Tại sao có những câu hỏi mà Đức Thế Tôn làm thinh không trả lời?
Tại sao có vị đại đức con một nữ bà-la-môn tên là Màlanghà đến hỏi đạo Đức Thế Tôn, ngài lại im lặng không trả lời? Có thể Đức Thế Tôn không thông hiểu vấn đề chăng? Hoặc là câu hỏi ấy hóc búa ngài không giải đáp nổi? Hoặc là ngài cố ý che giấu ý nghĩa, che giấu pháp, tiết kiệm pháp chăng?
- Thưa đại đức! Đức Thế Tôn đúng là một bậc thầy lỗi lạc trong tam giới, hằng giáo huấn, dạy dỗ chúng sanh không mệt mỏi phải chăng?
- Thưa vâng!
- Và Đức Thế Tôn dạy đạo là luôn với bàn tay mở ra chứ không phải là với bàn tay nắm lại? Ngài chẳng có bao giờ cố ý che giấu pháp, tiết kiệm pháp, phải vậy chăng?
- Thưa vâng!
- Bạch đại đức! Thế tại sao có vị đại đức con một nữ bà-la-môn tên là Màlanghà đến hỏi đạo Đức Thế Tôn, ngài lại im lặng không trả lời? Có thể Đức Thế Tôn không thông hiểu vấn đề chăng? Hoặc là câu hỏi ấy hóc búa ngài không giải đáp nổi chăng? Hoặc là ngài cố ý che giấu ý nghĩa, che giấu pháp, tiết kiệm pháp chăng?
Hiểu gì về Lời dạy của Đức Phật
- Chẳng phải thế đâu, đại vương! Không thể hiểu đơn giản, là khi có người đặt câu hỏi, Đức Phật sẽ trả lời hoặc không trả lời! Chính Đức pháp chủ Xá- lợi-phất có dạy rằng, một câu hỏi có thể được trả lời bằng một trong bốn cách khác nhau:
* Một là, có câu hỏi phải giải đáp ngay tức thời, giải đáp ngay "một cái một"!
* Hai là, có câu hỏi thì phải chia chẻ ra để giải đáp từng phần.
* Ba là, có câu hỏi - phải cần hỏi lại rồi mới giải đáp.
* Bốn là, có câu hỏi không nên trả lời mà phải làm thinh!
Đức vua Mi-lan-đà hỏi:
- Đại đức có ví dụ nào về câu hỏi phải giải đáp ngay tức thời, đáp ngay một cái một?
- Thưa vâng, ví dụ câu hỏi: Danh sắc là thường hay vô thường? Thọ, tưởng, hành, thức là thường hay vô thường? Các loại câu hỏi ấy là phải đáp ngay "một cái một", tâu đại vương!
- Vâng, trẫm hiểu rồi. Thế các loại câu hỏi nào phải chia chẻ ra để giải đáp từng phần?
- Thưa, ví dụ câu hỏi: Thế nào là tiến trình sinh diệt của ngũ uẩn? Câu hỏi ấy muốn cho người ta hiểu rõ thì phải cắt nghĩa, trình bày về hành tướng của sắc, xong rồi mới đến thọ, đến tưởng, đến hành, đến thức. Phải nói rõ chức năng và hoạt dụng của từng tâm sở, sau đó mới giải thích được tiến trình sinh diệt của ngũ uẩn đó ra sao!
- Hay lắm! Còn loại câu hỏi phải hỏi ngược lại, đại đức có thể cho nghe ví dụ chăng?
- Vâng, có thể được. Ví dụ loại câu hỏi: Người ta có thể cảm nhận được trần cảnh qua con mắt phải chăng? Thưa đại vương, vì câu hỏi ấy mơ hồ, không rõ nghĩa - nên cần phải được hỏi lại. Ví dụ, sẽ hỏi lại: Ông có thể cho biết cái gì là trần cảnh? Ví dụ, người kia trả lời: Các hình tướng, sắc pháp mà mắt cảm nhận được gọi là trần cảnh! Khi được trả lời như vậy ta có thể hỏi lại: Thế âm thanh, mùi vị ... không phải là trần cảnh sao?... Tất cả các câu hỏi ấy nhằm để cho người hỏi hiểu rõ rằng tất cả ngũ trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, đều là trần cảnh. Và cảm nhận trần cảnh ấy không phải chỉ có con mắt mà còn có tai, mũi, lưỡi và thân nữa!.
- Cảm ơn đại đức! Chẳng có sự giải đáp nào rõ nghĩa hơn thế nữa. Nhưng còn loại câu hỏi thứ tư, tại sao phải im lặng!
- Thưa, vì các loại câu hỏi ấy là rỗng không, phù phiếm, hý luận ... chỉ đưa đến não hại chứ không đưa đến lợi ích nên phải làm thinh!
- Xin đại đức cho ví dụ.
- Vâng! Ví dụ: Thế giới hữu biên hay vô biên? Sanh mạng và thân thể là một hay là hai? Sau khi Niết bàn rồi Như Lai còn hay mất?!... Tâu đại vương! Đấy là những câu hỏi mà ta phải im lặng vì chính chúng là rỗng không, phù phiếm, hý luận ... không đưa đến ly tham, giác ngộ, giải thoát ..., nghĩa là chỉ làm mất thì giờ, có hại và không có lợi vậy!
- Trẫm chấp nhận trọn vẹn tất cả mọi kiến giải của đại đức!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Xem thêm