Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 28/01/2022, 09:12 AM

Tại sao lại có hiện tượng thường mơ thấy ác mộng?

Nói đến cảnh mộng thì phàm là người phàm thì chắc chắn sẽ có nằm mộng, nếu như ta chịu lưu ý một tí thì sẽ có thể khảo nghiệm công phu tu tập của chính mình qua từng cảnh mộng. Chúng ta học Phật nhiều năm như vậy rồi công phu có tiến bộ hay không?

Trước khi chưa học Phật thì thường hay nằm thấy ác mộng, cảnh giới của mộng rất là hỗn loạn, sau khi học Phật rồi thì vọng niệm ít đi, tâm dần dần thanh tịnh rồi cho nên khi nằm mộng ác mộng cũng ít đi, đây là công phu của ta đã được nâng lên một bậc. Nếu như từ mộng ít có thể đi đến chổ không còn mộng, vậy thì công phu của ta càng hướng lên trên cao mà nâng cao thêm một bậc nữa. Đến khi không còn cảnh mộng, cảnh giới này thành thật mà nói thì giống như chổ mà Phật thường hay nói:

 "Ngủ nghỉ 4 giờ đồng hồ".

Chỉ cần 4 giờ đồng hồ thôi cũng đã đủ để tinh thần của ta hồi phục lại đủ đầy rồi.

Có rất nhiều người đến nói với tôi là họ thường hay nằm thấy ác mộng và giấc ngủ của họ cũng chẳng có ổn định, khi tỉnh dậy luôn cảm thấy rất mệt mỏi, như chưa bao giờ được ngủ qua vậy. Đây là hiện tượng như thế nào? Cái hiện tượng này tức là thân thể tuy rằng nghỉ ngơi nhưng tinh thần thì chưa từng nghĩ ngơi qua, nên khiến cho mỗi khi ta thức dậy luôn cảm thấy cơ thể thiếu kém rất mệt mỏi.

Do mộng quá nhiều, giấc mộng này chưa đi khỏi thì giấc mộng khác đã kéo đến nằm đè lên, tinh thần của ta cứ mãi luân phiên chộn rộn ứng phó với từng giấc mộng mà chưa từng được ngơi nghỉ, do đó mà ta ngủ không ngon giấc.

Do mộng quá nhiều, giấc mộng này chưa đi khỏi thì giấc mộng khác đã kéo đến nằm đè lên, tinh thần của ta cứ mãi luân phiên chộn rộn ứng phó với từng giấc mộng mà chưa từng được ngơi nghỉ, do đó mà ta ngủ không ngon giấc.

Niệm Phật trong giấc mộng

Cái hiện tượng này nếu nói một cách đơn giản thì tức là ngủ không được sâu, ngủ không được ngon giấc. Do đâu không được ngon giấc? Là do mộng quá nhiều, giấc mộng này chưa đi khỏi thì giấc mộng khác đã kéo đến nằm đè lên, tinh thần của ta cứ mãi luân phiên chộn rộn ứng phó với từng giấc mộng mà chưa từng được ngơi nghỉ, do đó mà ta ngủ không ngon giấc.

Vậy phải làm sao để đem cái hiện tượng này cải thiện đi? Muốn cải thiện cái hiện tượng này chỉ có một phương pháp duy nhất đó là cần phải buông bỏ hết những lo lắng muộn phiền, những vọng tưởng phiền não lo được lo mất, những thị phi của thế gian ở trong tâm của mình. Con người chúng ta thường thường hay mắc phải một khuyết điểm vô cùng to lớn đó là cứ thích phóng đại, thích làm cho mọi nguyện phức tạp hẳn lên, sự việc vốn chỉ nhỏ như cây kim, đôi khi chẳng đáng để mà phải bận lo nhưng lại cứ để mãi ở trong lòng để rồi hết nghĩ đông rồi lại nghĩ tây, hết nghĩ được rồi lại nghĩ mất, nghĩ tới rồi lại nghĩ lui, đến cuối cùng thì biến thành một mớ hỗn độn, một mớ phiền não to tướng, hết mớ này đến mớ khác thi nhau lấp chiếm hết cả tâm trí của ta. Ban ngày là như thế, đến đêm đi vào giấc ngủ thì lại cũng tiếp tục lo nghĩ, tiếp tục buồn, vui, hờn giận, tiếp tục sợ hãi buồn phiền với những mớ hỗn độn đó, vậy thì ta làm sao có thể có được một giấc ngủ ngon được chứ?

Trong dân gian vẫn thường thường có một câu nói: " Quẳng gánh lo đi mà vui sống".

Hai chữ "Quẳng gánh" ở đây tức là buông xuống. Mọi chuyện dù là xẩy đến với ta hay chẳng liên quan gì đến ta, ta hãy cứ đơn giản để nó là chính nó, đừng nên nghĩ ngợi lung tung, càng không nên để mãi ở trong lòng để rồi chính mình tự chuốc lấy những phiền não không đáng có. Cho nên, ngay bây giờ ta hãy tập cho mình thói quen nhìn mọi thứ một cách đơn giản, và dần buông xả những phiền não trong tâm mình.

Chúng ta buông xả được một phần thì cái tâm của mình sẽ nhẹ nhàng, sẽ thanh tịnh được một phần, thì chúng ta sẽ ngủ ngon giấc được một phần, Khi chúng ta buông xả được hai phần thì cái tâm của mình sẽ thanh tịnh được hai phần, và dĩ nhiên là chúng ta sẽ ngủ ngon được hai phần. Cho đến khi trong tâm không còn những chộn rộn, những mớ hỗn độn nữa thì là nó đã đạt đến chổ thanh tịnh, lúc này chúng ta sẽ không còn cảnh mộng nữa, một giấc ngủ ngon, ngủ sâu là điều chúng ta dễ dàng có được mỗi đêm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học cách Phật dạy con

Kiến thức 13:52 01/11/2024

Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Kiến thức 11:00 01/11/2024

Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.

Nói về mười điều thiện

Kiến thức 10:15 01/11/2024

Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.

Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát

Kiến thức 08:30 01/11/2024

Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.

Xem thêm