Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 27/05/2022, 07:25 AM

Tại sao chư Tổ khuyến tu Tịnh độ niệm Phật?

Theo sách Đường về Cực Lạc, của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, thì con đường hoằng đạo của Liên tông chư tổ, các bậc Tổ sư thiền, các bậc Thiền sư tu đắc thiền vẫn chuyển tông hoằng truyền pháp môn niệm Phật.

Pháp môn Niệm Phật còn được gọi là pháp môn Tịnh độ. Nó quen thuộc đến độ hễ nghe nhắc đến pháp môn Niệm Phật là người ta nghĩ ngay đến phương pháp trì niệm Hồng danh Đức Phật A Di Đà.

Pháp môn Niệm Phật còn được gọi là pháp môn Tịnh độ. Nó quen thuộc đến độ hễ nghe nhắc đến pháp môn Niệm Phật là người ta nghĩ ngay đến phương pháp trì niệm Hồng danh Đức Phật A Di Đà.

Chúng sanh thời mạt pháp căn khí nông cạn, trí huệ lu mờ, độn căn thì nhiều lợi căn thì ít, chạy theo bả công danh, ngã ái vô bờ nên dù phát tâm tu pháp nào thật cao siêu cũng khó chứng đắc, thường sanh ra những nghi ngờ vội vàng so sánh pháp này cao pháp kia thấp, chê ngược lại pháp môn mình đang tu, chê pháp Phật hoằng truyền không đúng. Theo kinh nghiệm quá trình tu học, Sư nhận thấy có những điểm then chốt sau đây nói về pháp môn tu giúp cho chúng sanh trong cõi ta bà dễ tu dễ chứng đắc:

Một là, trong các kinh đại thừa phương quảng đều nói đến thế giới Tây phương Cực Lạc, dù chư vị Bồ tát đẳng giác làm Phật sự cao siêu đến đâu, ở phương trời nào, khi lâm chung cũng hồi hướng phát nguyện vãng sanh Cực Lạc Tây Phương (Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Đại Bảo Tích, Kinh Pháp Hoa)

Hai là, do nguyện lực của Phật A Di Đà kết duyên cùng chúng sanh trong cõi ta bà, ai tín ngưỡng Phật, niệm Phật, thì hiện tiền cũng như tương lai đều được thấy Phật, thành Phật (Kinh Vô Lượng Thọ - 48 lời nguyện Phật A Di Đà).

Ba là, Pháp môn niệm Phật dung thông cả ba căn thiện trí thức nghiệp dứt tình không, trung căn trí tuệ sáng ngời và chúng sanh độn căn trí năng ngu muội, phước mỏng nghiệp dày, sanh tiền chưa giác ngộ, làm nhiều điều tội đến khi lâm chung, tưởng niệm danh hiệu Phật A Di Đà cũng được đới nghiệp vãng sanh (Cửu Phẩm Liên Hoa - Kinh Thập Lục Quán)

Bốn là theo lời Phật dạy do chúng sanh ở thế giới ta bà có duyên với Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây phương Cực Lạc. Nhân đó Phật thường khuyên mọi người chuyên niệm danh hiệu của Ngài để được kết duyên giải thoát, tiến bước trên lộ trình vãng sanh. Ở vào thời đại này, lời dạy của Đại sư Vĩnh Minh thật phù hợp, nhằm khẳng định pháp môn tu niệm danh hiệu Phật A Di Đà không pháp nào cao hơn là vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Kiến thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Thực hiện ước mơ

Kiến thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Xem thêm