Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tại sao Phật từ thường quỳ trước tượng Phật Quan Âm ngồi đài sen

Với một tình thương vô úy, Đức Quán Thế Âm muốn cho tất cả chúng sanh phải có phút giây lắng dừng mọi ý tưởng lăng xăng của tình thức. Vọng tưởng có dừng lại chúng sanh mới lắng nghe được tiếng nói của chính mình (tâm thanh) và nhịp đập của trái tim mình (tâm tức). Bởi vậy, chúng ta muốn quỳ dưới đài sen để đảnh lễ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thì phải đứng lại chiêm ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm, nhớ tưởng đến công hạnh tu hành của Ngài hầu tìm ra con người thật của chính mình mới mong gần được Phật.

Nếu đã là Phật tử thì phải hiểu Bồ Tát Quán Thế Âm bằng cách hiểu có trí tuệ, có hiểu sâu giáo lý nhà Phật thì mới có thể không xúc phạm đến hạnh nguyện cao cả của vị Bồ Tát đó. Chúng ta đừng hiểu Ngài như một bà mẹ tầm thường và cũng đừng xem Ngài như một thần linh ban ơn giáng phước hay biến thành Thánh Mẫu theo kiểu ngoại đạo tà giáo. Chúng ta hãy đảnh lễ Bồ Tát Quán Thế Âm với tất cả lòng mình, để rồi tự nhiên chúng ta sẽ thấy sự mầu nhiệm của cành dương nước cam lồ trong bình tịnh thủy. Một phút lắng lòng nhất niệm để chúng ta chiêm ngưỡng dáng đứng uy nghiêm của Bồ Tát Quán Thế Âm thì tự nhiên trong lòng ta có một điều gì đó thiêng liêng vô cùng tận. Chúng ta phải hiểu cho thật tinh tường, tại vì sao khi bước chân vào bất cứ ngôi chùa nào cũng đều thấy dáng đứng trang nghiêm hùng lực của Bồ Tát ?.

Vâng, mỗi khi nhắc đến hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm thì trong suy nghĩ của người Phật tử hoặc những vị mới biết đến đạo Phật đều nghĩ rằng: Ngài là vị Bồ Tát biết lắng nghe nỗi khổ của chúng sanh và sẵn sàng đưa tay cứu giúp. Quả đúng vậy, với hạnh nguyện lắng nghe nỗi khổ trong nhân gian, Bồ Tát Quán Thế Âm đã trở thành một hình ảnh, một biểu tượng quen thuộc như một người mẹ hiền, luôn lắng nghe, cảm thông và chia sẻ những gì mà con người đã và đang gánh chịu. Hạnh nguyện đó rất gần gũi, dễ thực hành đối với mọi người và rất thiết thực trong bối cảnh xã hội hôm nay.

Với một tình thương vô úy, Đức Quán Thế Âm muốn cho tất cả chúng sanh phải có phút giây lắng dừng mọi ý tưởng lăng xăng của tình thức. Vọng tưởng có dừng lại chúng sanh mới lắng nghe được tiếng nói của chính mình (tâm thanh) và nhịp đập của trái tim mình (tâm tức). Bởi vậy, chúng ta muốn quỳ dưới đài sen để đảnh lễ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thì phải đứng lại chiêm ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm, nhớ tưởng đến công hạnh tu hành của Ngài hầu tìm ra con người thật của chính mình mới mong gần được Phật.

Lướt qua một vài khảo sát nho nhỏ, chúng ta có thể nhận ra niềm tin vào Bồ Tát Quán Thế Âm được thể hiện cụ thể qua việc phụng thờ hình tượng Ngài rất đa dạng và phong phú trong một bộ phận quần chúng Phật tử. Ở trong chùa, tại tư gia, trong văn phòng làm việc, trong cacbin của những phương tiện giao thông…. rất nhiều hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm được tôn trí và phụng thờ tại những nơi này. Tuy hình tượng Ngài được tôn thờ rất nhiều như vậy, nhưng trong thực tế, việc hiểu và học theo hạnh nguyện của Ngài rất ít được chú trọng đối với những người thờ phượng, nếu không nói là quá nghiêng nặng về việc cầu mong vào một niềm tin siêu nhiên. Lẽ tất nhiên, chúng ta cần phải thấy năng lực linh cảm, gia hộ của Bồ Tát đối với những ai cần đến Ngài là một điều có thật, nhưng hiệu quả sẽ vô cùng lớn lao nếu như bất cứ ai thờ phụng hình tượng của Ngài cũng biết nương theo và học hỏi đức hạnh từ bi, đức kiên nhẫn, khả năng lắng nghe và trái tim đồng cảm như Ngài.

Trong cuộc sống của chúng ta, trong mối quan hệ giữa người với người, biết lắng nghe nhau là một sự trân trọng và tôn trọng, vì qua đó sẽ chấp cánh cho mọi sự thấu hiểu và là cơ sở để dẫn đến những thành công. Trong gia đình, ở nhà trường và rộng hơn nữa là ra ngoài xã hội, hơn bao giờ hết, biết lắng nghe để rồi thấu hiểu nhau và chia sẻ cho nhau là tiền đề đưa đến một xã hội thanh bình, an lạc. Lướt qua một vài phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh… nếu như ai đó biết học theo hạnh lắng nghe, thì chúng ta sẽ nhận ra vẫn còn đâu đó những nỗi bất hạnh trên đường đời và tâm thương yêu sẽ dễ dàng khởi phát, nếu như chúng ta vẫn thường xuyên duy trì hạnh lắng nghe. Giáo sư Hoàng Như Mai đã từng phát biểu “Vấn đề lắng nghe nhau thực chất là một vấn đề rất khoa học, biết lắng nghe nhau có thể giải quyết được nhiều vấn đề”, Thầy giáo biết lắng nghe học trò mình muốn gì, đang suy nghĩ gì và ngược lại học trò cũng phải biết lắng nghe để hiểu thầy giáo đang muốn truyền đạt và mong mõi điều gì nơi mình; trong gia đình cũng vậy, vợ chồng chịu lắng nghe nhau thì chắc chắn là muôn sự đều thành, không cần phải đi vái lạy Bồ Tát Quán Thế Âm bên ngoài chi cho nhọc sức; Trong Giáo Hội chúng ta, nếu mọi thành viên biết lắng nghe nhau, các vị Tăng Ni trẻ biết lắng nghe những Bậc Tôn Đức và ngược lại, quý Ngài cũng biết lắng nghe giới Tăng Ni trẻ, đó sẽ là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển bền vững của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Hình minh họa

Hình minh họa

Trong đời sống thực tế, nếu chúng ta làm một nghề thường hay gần gũi những nơi có nếp sống không lành mạnh thì phải luôn tịnh niệm, thể hiện một nhân cách sống như hoa sen trong bùn nhơ mà chẳng hôi tanh. Đừng để dục vọng với những vọng niệm làm chủ lấy ta, thì lúc ấy đức Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ ở bên hộ lực cho ta vượt qua khỏi tất cả những thứ ô nhiễm phàm tục. Nếu như vì cuộc sống mưu sinh, hằng ngày chúng ta phải đối đầu với những con người nóng giận, cãi vã, hơn thua, tranh chấp thì ngay nơi chính trong lòng Phật tử chúng ta trước hết phải bao dung, tha thứ và lúc nào cũng phản chiếu lại chính mình thì đức Quán Thế Âm sẽ hằng hữu trong mỗi người Phật tử chúng ta. Chính vì lòng dục, không tự làm chủ được nên chúng ta thường nóng giận, phiền não và dĩ nhiên cái ngu si sẽ có cơ hội sai khiến chúng ta làm những điên đảo, thấp hèn, gian trá, điêu ngoa.

Kính ngưỡng, thờ lạy và xưng niệm danh hiệu Ngài tức là chúng ta đang tưởng nhớ lòng đại bi của chính mình, quyết chí học đòi lòng đại bi của quan Âm Bồ tát thì chắc chắn mọi si ám đều tiêu tai, lòng thương đời sẽ tràn ngập, phước đức hội tụ như bể cả trào dâng và khi ấy ta sẽ ngộ được nhất thiết pháp đều do tâm tạo. Hiểu biết và thực hành theo hạnh nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm đạt đến chỗ như thế thì chắc chắn mọi mong cầu, ước muốn đều có thể thực hiện được.

Là người Phật tử mà chúng ta phụng thờ Bồ Tát Quán Thế Âm theo kiểu thần thánh, đồng cốt hoặc tôn sùng Ngài theo kiểu mẹ sanh, mẹ độ để xin xăm, bói quẻ hoặc làm các việc mê tín di đoan v.v…. thì điều ấy quả là một sỉ nhục cho chính mình và bôi bác một hình ảnh với hạnh nguyện cao cả của một vị Đại Bồ Tát. Đã là đệ tử Phật, không ít thì nhiều, chúng ta phải tìm hiểu cho thật rõ ràng về hạnh nguyện cũng như phương pháp tu tập, hình ảnh biểu tượng của Quan Âm Bồ Tát để chúng ta không bị đồng hóa một cách mù quáng theo những quan niệm danh xưng của tà giáo. Có hiểu sâu rộng về Ngài thì Phật tử chúng ta mới có thể áp dụng đời sống của mình vào thực tế xã hội. Có Quán Thế Âm trong lòng mình hằng giờ, hằng phút thì những tiếng khen chê, nịnh hót, mật ngọt đối với chúng ta đều là giả ngôn duyên hợp. Thấy được như thế thì những danh lợi, hơn thua, tranh giành, nhục vinh trong thế gian đối với chúng ta, tất cả đều là “như vậy và như vậy”. Khi sống được với bản thể thanh tịnh trong một thế giới vô biên của Quán Thế Âm lòng mình, thì con người thật chúng ta sẽ sống mãi trong tan hợp đổi thay của cuộc đời. Chúng ta sẽ như Bồ Tát Quán Thế Âm hùng dũng, uy nghiêm, vững chãi đứng giữa đời dâu bể với bao thăng trầm đau khổ triền miên.

Chúng ta phải hiểu cho thật chính xác, tinh tường về Ngài thì mới khỏi hỗ thẹn và xứng đáng là người Phật tử. Chúng ta sẽ dọn lòng cho sạch những vọng tưởng lăng xăng và đánh gục đi những ngã chấp lầm kiến, để đến trước Bồ Tát Quán Thế Âm mà thành tâm chiêm ngưỡng dáng đứng trang nghiêm hùng lực của Bồ Tát. Rồi chính chúng ta sẽ tìm ra được Quán Thế Âm của lòng mình cũng như Bồ Tát. Chúng ta cũng sẽ học tập theo Ngài, thị hiện vào đời, cùng góp bàn tay từ bi xoa dịu nỗi đau thương mất mát, cứu khổ cho chúng sanh với hạnh nguyện vị tha, vô úy thí.

(Trích Bồ Tát Quan Thế Âm trong văn hóa Việt Nam)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Founder công nghệ dầu khí Lâm Thành Đức: “Thiền định giúp tôi cân bằng tâm trí”

Phật pháp và cuộc sống 13:49 05/11/2024

Đam mê và thiền là yếu tố giúp Founder Lâm Thành Đức chinh phục những cột mốc mới, gần nhất là chuyển nhượng thành công công nghệ của USI Technology.

Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học

Phật pháp và cuộc sống 11:00 05/11/2024

Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Vì sao con muốn tu tập?

Phật pháp và cuộc sống 09:30 05/11/2024

Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Phật pháp và cuộc sống 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Xem thêm