Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 03/09/2016, 14:07 PM

Tại sao tâm là không lại có vô số công dụng?

Trong các bài thuyết giảng của mình, Thiền sư Thích Duy Lực nói rằng “Tâm như hư không vô sở hữu-心如虚空無所有”(Vô sở hữu = Không có thật) không là gì, không có nghĩa lý gì cả nhưng nhờ vậy mà tâm có vô số công dụng.

Tôi thấy rằng có một sự giống nhau giữa thế giới ngoài đời và thế giới ảo của máy vi tính, chỉ khác về mức độ tinh vi và rộng lớn mà không khác về bản chất. Thế giới ngoài đời là cực kỳ tinh vi, cực kỳ rộng lớn, sử dụng đủ mọi hình thái kết hợp, biến hóa: quang, điện, hóa, cơ, sóng, hạt, hạt nhân nguyên tử. Còn thế giới vi tính thì hạn hẹp hơn, chủ yếu sử dụng cơ, điện tử và quang tử (trong cáp quang), sóng âm, sóng điện từ (trong vô tuyến). Chính vì thế giới vi tính chưa sử dụng hình thái hóa hợp nên chưa có chức năng tương đương khứu giác, xúc giác và vị giác ở ngoài đời; cũng chưa đụng chạm tới hạt nhân. Nhưng do bản chất giống nhau giữa hai thế giới nên tôi dùng mô hình máy vi tính để mô tả về tâm.

Khi phân tích cơ cấu nguyên tử, ta thấy rằng phần lớn khối lượng nguyên tử nằm ở hạt nhân. Trong hạt nhân, proton có khối lượng gấp 1836 lần electron (điện tử) còn neutron có khối lượng gấp 1839 lần electron. Như vậy trong một nguyên tử, chẳng hạn nguyên tử Helium là một loại khí rất nhẹ. 
 
Nguyên tử Helium có 2 proton mang điện tích dương (dấu +), 2 neutron không mang điện (không có dấu) và 2 electron mang điện tích âm (dấu -). Như vậy khối lượng của electron quả là không đáng kể so với hạt nhân. Mà bên trong các hạt proton và neutron là những hạt quark mới đích thực mang khối lượng, mà hạt quark đã không thể độc lập tồn tại, cần phải có sự kết hợp của 3 hạt quark mới thành proton hoặc neutron. Một hạt quark vốn không thể tồn tại, nghĩa là không có thật, thì 3 hạt quark lại có thật sao ? Hay đó chỉ là một nhân duyên ảo tưởng?

Chính vì vậy Phật giáo mới cho rằng thế giới là giả hợp, không có thật bởi vì cái cơ bản nhất của thế giới vật chất là hạt quark vốn là không thật. Phần chính của nguyên tử tức hạt nhân đã không có thật thì cái phần nhỏ ở bên ngoài là electron lại có thật sao ? Electron phải luôn luôn chuyển động, nếu bắt nó dừng lại thì nó sẽ biến mất vì nó vốn là không thực có. Điện tử thật ra cũng chỉ là ảo giác mà thôi.

Nhưng điện tử vốn chỉ là ảo, là không tưởng nhưng lại có công dụng rất lớn, vũ trụ, vạn vật, con người đều chỉ là sự phối hợp nhân duyên của điện tử mà thôi. Mà sự phối hợp đó có tính tương đối bền vững là do hạt nhân quyết định. Tính bền vững đó là do hiện tượng giam hãm (confinement) liên quan tới hạt quark. Nghĩa là không một năng lượng vật chất nào đủ sức tách rời các hạt quark trong hạt proton hoặc hạt neutron. Nếu tách rời được thì vật chất hoàn toàn biến mất.

Bây giờ chúng ta sẽ mượn mô hình máy vi tính để diễn tả cơ chế từ hạt electron vốn chỉ là hoa đốm trong hư không (không thật) lại biến hiện thành âm thanh, hình ảnh, mọi hiện tượng trong thế giới ảo của máy vi tính.

Nhiều điện tử hợp lại thành dòng điện, điện chạy trong mạch, người ta biểu diễn tình trạng đó bằng số 1, khi ngắt mạch, không có dòng điện, người ta biểu diễn bằng số 0. Số 0 và số 1 trở thành số đếm cơ bản của hệ đếm nhị phân. Tất cả mọi con số đều có thể dùng hệ nhị phân để biểu diễn.
 
HH=giờ (Hour),  MM=phút (Minute), SS=giây (Second)

Đây là chiếc đồng hồ thể hiện bằng số nhị phân. Dấu tròn màu tím là số 1 của hệ nhị phân, dấu tròn màu đen là số 0 của hệ nhị phân. Bảng HH chỉ giờ, MM chỉ phút, SS chỉ giây. Người ta dùng tổ hợp 4 bit (mỗi bit là một số nhị phân) để biểu diễn các số cơ bản từ 0 đến 9 của hệ thập phân, chẳng hạn 0000 là số 0, 0001 là số 1, 0010 là số 2, 0011 là số 3… Dấu tím hàng dưới cùng có giá trị 1 của hệ thập phân bình thường, dấu tím của hàng kế tiếp có giá trị gấp đôi tức là 2, của hàng thứ ba có giá trị 4, của hàng thứ tư có giá trị 8. Toàn thể đồng hồ là 10 giờ 37 phút 49 giây.

Người ta chế tạo ra cái máy tính để tính toán thật nhanh dựa trên cơ bản là vô số mạch điện hợp thành một ma trận nhị phân diễn đạt được mọi con số. Rồi người ta lại dùng các con số nhị phân này để biểu diễn thành chữ viết, bất kể là chữ cái La tinh hay chữ tượng hình (ví dụ chữ Hán) đều có thể dùng một con số để biểu đạt, số đó gọi là mã số.

Ví dụ người Mỹ đã ban hành bảng mã ASCII (đọc là at-xơ-ki là viết tắt của American Standard Code for Information Interchange – Mã tiêu chuẩn trao đổi thông tin Hoa Kỳ) dùng 7 bit để diễn tả 128 ký hiệu thường dùng trong máy tính, bộ mã này ban hành lần đầu năm 1963, trích một phần nhỏ như sau :
Kí tự ASCII in được

Nhị phân   Thập phân      Thập lục              Đồ hoạ
100 0000      64                     40                  @
100 0001      65                     41                  A
100 0010      66                     42                  B
100 0011      67                     43                  C
100 0100      68                     44                  D
    …              …                    …                  …
110 0001              97                     61                   a

Chữ @ (a còng trong địa chỉ email) mã số là 64 (thập phân) hoặc 100 0000 (nhị phân)

Chữ A (viết hoa) có mã số là 65 (thập phân) hoặc 100 0001 (nhị phân)

Chữ a (viết thường) có mã số là 97 (thập phân) hoặc 110 0001 (nhị phân)

Rồi người ta lại dùng con số để diễn tả màu sắc, âm thanh, có hàng triệu màu thì có hàng triệu mã số khác nhau. Người ta cũng phân tích sóng âm thành hàng ngàn mã số. Với vô số mã số như vậy, người ta hoàn toàn có thể diễn tả bất kể văn bản, âm thanh, màu sắc gì cũng được, điều quan trọng là phải thể hiện với tốc độ đủ nhanh để thấy hay nghe mọi thứ đều giống như thật.

Người ta chế tạo con chip vi xử lý, mỗi giây có thể làm hàng tỉ phép tính. Tất cả những con số nhị phân, biểu diễn đủ thứ, từ chữ viết, đến âm thanh, màu sắc, hình ảnh… được lưu trữ trong các đĩa cứng, đĩa CD, DVD, USB, máy chụp hình số…ngày càng có dung lượng lớn.

Tất cả những gì liên quan đến các con số nhị phân này được gọi chung là kỹ thuật số (digital technic hay nói tắt là digital) hiện nay đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Rồi người ta liên kết các máy vi tính trên thế giới vào một mạng lưới chung gọi là internet, vô cùng tiện lợi và hữu hiệu để liên lạc thông tin khiến cho thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, trở thành chuyện bình thường của bất cứ ai quan tâm tới tin học.

Ai có một chút hiếu biết đều có thể lên mạng tìm thông tin, nghe radio, xem video, nói chuyện với người ở xa, gởi email (thư điện tử)… Đó là cơ chế biến hóa từ không đến có của thế giới ảo mà mọi người ai cũng công nhận và biết chắc đó là ảo.

Thế còn thế giới ngoài đời thì sao? Cái tâm từ không là gì cả có thể biến hóa thành vô số công dụng được không ? Tôi cho rằng cũng tương tự như cơ chế của máy vi tính. Thành phần cơ bản của nguyên tử vật chất là hạt quark và electron khi đứng một mình hoặc không chuyển động thì không hiện hữu, nhưng khi kết hợp thành số nhiều (nhân duyên) và chuyển động thì lại xuất hiện và có vô số công dụng trải qua một quá trình rất lâu dài hàng tỉ năm. Theo giả thuyết Big Bang, vũ trụ hiện tại, ban đầu chỉ là một chất điểm nơi mật độ vật chất tập trung vô cùng lớn, nhiệt độ cực cao, nên đã bùng nổ cách nay khoảng 14 tỉ năm, vụ nổ này phát sinh vũ trụ, không gian và thời gian, dần dần hình thành các thiên hà, các ngôi sao và các hành tinh, trong số các thiên hà, có dải ngân hà nơi có Mặt trời và Thái dương hệ với các hành tinh, trong đó có Trái đất theo tiến trình như sau:

Vài giây sau Big Bang, proton và neutron cùng hiện hữu trong nhân của các nguyên tử đơn giản như hidrogen. 30 000 năm sau, các điện tử (electrons) bắt đầu quay xung quanh nhân, tập hợp với proton và neutron thành những nguyên tử (atoms). Bên trong proton và neutron là các hạt quark. Nên nhớ rằng bản chất của nguyên tử là không vì nó trống rỗng, những hạt vật chất như hạt quark, hạt electron chỉ xuất hiện khi có sự kết hợp nhân duyên, hạt này nương vào hạt kia mà cùng tồn tại.

13.5 Tỷ năm trước: Những đám mây khí quần tụ với nhau, trở thành đặc cứng, tạo thành các ngôi sao, rồi các ngôi sao quần tụ với nhau thành các thiên hà.

5 Tỷ năm trước: Mặt trời hình thành trong giải ngân hà (Milky Way), tạo ra trái đất và các hành tinh, họp thành Thái Dương Hệ. Lúc đầu trên trái đất chỉ có toàn chất vô cơ giống như Mặt trăng hiện nay.

4 Tỷ năm trước: Các nguyên tử hidrogen và oxygen nối kết với nhau thành phân tử nước. Nước giúp cho sự tạo ra những phân tử khác, nước là chất cần thiết để tạo ra sự sống. Rồi chất hữu cơ là loại vật chất sống hình thành, đại phân tử hữu cơ có chứa cả 4 nguyên tố : carbon, hydro, oxy và nitro – phân tử protein đầu tiên, ra đời. Với cấu trúc bậc 4 (cấu trúc không gian), chất protein có một khả năng đặc biệt mà chất vô cơ không có được, đó là sự trao đổi chất. Sự sống đầu tiên hình thành.

3,9 Tỷ năm trước: Một loại màng sinh ra bao quanh những nhóm phân tử và tạo thành những sinh thể đơn tế bào gọi là vi khuẩn. Các tế bào có tính tăng trưởng, tự phân chia, và xuất hiện trên khắp trái đất.

1 Tỷ năm trước: Những tế bào rong, rêu (algae) sống cùng với nhau, họp thành loại thực vật đầu tiên. Sự sống chung này khiến cho mỗi tế bào có một nhiệm vụ riêng biệt. Để cho những nhiệm vụ này không lặp đi lặp lại, những tế bào phát sinh ra những chất hormone có thể liên lạc với nhau.

700 Triệu năm trước: Nhiều sinh vật đa tế bào phức tạp được tiến hóa thành, trong đó gồm có con sứa (jellyfish), sinh vật này phát triển những bắp thịt và thần kinh và các tế bào có thể liên lạc với nhau hữu hiệu hơn.

570 Triệu năm Trước: Những con sứa tiến hóa thành một loại sâu đầu tiên (flatworm) có những cơ quan như dạ dày và óc, và một cấu trúc đối xứng (dây thần kinh đi xuống hai bên), khởi đầu cho những dạng sinh vật cao hơn.

500 Triệu năm trước: Phát sinh sinh vật có xương sống, một vài sinh vật này là tổ tiên của loài cá mút đá (lamprey) ngày nay, phát triển ở dưới nước.

470 Triệu năm trước: Những sinh vật đầu tiên trên Trái đất sống dưới biển như rong rêu, sứa, cá, đến đây những động vật đầu tiên rời nước và sống trên đất liền.

230 Triệu năm trước: Loài bò sát khổng lồ là khủng long xuất hiện. Loài chim và loài động vật có vú đầu tiên xuất hiện. Những con khỉ đầu tiên xuất hiện cách nay khoảng 20 triệu năm thuộc kỷ Miocene (cách nay 12-17 triệu năm). Người ta đã tìm thấy hóa thạch của con khỉ 10 triệu năm tuổi. Đây là những chiếc răng hóa thạch.
 
 
7 Triệu năm trước: Tổ tiên của loài người là loài vượn đi bằng hai chân bắt đầu xuất hiện, người ta đã tìm thấy hóa thạch cách nay 6-7 triệu năm. Người đứng thẳng (Homo erectus) xuất hiện tại châu Phi 1.8 triệu năm trước.

200 000 năm trước: Người khôn ngoan( Homo sapiens) bắt đầu xuất hiện tại Châu Phi, họ là tổ tiên của người hiện đại, từ Châu Phi di cư ra các lục địa khác để hình thành nhân loại ngày nay. Dưới đây là đoạn phim mô tả khái quát nguồn gốc xa xưa của con người là từ con cá biến thành. Đây là một trong các giả thuyết khoa học về nguồn gốc loài người do nghệ sĩ Daniel Lee tạo ra để thể hiện quan điểm của mình.

Con người do con cá tiến hóa mà thành
https://www.youtube.com/watch?v=gR5EZYWGwfg

Khi chưa có sinh vật, chưa có loài người thì vũ trụ thật ra chỉ là tồn tại tiềm ẩn vì không có sinh vật, không có người nhận thức, không có người nhận thức thì nguyên tử không hiện hữu, vật chất không hiện hữu, vì chưa có được cơ chế gây ra ảo tưởng, vật chất không thể độc lập tồn tại ngoài Tâm, đó là lý do chủ yếu để nói vạn pháp duy tâm. Tuy vật chất không hiện hữu nhưng vẫn tiềm ẩn, đó là cái gọi là “không nhi diệu” Không cũng tức là Có (Không tức thị Sắc) nên nó vẫn tiến hóa mặc dù không có ai nhận thấy. Cái tâm hư không vô sở hữu thì lúc nào cũng sẵn nhưng cái dụng thì chưa có, phải đợi đến khi sinh vật xuất hiện, có con người, có bộ não, có ý thức, mới có cơ chế để vật chất hiển hiện. Điều này cũng giống như trên màn hình vi tính, nếu không có người xem, không có bộ giải mã (software) thì dãy số nhị phân vẫn là dãy số 0 và 1 không biến thành hình ảnh, chữ viết, video được. Cái tâm vũ trụ là Phật tính hay tự tính vẫn có diệu giác nên trải qua một thời gian rất lâu dài, nó đã hướng dẫn các hạt cơ bản từ vật chất vô cơ đã hình thành vật chất hữu cơ rồi thành sinh vật đơn bào, rồi đa bào, rồi sinh vật có xương sống, có hệ thần kinh. Sự tiến hóa của sinh vật đã tạo nên con khỉ, rồi con người. Môn sinh vật tiến hóa đã cho ta đầy đủ chi tiết về việc này. Như vậy tâm mặc dù bản chất là không, trước hay sau Big Bang gì nó cũng không hề thay đổi, nhưng Big Bang là khởi đầu của vũ trụ mà ta đang sống, làm phát sinh cái dụng mới của tâm, trước Big Bang là một vũ trụ khác với những công dụng khác.

Ai cũng biết công dụng của Tâm, sông núi, nhà cửa, cơm ăn, áo mặc, xe cộ ai mà chẳng biết. Nhưng chỉ có các bậc giác ngộ mới biết và thân chứng rằng mọi hiện tượng của thế giới đều là giả tạm, không thật. Phật, Tổ, Bồ Tát cũng có “thế lưu bố tưởng” tức là cái thấy nghe tưởng tượng như mọi người thế gian, nhưng các ngài không có “trước tưởng” tức vọng niệm phân biệt và cố chấp về các cặp phạm trù mâu thuẫn: có-không, thật-giả, đẹp-xấu, sáng-tối, hiền thánh-phàm phu, ngon-dở, giỏi-tệ, ta-người…, không phải các ngài không phân biệt được, chỉ là không cố chấp là thật, bởi vì các ngài đã thực chứng tâm bất nhị là nguồn gốc của mọi hiện tượng, các hiện tượng chỉ là ảo hóa, không phải thật. 

Hoan lạc và đau khổ với những hiện tượng áo hóa, chẳng khác nào ta dựng lên một cuốn phim với những nhân vật hư cấu rồi vui sướng và đau khổ theo những nhân vật tưởng tượng đó, như vậy chẳng phải mê lầm sao? Sự kiện Trương Bảo Thắng đi xuyên qua tường chứng tỏ rõ ràng rằng bức tường và thân thể anh ta chỉ là ảo, không phải thật. Sự kiện người bình thường chúng ta không thể đi xuyên qua tường chứng tỏ cũng rõ ràng không kém rằng bức tường và thân thể đều là có thật, không phải giả. 

Chính vì vậy Kinh Bát nhã mới nói : “Sắc bất dị Không, Sắc tức thị Không” Do đó chỉ có phàm phu cố chấp thế giới là hoàn toàn có thật, còn người trí không thể thiên chấp một bên, nên Kinh Kim Cang mới nói : “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (Không có chỗ trụ mới xuất hiện cái tâm). Tâm là không nhưng lại có vô lượng công dụng vì không chẳng khác có. Tâm chính là bản chất của vũ trụ vạn vật. Bản chất là không nhưng công dụng lại là thật. Máy vi tính đã chứng minh chắc chắn rằng điện tử bản chất chỉ là ảo giác, nhưng công dụng lại rất thật, hình ảnh, âm thanh, chữ viết rõ ràng có thể truyền qua không gian bằng sóng vô tuyến để hiện ra trên màn hình, qua hệ thống loa, để ta có thể thấy và nghe một cách rất thực, ta có thể thấy và nghe hình ảnh sống động và tiếng nói của những người đã chết từ lâu. Thầy Duy Lực viên tịch đã gần 10 năm nhưng hình ảnh và tiếng nói của thầy vẫn sống động đây này. Thầy Duy Lực tại suối Bát Nhã Ngũ Đài Sơn Thuyết Đại Trí Độ Luận.

Thiền sư Thích Duy Lực bình luận về suối Bát Nhã tại Ngũ Đài Sơn
https://www.youtube.com/watch?v=VCFyAZBwhzg

Thiền sư Thích Duy Lực nói một đoạn Đại Trí Độ Luận của Long Thọ Bồ Tát (nghe online)
https://www.youtube.com/watch?v=VCFyAZBwhzghttp://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ve-dai-tri-do-luan-dang-cap-nhat.fnx1YKZzuh.html

Tóm lại tâm là hư không trống rỗng, chẳng là gì cả, vô hình vô tướng, giống như màn hình vi tính, không dính mắc bất cứ thứ gì, nhưng lại có khả năng hiển thị sum la vạn tượng, vũ trụ, thế giới, vạn vật. Khi có đủ nhân duyên thì hiển hiện.

Kinh Bát Nhã nói sắc bất dị không có nghĩa là tương đối và tuyệt đối cũng không khác nhau, tức đồng một bản chất, thánh và phàm, ngu và Trí hay tất cả mọi cặp phạm trù mâu thuẫn khác cũng đều như vậy. Toán học duy lý đưa ra một khái niệm rằng không thể xác định con số nhỏ vô cực và con số lớn vô cực, Phật pháp thì nói thời gian không có bắt đầu, không có kết thúc mà vấn đề con gà có trước hay cái trứng có trước là thí dụ tiêu biểu. Tuy nhiên trong thế giới đời thường hay vật lý học thì không thể tuyệt đối như vậy, mà nó phải tương đối, phải có đối đãi mới có công dụng và thành cuộc sống. Toán học nói không có con số nhỏ nhất, nhưng vật lý học nói có con số nhỏ nhất, bởi vì con số nhỏ hơn nữa trở thành vô nghĩa. Con số nhỏ nhất về độ dài không gian là 10-33 cm (đọc là mười lũy thừa trừ ba mươi ba cm) đó là kích thước của vũ trụ cực kỳ bé trước khi xảy ra vụ nổ Big Bang. Con số nhỏ nhất về thời gian là 10-44 giây , đó là thời điểm bắt đầu của vũ trụ mà chúng ta đang sống hiện nay. Những con số giới hạn đó được gọi là bức tường Max Planck vì do Max Planck (1858-1947).
 
Max Planck, người xác định con số nhỏ nhất về không gian và thời gian

nhà vật lý người Đức xác định. Bức tường đó là một điểm kỳ dị, là giao điểm giữa tương đối và tuyệt đối. Bên này bức tường là thế giới tương đối, có không gian, thời gian, số lượng, có nhận thức, phân biệt ra những cặp phạm trù mâu thuẫn, có thập nhị nhân duyên, có nhân quả, có quy luật, thực và mộng. Bên kia bức tường là thế giới tuyệt đối, không có gì cả, không có nghĩa lý, không có không gian thời gian số lượng gì cả, không có nhận thức, không có phân biệt, không có đối đãi, không có những cặp phạm trù mâu thuẫn. 

Bên kia bức tường là tâm như hư không vô sở hữu. Bên này bức tường là vô minh vọng tưởng kiến lập nên thế giới ba ngàn (tam thiên đại thiên thế giới hay gọi tắt là tam giới : dục giới, sắc giới, vô sắc giới). Thế nhưng bức tường đó nằm ở đâu ? Nó không phải nằm ở ngoài không gian vũ trụ mà nằm trong chính tâm thức của chúng sinh. Bởi vì tâm giác ngộ hay tâm vô minh vọng tưởng đều cùng một tâm chứ không phải hai tâm khác nhau. Vì vây Phật pháp còn được gọi là Bất nhị pháp môn (không hai nhưng cũng chẳng phải là một). Bức tường Max Planck là một bức tường tưởng tượng trong tâm thức chúng ta nhưng không phải là không có thật, cũng giống như kinh tuyến và vĩ tuyến của quả địa cầu chỉ là những đường tưởng tượng nhưng rất hữu dụng. Không gian, thời gian, vật chất cũng chỉ là tưởng tượng của tâm thức (Phật giáo gọi là thế lưu bố tưởng) nhưng chúng ta thấy rất thật và không ngừng sử dụng.
 
Nhà toán học và vật lý thiên văn Stephen Hawking

Nhà toán học Stephen Hawking thật ra không phải ngu si tới mức không biết thời gian không có bắt đầu, hay không thể xác định con gà có trước hay trứng gà có trước, ông ta chỉ muốn tìm sự bắt đầu của thế giới vật lý tương đối, ví dụ sự bắt đầu của vũ trụ này, hay sự bắt đầu của sinh vật, con người chẳng hạn. Đối với vị thiền sư kiến tánh thì vũ trụ không có thật, con người cũng không có thật nên không thể có sự bắt đầu. Còn Stephen Hawking cũng như đại đa số chúng ta tin rằng vũ trụ và con người là có thật, khách quan nên phải có sự bắt đầu.

Đức Phật trong Bát nhã tâm kinh, nói “phi nhân duyên, phi tự nhiên” là phủ định cả hai  quan điểm. Nói phi nhân duyên là phủ định sự bắt đầu của vũ trụ vạn vật, tức không có bắt đầu, vũ trụ chỉ là ảo, không có thật. Nói phi tự nhiên tức không phải khi không mà có vũ trụ, tức phải có nhân duyên, phải có bắt đầu từ đơn giản cho tới phức tạp, có nghĩa  tuy các vi trần là ảo, nhưng cấu trúc của chúng là thật, thật sự có cấu trúc, cấu trúc đó là vô thủy vô minh mà ngài Lai Quả thiền sư gọi là thoại đầu, đó là cấu trúc ảo vì làm bằng hạt ảo tức không có thật, nhưng khi xuất hiện một loại cấu trúc ảo khác là lục căn, phát sinh được nhất niệm vô minh thì lập tức cấu trúc ảo được nhận thức trở thành nguyên tử, phân tử vật chất, nói chung là thành vật. Một thế giới vật chất hữu hình bỗng nhiên có sẵn từ đời nào.

Nếu khoa học có thể giúp con người đi ngược thời gian thì chúng ta còn có thể tiếp xúc với con người bằng xương bằng thịt của những người tưởng đã chết từ lâu như đức Phật, chúa, bao nhiêu người đã sống qua trong lịch sử.

Cư sĩ Truyền Bình
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm