Suy nghĩ về bài "chú Đại Bi" được phối thành nhạc
Gần đây, người viết nhận được rất nhiều thư từ, email và đặc biệt được tiếp rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng trực tiếp đến trao đổi về cách phối nhạc (trong đó có cổ nhạc) các bài kinh chú trong kinh Phật.
Trong nghệ thuật không có biên giới cảm tác và cách thể hiện cũng chính là cách để công chúng biết đến giá trị thật của nhân tố thực hiện.
Chú Đại Bi được cho là một bài chú để củng cố thân tâm chúng ta trước mọi nghịch duyên- nghịch chướng duyên ở đây cũng được hiểu là thế lực u minh, ma chướng. Ngay từ câu tựa đầu tiên của bài chú này chúng ta cũng thấy được bóng dáng của Bồ tát Quán Thế Âm ngàn mắt ngàn tay “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại Bi tâm Đà la ni…”. Có lẽ do vậy mà không ít vị còn cho rằng đó là một bài “Thần Chú” trị bá bệnh, giúp loại trừ tai nạn khổ ách và phù hộ bình an?
Chúng ta thường thấy thói quen của những đạo diễn thích phong cách áp đão, đưa lên sân khấu, chật thì thôi hình ảnh các vị sư xuất gia, bằng không thì các nhóm múa minh họa thay vào, không rõ để nói lên điều gì ngoải cách biện hộ “hỗ trợ-minh họa cho bài hát”.
Điều này nên hiểu theo nghĩa bóng thì xác đáng hơn. Như vậy chẳng hóa ra tài năng diễn xuất của diễn viên, ca sĩ ngày nay không còn tự tin, một mình có thể biến khoảng trống chung quanh thành một khoảng trời với những gì tác phẩm, lời bài hát đang được cất lên! Dẫu rằng không thể so sánh trường phái ước lệ tuyệt vời của ông bà chúng ta xưa kia trong các bộ môn kịch hát dân tộc như Chèo, Hát Bội …Nhưng cũng dễ hiểu một phong cách tả thực thái quá ngày càng hiện đại, chật chội trên sân khấu là đương nhiên môt khi tài năng người diễn càng đi xuống. Nhìn vào các chương trình Phật giáo sẽ thấy rõ nhất những khiếm khuyết trên. Chơi vơi, sáo mòn và dễ dãi đến ngán ngẫm.
Đó là chưa nói đến có những chương trình cũng gọi là Phật giáo do một vài tự viện đứng ra thực hiện theo định kỳ ở ngoài khuôn viên nhưng để trả lời câu hỏi vì mục đích gì thì tất cả …lặng thinh!.
Dương Kinh Thành
TIN, BÀI LIÊN QUAN:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!
Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018
Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công
Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018
Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?
Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực
Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018
Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.
Nhà Phật có cấm đánh ghen không?
Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018
“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.
Xem thêm