Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 15/08/2022, 08:18 AM

Tại sao mình phải giữ 5 giới?

Khi mình giết con chim, nếu giết nhằm con chim mái hoặc con chim đó là con chim mẹ, đêm nay nó phải về tổ để lo cho con nó nhưng khi mình giết mình không biết, mình giết như vậy là mình đã làm xáo trộn và gây ảnh hưởng rất xấu lên mái ấm của nó.

Chính 5 giới đó cho mình sức khỏe, uy tín xã hội, nhan sắc, tuổi thọ.

Thiền định, học giáo lý cho mình trí tuệ.

Cộng thêm Pháp bố thí cho mình tài sản.

Trong kinh Đức Phật dạy như thế này: "Này các Tỳ Kheo nếu mà các ngươi hiểu được quả báo của bố thí như là ta hiểu thì một muỗng cơm cuối cùng các ngươi dành cho mình cũng không nỡ ăn."

Hỏi:  Tại sao 5 giới cho mình những thứ đó?

1- Không Sát Sanh

Có nghĩa là không có quyền xâm phạm quyền sống của chúng sanh khác.

Ai cũng tham sống sợ chết thì tại sao mình tước đoạt mạng sống của người khác, và còn có thêm ý nghĩa là không làm đau người khác.

Không sát sanh chưa hẳn là giữ giới sát, mà giữ giới sát chính là đứng trước một hoàn cảnh lẽ ra mình sát sanh nhưng mình không nỡ sát.

Ví dụ: muỗi cắn lẽ ra đập nhưng không đập thì đó là giữ giới.

Mê câu cá nhưng từ ngày biết đạo bạn bè rủ, không câu nữa v..v Trong trường hợp đó được gọi là giữ giới

Trong kinh nói khi mà mình sát sanh là mình gieo cái nhân chia ly.

Tầm quan trọng của việc giữ giới theo kinh điển Phật giáo

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ví dụ: Khi mình giết con chim, nếu giết nhằm con chim mái hoặc con chim đó là con chim mẹ, đêm nay nó phải về tổ để lo cho con nó nhưng khi mình giết mình không biết, mình giết như vậy là mình đã làm xáo trộn và gây ảnh hưởng rất xấu lên mái ấm của nó. Con cá, rùa, chim, rắn hết thảy đều có tình thân.

Giữ giới sát là đời sau sanh ra:

Không bệnh

Không tai nạn

Không chết yểu

Được trường thọ vì ta không đoạt mạng sống của ai.

Đời sau sanh ra không bị sanh ly tử biệt, ta sẽ được cộng trú với những gia đình sống thọ.

Không sát chưa hẳn là có phước, mà cái tâm trạng nào khiến cho mình không sát cái đó mới là phước. Chính cái tinh thần đó mới cho mình sanh ra được khỏe mạnh.

Trong kinh nói rằng: Người mà giải quyết vấn đề bằng cách tự tử. Tự tử không phải là tội ác nhưng khi mà giải quyết bằng cách tự tử nó sẽ giải quyết một dấu ấn tâm lý rất lớn, vì cái chết không phải dễ thực hiện.

Mà bây giờ mình nghĩ đến nó, nó sẽ để lại ấn tượng tâm lý suốt nhiều kiếp luân hồi , đời sau kiếp khác sanh ra gặp chuyện khó khăn là cứ nghĩ đến chuyện chết trước.

Mình không quí cái xác này, mai này mình sẽ chọn các giải pháp giống như vậy.

2- Không Trộm Cắp

Là tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không muốn người khác bị mất mát. Nhờ phước này đời sau sanh ra cái gì cũng có, giữ hoài không mất.

3- Không Tà Dâm

Là không có ý thích, muốn những đối tượng mà được luật pháp bảo vệ.

Thí dụ: Đàn ông đã có vợ, đàn bà đã có chồng, con gái chưa có gia đình nhưng còn được gia đình bảo vệ. Có nghĩa là mình quan hệ với người mà xã hội không cho phép thì gọi là tà dâm (tuỳ xã hội tuỳ quốc gia).

9 pháp lành hỗ trợ cho sự giữ giới

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

4- Không Nói Dối

Không nói dối là vì mình tôn trọng sự thật chứ không phải giữ giới là do sợ tội.

Bởi vì thành Phật là gì?

Là thấy được sự thật. Bản chất của thế giới ra sao thì thấy nó như vậy.

Anh muốn trở thành một người giác ngộ thì anh phải tôn trọng sự thật

Tôn trọng sự thật có nhiều cách:

Không thích giả dối trong ngôn ngữ

Trong biểu hiện.

Trong kinh nói là người nói dối khi sanh ra có rất nhiều quả xấu:

Lời nói không tính nhiệm trước đám đông.

Khi ra đời sẽ có một hình thể khó nhìn.

Dư hoặc thiếu.

Tại vì chuyện không có mình cho là có.

Nhân nói dối cũng tạo ra một ngoại hình khó nhìn.

5- Không Uống Rượu

Nếu mình không học đạo mình nghĩ đơn giản là:

Tu học đầu óc phải tỉnh táo.

Nghĩ như vậy cũng đúng nhưng nó nghèo lắm.

Đời sống của chúng ta luôn luôn phải đối diện với vô số điều bất trắc sẽ xảy đến với mình và người thân.

Tỉnh táo có lợi là giữ lại khả năng đối phó với những tình huống bất trắc.

Hơn nữa mình khác con thú vật ở chỗ khả năng phân biệt:

Thiện - Ác, Nặng- Nhẹ, Nên - Không nên.

Khi mình uống rượu vô rồi khả năng sẽ bị đánh mất, kéo mình xuống ngang hàng với con vật.

Trong kinh nói có người sanh ra bị tâm thần bẩm sinh, có nhiều nhân mà trong đó có một kiếp nào đó không coi trọng đầu óc tỉnh táo, sử dụng các chất kích thích. Cho nên khi sanh ra với chứng tâm thần như vậy.

Không uống rượu có nhiều lý do:

1- Lý do trước mắt là mình phải giữ lại cái khả năng take care of yourself (lo cho chính mình).

2- Người không uống rượu là người có khả năng giúp đỡ được nhiều người khác.

3- Mình không biết có những bất trắc nào sẽ đổ xuống, nếu mình không tỉnh táo.

4- Người coi rẻ cái sự tỉnh táo đầu óc thì kiếp sau sanh ra rất dễ bị tâm thần vì anh có mà anh không biết quý.

Cho nên mỗi lần mình làm gì phải biết:

Đây là 6 căn biết 6 trần bằng tâm ác thì kiếp sau 6 căn biết 6 trần bất toại.

Còn nếu 6 căn biết 6 trần bằng tâm thiện thì kiếp sau 6 căn tiếp xúc 6 trần dễ chịu.

Cho nên tại sao 5 giới cho mình quá nhiều thứ là như vậy! Mình phải hiểu tới nơi tới chốn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối

Hỏi - Đáp 15:05 14/11/2024

Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.

Vì sao khi phá thai, trách nhiệm nhân quả của người mẹ nặng hơn?

Hỏi - Đáp 09:00 13/11/2024

Hỏi: Xin hỏi về tội phá thai, vì sao tất cả tội lỗi đều đổ lên thân của người mẹ? Lẽ nào người làm cha không chịu chút nhân quả nào?

Người trẻ phải sống bằng trí tuệ trong tình yêu và hôn nhân

Hỏi - Đáp 14:50 12/11/2024

Hỏi: Con và chồng con kết hôn với nhau, cuộc sống lúc đầu rất hạnh phúc. Nhưng sau anh ấy lại ăn chơi sa đọa, đi bồ bịch ở bên ngoài. Làm sao con có thể đối diện với con người bạc tình bạc nghĩa như vậy?

Thay đổi tượng thờ có phạm tội bất kính?

Hỏi - Đáp 16:30 11/11/2024

Hỏi: Nhà tôi lâu nay thờ tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm, nhưng nay tôi muốn chuyển sang thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca, chẳng biết có được phép không? Có gì bất kính không? Và nếu thay được thì cách thức thế nào? Sau đó tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm phải làm sao?

Xem thêm