi lấy chiếc điện thoại ra xin. Lúc đó trong tâm trí của tôi, tôi chỉ hiểu là Phật là một pho tượng, mọi người đến lễ bái cầu mong được bình an chứ tôi không hiểu gì hết.
Thế rồi qua vài lần tâm sự ngài đã giúp tôi hiểu ra một chút về Phật giáo, lúc đó tôi nghĩ rằng ngài là một vị tu hành chính đạo nên tôi muốn đi theo để học hỏi tu hành theo ngài.
Thế là tôi cất lời xin ngài hoan hỷ cho tôi được học tập rồi xuất gia theo ngài, vậy là ngài đã đồng ý với lời thỉnh cầu của tôi. Nhưng đời thật không như là mơ ngài thuộc hàng giới tăng (nam) còn tôi thuộc nữ giới làm sao mà tu cùng nhau tu tập cùng một ngôi chùa được.
Nên ngài đã gửi tôi tới một ngôi chùa khác ở đó có vị sư ni (nữ) sẽ tiếp nhận và dạy tôi cách tu học thay cho thầy tôi, trước khi đi tôi đã tự bái ngài là "sư phụ" và tôi cũng thẳng thắn nói cho ngài biết về điều đó.
Vì một lòng muốn theo học sư phụ của mình tôi đã từ chối tất cả các giáo pháp chỉ dẫn của sư cô chỉ dạy cho tôi, hàng ngày tôi vẫn lên chùa tụng kinh, niệm Phật, lễ bái tam bảo nhưng trong tâm trí tôi không phục vì tôi cho đó không phải thứ tôi mong muốn.
Vậy là tôi đã lãnh một quả báo nhỏ rồi ra khỏi chùa, trở về với cuộc sống phàm phu.
Theo năm tháng tôi vẫn một lòng mong có ngày được sư phụ thu nhận cho tôi theo sư phụ đi tu (chung một ngôi chùa) nên tôi không đi tới chùa nào nữa. Còn sư phụ tôi vẫn luôn gọi điện hỏi thăm giảng dạy cho tôi những giáo pháp nhà Phật với mong muốn tôi sẽ hiểu ra và có một cuộc sống tốt hơn khi ở ngoài tại gia, có lẽ sư phụ cũng cảm nhận được sự chấp ngộ, u minh trong tâm trí tôi vẫn chưa thể buông xả hết nên sư phụ dừng lại chờ đợi tới khi tôi ngộ ra!
Vậy là vì sự u minh ở đời đưa lối chỉ một thời gian sau tôi đã lập gia đình.
Trải qua mười một năm sống trong luyến ái nhân gian, qua biết bao nhiêu phiền não khổ đau mà người và tôi tự mang đến thả vào tâm hồn tôi. Sau tất cả tôi nhận lại được là sự chán trường, mệt mỏi và gục ngã.
Nhưng sư phụ tôi vẫn như một cây cổ thụ đứng ở đó chờ tôi mang tới những than vãn khổ đau rồi cũng chính người đã giúp tôi xả hết đi những muộn phiền ấy.
Thời gian ngần ấy năm tôi vẫn loay hoay trong cái vòng duyên nợ báo ứng của mình, thật sự nhiều khi muốn thoát ra mà không sao thoát được, nên tôi chỉ mong sao sớm ngày trả được nghiệp báo để tôi được chở về thân, tâm thanh tịnh vững bước cùng sư phụ của mình tới miền Tây Phương Cực Lạc đắc đạo bồ đề thoát khỏi mọi khổ đau luyến ái ở vòng sinh tử luân hồi này mà thôi.
Ai ơi nhìn thấy thầy tu
Mà xin buông hết thói ngu ở đời
Vì đâu ta phải sinh ra bệnh tật
Phiền não chẳng tha ngày nào
Vì đâu ta đâu mẹ phải già đi con thì bất hiếu ăn chơi đêm ngày
Vì đâu thế giới chiến tranh sát sanh thú vật thấy lòng mình vui
Vui thì một chút ăn thôi xong rồi lại khổ ngàn đời không ra.
Đó là những điều mà mười một năm qua sưuphụ tôi đã giúp tôi tìm ra nó và nay tôi đang cố gắng tu tập cách buông xả hết nghiệp báo để vạn vật kiếp trước và kiếp này do tôi gây nghiệp ác cho họ giờ vì tôi mà được sống trong tình yêu thương, hòa bình.
Đó cũng câu chuyện là nhân duyên của tôi khi gặp được sư phụ tôi và tôi mong rằng các bạn khi đọc được xin hãy hoan hỷ cùng tôi khám phá tiếp những câu chuyện có thật và những gì tôi và mọi người đã từng trải qua trong đời nhé.
Xin thành tâm cúi đầu. Cung kính hoan hỷ. A Di Đà Phật.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả Lê Thị Ánh, địa chỉ: Phú Thọ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm