Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tại sao có các tướng?

Sự phân chia chủ thể và đối tượng, bên trong và bên ngoài, cái hiện tại và cái đã qua cùng cái chưa tới... nói tóm, sự chia cắt và phân mảnh của không gian và thời gian là một số phận của con người; số phận tạo nên xung đột khổ đau; cái mà đạo Phật gọi là sinh tử.

Câu chuyện về Đức Phật: Cặp mắt thái tử Câu Na La

Sự phân chia chủ thể và đối tượng, bên trong và bên ngoài, cái hiện tại và cái đã qua cùng cái chưa tới... nói tóm, sự chia cắt và phân mảnh của không gian và thời gian là một số phận của con người; số phận tạo nên xung đột khổ đau; cái mà đạo Phật gọi là sanh tử. Chúng ta biết, triết học và khoa học vẫn chưa giải quyết được điều đó; tội lỗi vẫn tăng thêm, nhà tù vẫn đông thêm, và chiến tranh không ngày nào dứt. Với con người, ngày nào còn thấy có người khác vật khác ở ngoài mình, ngày đó vẫn còn cạnh tranh, chiến đấu; chưa thể có hòa bình, an vui.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tại sao có các tướng ở bên ngoài chúng ta? Tại sao có các tướng chia cắt không gian và thời gian, đồng thời tạo ra không gian và thời gian, đây kia, cái này và cái khác, đã qua và chưa tới? Thấy có các tướng ở ngoài mình bèn có tham muốn, tham muốn không được thì có tức giận, có được thì kiêu căng, không có được thì đố kỵ... những phiền não, những “độc” làm cho cái thấy sanh tử càng thêm nặng nề, đầy lao nhọc khổ sở.

Kinh Lăng-già nói có các tướng, các pháp là do phận biệt:

“Vua Lăng-già! Pháp và phi pháp, tướng sai khác nhau, hãy biết tất cả đều là tướng do phân biệt vậy. Đó là những cái mà người ta hư vọng phân biệt rồi cho là có thật, làm nhân duyên cho các pháp. Các pháp như thế cần xả, cần lìa, chớ nên ở trong phân biệt. Thấy pháp tánh (của) tự tâm bèn là không có bám nắm. Các vật như cái bình mà phàm phu nắm giữ thì vốn không có tự thể. Các người tu quán hạnh Vipassana quán sát như thật, đó gọi là xả các pháp.

Tại sao tay đức Phật chạm đất?

Vua Lăng-già! Phi pháp là gì? Đó là các pháp không có tự tánh (vô tánh), không có tướng (vô tướng), vĩnh viễn lìa khỏi phân biệt. Người thấy như thật thì các cảnh giới vướng mắc có, vướng mắc không như vậy đều không khởi, đây gọi là xả phi pháp. Lại nữa, phi pháp mà có thì đó gọi là sừng thỏ, con của người gái đá... đều không có tánh, không có tướng, chẳng thể phân biệt, chỉ theo thế tục mà nói có danh tự. Các pháp không có như lông rùa sừng thỏ và các pháp thấy có là chỗ năm giữ của thức đều là phân biệt nên cũng cần xả lìa. Đó gọi là xả pháp và xả phi pháp”.

Các tướng sở dĩ có là do phân biệt, trong khi thật ra chúng không có tự tánh. Nhưng cái phân biệt hư vọng ấy có từ đâu, mà như có sẵn, như bản năng, như đứa bé còn nằm trên giường cố trườn tới nắm lấy một vật trước mặt? Phân biệt là “tập khí (thói quen) hý luận từ vô thủy” và tập khí ấy còn “biến hóa huân tập” để tạo thành mọi cảnh giới có thể thấy được:

“Đại Huệ! Như trong gương sáng hiện các hình sắc, hiện thức cũng vậy! Đại Huệ! Hiện thức và phân biệt sự thức, hai thức ấy không khác nhau, cùng làm nhân cho nhau. Đại Huệ! Hiện thức lấy sự biến hóa huân tập không thể nghĩ bàn làm nhân, phân biệt sự thức thì lấy sự phân biệt cảnh giới và tập khí hý luận từ vô thủy làm nhân. Các thứ tập khí hư vọng phân biệt nơi thức A-lại-da diệt thì tất cả thức căn diệt”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm qua lời giảng của HT. Thích Thanh Từ

Chỉ có tập khí phân biệt biến hóa huân tập hư vọng làm nhiễm ô tạng thức trong khi “thức A-lại-da vốn là tướng vô sai biệt”.

“Đại Huệ! Chân tướng của tạng thức không diệt, chỉ nghiệp tướng diệt. Nếu tạng thức mà diệt thì chẳng khác gì luận đoạn diệt của ngoại đạo”.

Thức thì phân biệt, khi thức chuyển động thì phân biệt đồng thời sanh ra. Đi sâu vào chi tiết tập khí phân biệt và biến hóa huân tập thì có bốn loại nguyên nhân khiến thức chuyển động phân biệt và do đó sống như một sai lầm hư vọng trên chân tướng của tạng thức vốn thanh tịnh:

“Có bốn loại nguyên nhân khiến nhãn thức chuyển:

1. Chẳng biết do tự tâm hiện nên nắm giữ;

2. Do tập khí hư vọng bám giữ sắc từ vô thủy đến nay;

3. Do tính chất của thức là như vậy;

4. Do ham thích thấy đủ thứ sắc tướng.

Vì bốn nguyên nhân ấy nên thức A-lại-da giống như nước chảy mạnh sanh ra các sóng thức chuyển”.

Hơn nữa, sự phân biệt, sự chuyển động của ý thức còn được làm mạnh thêm bởi danh tự, câu nói. Hý luận (lý luận hư vọng) đều do sự vướng mắc, bám chấp vào ngôn ngữ văn tự của chân lý quy ước, tương đối, cho đó là chân lý tối hậu, tuyệt đối:

Danh tự và câu nói

Cùng chữ cái sai khác

Người ngu bám vào chúng

Như voi sa lầy sâu.

Sự tu hành là “thấy như thật”, loại bỏ các phân biệt và biến hóa hư vọng tạo thành sanh tử khổ đau, để trở lại sự thanh tịnh vốn có của A-lại-da, để trở lại “A-lại-da vốn là tướng vô sai biệt”; trở lại “tạng thức Như Lai tạng bản tánh thanh tịnh”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tóm lại, từ tướng phân biệt hư vọng chuyển về tánh thanh tịnh vô sai biệt:

“Thế nào là ác kiến ngoại đạo? Đó là không biết cảnh giới là tự phân biệt mà hiện, trong tự tánh đệ nhất nghĩa thấy có thấy không mà khởi ngôn thuyết. Đại Huệ! Nay ta nói, nếu rõ cảnh giới là như huyễn, do tự tâm hiện, bèn diệt vọng tưởng ba cõi khổ đau và vô minh, ái, nghiệp, nhân duyên”.

Thí dụ “gương sáng hiện hình sắc” được nói nhiều ở trong kinh này. Gương sáng là tạng thức Như Lai tạng bản tánh thanh tịnh, và các bóng là các tướng được thấy do phân biệt hư vọng nên như huyễn. Để làm rõ thêm nghĩa tánh và tướng, gương và bóng, chúng ta dùng thiền ngữ: “Ba mươi năm trước khi chưa tu thì núi là núi, sông là sông; khi tu thì núi không là núi, sông không là sông. Bây giờ tu xong thì núi vẫn là núi, sông vẫn là sông”.

Ba mươi năm trước khi chưa tu thì núi là núi, sông là sông: thấy bóng hoàn toàn là thật nên không thấy gương; chạy theo các tướng nên quên mất tánh. Đây là “tự tánh vọng kế”, nói theo chữ của kinh.

Khi tu thì núi không là núi, sông không là sông: lìa bóng để thấy gương, phá tướng để tánh hiển lộ. Đây là quán các tướng là duyên khởi, vô tự tánh, như huyễn, để tánh Không tánh Như hiển lộ. Theo chữ của kinh thì đây là tu “tự tánh duyên khởi”.

Thâm ý qua hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Bây giờ tu xong thì núi vẫn là núi, sông vẫn là sông: thấy đồng thời gương và bóng; bóng tức là gương, gương tức là bóng. Có bóng vì có nền tảng của các bóng là gương; có gương nên có các bóng xuất hiện như huyễn. Thấy đồng thời tánh Không tánh Như và các tướng. Vì các tướng hiện trên nền tảng tánh Không tánh Như, không hề lìa khỏi nền tảng ấy, nên các tướng cũng là tánh Không tánh Như. Dùng thuật ngữ khác thì đây là Lý sự vô ngại. Lý là tánh Không tánh Như, tấm gương sáng; và sự là tướng, là bóng ở trong gương. Nói theo chữ của kinh là “tự tánh viên thành”.

Sự tu hành của kinh Lăng-già cũng như Duy thức tông là chuyển thức trở lại trí, chuyển “tự tánh vọng kế” và “tự tánh duyên khởi” trở lại nền tảng chân thật của chúng là “tự tánh viên thành”. Đây là quá trình của Đại thừa, bao gồm cả Mật tông, là chuyển tướng trở lại tánh, chuyển sanh tử trở lại Niết-bàn. Chuyển thức trở lại trí nghĩa là chuyển năng lực phân biệt hư vọng của thức trở lại năng lực như huyễn của trí vô sai biệt, điều mà kinh gọi là “Như huyễn tam-muội” của hàng Bồ-tát trong Mười địa.

Theo Văn hoá Phật giáo số 288 ngày 01-10-2018

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chung quanh vấn đề vãng sanh

Nghiên cứu 20:00 21/11/2024

Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Xem thêm