Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 16/05/2024, 20:00 PM

Suy nghĩ rồi suy diễn thì làm sao có được thân tâm an lạc?

Hỏi: Khi nghe ai nói gì thì con hay nghiền ngẫm, suy nghĩ rồi suy diễn lung tung, vậy làm sao con giữ được cái tâm an lạc? Xin thầy cho con biết làm cách nào để diệt được sân si, khỏi phiền não và thân tâm an lạc?

Hỏi:

Kính bạch Thầy, trong lòng con luôn luôn muốn kiềm chế những hỷ nộ của cuộc sống như khi những người thân gây ra lỗi lầm...Trong Kinh Pháp Cú nói là chỉ biết nghe thôi chứ đừng giữ lại, nhưng thưa thầy, khi con nghe những gì nghịch ý thì hầu như là con phản ứng lại liền, không kiềm chế được. Khi nghe ai nói gì thì con hay nghiền ngẫm, suy nghĩ rồi suy diễn lung tung, vậy làm sao con giữ được cái tâm an lạc? Xin thầy cho con biết làm cách nào để diệt được sân si, khỏi phiền não và thân tâm an lạc? 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Muốn kiềm chế tâm sân cũng là tâm sân, muốn an lạc lại rơi vào tâm tham. Hết sân đến tham tức là si. Đó là thái độ phản ứng của cái ta vô minh ái dục. Ái dục gồm có: sân với quá khứ (phi hữu ái), tham với tương lai (hữu ái) và si với hiện tại (dục ái). Cả ba đều là thuộc tính của cái ta ảo tưởng.

Con nghe ai nói hay làm gì sai quấy thì nổi sân, thực ra chuyện đó đã trôi qua nên sân chỉ là sân với quá khứ. Con lại muốn được an lạc, dĩ nhiên vì nó chưa có, nên con chỉ tham cái ở tương lai. Hiện tại con bị chìm đắm trong màu sắc, âm thanh...tức là si mê trong ảo tướng. Nghĩa là con đánh mất sự sống đích thực trong thực tại ở đây và bây giờ.

Vậy nguyên nhân là con không thấy ra bản chất thật của thực tại như nó là (thấy thực tánh pháp). Đó là lý do tại sao Kinh Pháp cú dạy chỉ thấy, nghe...như thực thôi, không gia thêm ý muốn chủ quan loại trừ hay nắm giữ. Nghĩa là thấy sao thấy vậy, nghe sao nghe vậy..., không tham ưu (abhijjha-adomanassa), không nương tựa (anissito), không chấp trước điều gì trên đời (natthi loke upàdiyati).

Do đó đơn giản là khi tụng kinh trọn vẹn với tụng kinh, khi niệm Phật, khi ăn uống, khi đi đứng ngồi nằm v.v...đều sáng suốt trọn vẹn với thực tại thì làm sao tham sân, chấp trước, dính mắc khởi lên được! Chỉ tại con không sống trọn ven với thực tại để thấy ra chính mình thôi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sống sao để có thể giác ngộ?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:15 26/11/2024

Hỏi: Thưa Thầy, làm người sống sao để có thể giác ngộ?

Đạo ở khắp mọi nơi chứ không chỉ ở trong chùa

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:14 26/11/2024

Con xin đảnh lễ Thầy! Bạch Thầy con rất thích Phật giáo Nguyên thủy, nhưng không biết con có đúng là không có duyên hay không, vì mỗi lần con đi đến chùa là đầy rào cản.

Sống trọn vẹn với lòng, khổ đau sẽ nhường chỗ cho trí tuệ và từ bi

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:12 24/11/2024

Thầy ơi con chán thế gian này quá rồi, gia đình cũng chỉ là một ổ khổ đau, vạn sự phù du phù phiếm. Ở lại thế gian này cũng chỉ rèn thêm sự kham nhẫn mà thôi, cũng chả giúp ích gì được ai cả...

Xem thêm