Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tại sao người càng tu lâu thì họ lại càng ít nói hơn, càng im lặng?

Có câu chuyện như sau: có người muốn hoán đổi vị trí với Bồ-tát. Bồ tát nói được thôi nhưng ta có một điều kiện dù gặp bất cứ chuyện gì ngươi cũng giữ im lặng như ta. Người đó nghĩ điều này không khó nên đồng ý ngay.

Một ngày nọ có một người giàu có đến miếu sau khi cúi đầu lạy Phật túi tiền của ông ta rơi xuống đất, người đóng vai Bồ-tát muốn nhắc ông ta nhưng nhớ lại rằng mình không thể mở miệng.

Ngay sau khi người đàn ông giàu có đi ra thì một người nghèo đến cầu xin Bồ-tát cho tiền để cứu đứa con đang bệnh nặng. Trong lúc cúi đầu bái lạy thì người nghèo phát hiện túi tiền trên đất và nghĩ rằng đó là phép màu của Bồ-tát. Người đóng vai Bồ-tát muốn nói rằng đó là túi tiền của người giàu làm rớt nhưng anh ta không thể nói.

Một lúc sau một người ngư dân đến cầu xin Bồ-tát bảo vệ anh ta bình an khi ra khơi tránh được bão tố. Khi người ngư dân vừa bái lạy xong và chuẩn bị rời đi, người đàn ông giàu có quay lại tìm túi tiền. Ông ta nắm lấy người ngư dân nghi ngờ anh ta lấy cắp túi tiền. Cả hai bắt đầu tranh cãi. Người đóng vai Bồ-tát không thể chịu đựng được cảnh này nữa và quyết định mở miệng nói ra sự thật. Sau khi biết được sự thật mọi người đều rời đi.

Học cách im lặng là một loại trí tuệ. Ảnh: Pyxabay

Học cách im lặng là một loại trí tuệ. Ảnh: Pyxabay

Bồ-tát nói ngươi nghĩ rằng việc mở miệng nói ra sự thật là đúng đắn sao? Vì ngươi mở miệng người nghèo mất đi cơ hội cứu con, người giàu mất đi cơ hội tích phước và người ngư dân phải ra khơi gặp bão mất mạng. Nếu ngươi giữ im lặng thì con của người nghèo đã được cứu chữa, người giàu đã tích đức và người ngư dân vì bị giữ lại mà tránh được bão vẫn còn sống đến bây giờ.

Vì vậy hãy để mọi việc diễn ra tự nhiên và hãy tin rằng mọi thứ đều là sự sắp đặt tốt nhất. Nói nhiều dễ gây lỗi lầm, im lặng là vàng, quan sát sự biến đổi là một loại năng lực.

Học cách im lặng là một loại trí tuệ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh nhật tụng hư rách phải làm sao?

Phật giáo thường thức 17:00 20/09/2024

Tôi có quyển kinh Nhật tụng do tụng niệm lâu ngày nên bị hư rách, chỉ mục, sút trang. Hiện tôi cũng chưa biết cách xử lý như thế nào cho đúng pháp?

Ý nghĩa của chân ngôn thần chú trong việc chữa lành

Phật giáo thường thức 15:29 20/09/2024

Chân ngôn là một đơn âm hoặc chuỗi âm thanh đầy năng lực, những âm thanh này chứa đựng hàng loạt sóng âm ba và năng lượng. Khi trì tụng, chân ngôn không chỉ giúp tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng mà còn có năng lực kết nối, hợp nhất tâm chúng ta với những tầng tâm thức cao hơn. 

Người trí tuệ đem phước báo cả đời tu được hưởng vào lúc nào?

Phật giáo thường thức 15:00 20/09/2024

Người thông minh nhất, người trí tuệ nhất thì đem phước báo cả đời của họ tu được hưởng vào lúc nào?

Nơi nào cõi Tịnh?

Phật giáo thường thức 14:53 20/09/2024

Có người cắt tóc lên núi cao tìm cõi Phật. Có người khoác áo nâu sồng vào rừng sâu tìm cõi Phật.

Xem thêm