Tại sao phải dâng hoa quả, nhang, đèn và nước trong?
Chúng ta thường thấy có rất nhiều Phật tử mua hoa tươi, trái cây... cúng dường Phật, Bồ Tát. Vậy ý nghĩa của các vật phẩm cúng dường đó là như thế nào?
Đèn là ánh sáng để phá tan bóng tối u mê giống như trí tuệ của Phật phá tan sự u mê của chúng sanh. Như vậy dâng đèn tượng trưng cho sự đem giáo pháp của Phật mà thắp sáng thế gian để không còn u tối nữa.
Nhang được thắp lên để tỏ sự kính trọng lúc cúng dường đức Phật. Hương thơm của nhang bay khắp nơi giống như sự vị tha của Phật đánh tan những tị hiềm, bỏn xẻn, nhỏ nhen của thế gian. Hương thơm của Ngài giải thoát khỏi phiền não, âu lo, u mê và đau khổ. Và đó chính là cái hương thơm thật sự và vĩnh cửu. Tuy hương nhang không bay ngược chiều gió; nó cũng nhắc cho ta nhớ cái hương thơm của đức hạnh cần có của một Phật Tử chân chính. Lúc thắp nhang cúng Phật, ta nên nguyện: "Con xin thắp nén hương này để cho con có cuộc sống trong lành giống như hương thơm của cây hương nầy vậy."
Hoa quả là kết tinh của các loại cây cỏ. Dâng hoa quả cúng dường lên Đức Phật là ta muốn dâng cái gì tinh khiết nhất để tự nhắc nhở tâm ta nên khởi tâm lành và thanh tịnh. Lúc dâng hoa ta thường dâng hoa sen, tại sao vậy? Vì hoa sen là biểu tượng cho sự tinh khiết, trong sạch và tốt đẹp. Hoa sen chính là hình ảnh của Đức Phật, nó vươn lên từ trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Nước trong tượng trưng cho giáo pháp và lòng "từ bi hỉ xả" của Đức Phật. Chính thứ nước mát cam lồ nầy đã diệt những ngọn lửa dục vọng, phiền não và xấu ác.
Tóm lại, những thứ ta vừa kể chỉ là những phương tiện và đừng bao giờ lầm phương tiện với cứu cánh mà hỏng cho việc tu hành của ta. Cứu cánh của chúng ta lúc nào cũng là tu cho thành Phật. Như vậy Phật tử nên tránh bày biện đủ thứ trên bàn thờ mà chỉ cần đơn giản. Một bình hoa đơn sơ và hương trầm là đủ, miễn sao lòng ta thành, tâm ta thanh tịnh. Không nên xài những thứ nhang ướp mùi dầu nồng vì như vậy sẽ làm khó chịu người khác. Một thẻ nhang trầm để lòng mình và những người chung quanh được thanh thoát nhẹ nhàng là đủ.
Thiện Phúc
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm