Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn?
Tại sao trước ngực của tượng Phật có hình chữ Vạn? và ý nghĩa của chữ Vạn như thế nào?
Chữ vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật. Đây là biểu thị cái công đức của Phật. Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái ý nghĩa giác ngộ vẹn toàn của Phật. Ở chính giữa ngực là tượng trưng cho lý Trung Đạo, không kẹt hai bên, vượt ngoài đối đãi.

Nam Mô A Di Đà Phật.
Về ý nghĩa của nó, theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang giải thích, thì nó có nghĩa là cát tường hải vân hay cát tường hỷ toàn. Còn về chiều xoay bên phải, bên trái không đồng nhất, thì cũng theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang giải thích như sau:
“Hình chữ Vạn (theo chiều xoay về bên trái) vốn là dấu hiệu biểu thị sự tốt lành ở Ấn Độ thời xưa. Ngoài Ấn Độ thì Ba Tư, Hy Lạp đều có phù hiệu này, thông thường được xem là tượng trưng cho mặt trời, ánh chớp, lửa, nước chảy. Ở Ấn Độ thời xưa, Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ na giáo, đều sử dụng chữ này. Đầu tiên, người Ấn Độ cho rằng phù hiệu này là sợi lông xoắn ở ngực của Phạm thiên, Tỳ thấp nô (Phạn: Visnu), cát lật sắt noa (Phạn: Krsna) và thông thường coi đây là dấu hiệu của sự tốt lành, thanh tịnh, tròn đầy. Trong Phật giáo, chữ Vạn (chiều trên xoay về bên trái) là tướng tốt lành ở trước ngực của Phật và hàng Bồ tát Thập Địa, về sau dần dần trở thành dấu hiệu đại biểu cho Phật giáo.”
Xưa nay có nhiều thuyết nói về chữ vạn. Về Hán dịch chữ vạn, Cưu ma la thập và Huyền Trang dịch là chữ “Đức”, Ngài Bồ đề lưu chi thì dịch là chữ Vạn, biểu thị ý nghĩa công đức tràn đầy. Còn trong Tống Cao Tăng Truyện 3 thì cho rằng nếu chữ Vạn (chiều trên xoay về bên trái) mà dịch là vạn thì chẳng phải dịch ý mà là dịch âm. Nhưng âm của chữ Srivatsalaksana ban đầu không được đưa vào Kinh truyện, đến năm 639 thời Võ Tắc Thiên mới đặt ra chữ này, đọc là vạn và cho rằng chữ này có ý nghĩa là nơi nhóm hợp của muôn điều tốt lành. Nhưng chữ Vạn (chiều trên bên trái) vốn là một ký hiệu chứ chẳng phải là một chữ. Sở dĩ xưa nay đọc liền là vạn tự một mặt là do tập quán, chủ yếu nhất là do lầm lẫn khi dịch từ tiếng Phạn sang Hán. Vì chữ Phạn Laksana, dịch âm là Lạc sát nẳng, nghĩa là tướng; mặt khác chữ Phạn aksara dịch âm là Ác sát la, nghĩa là Tự. Có lẽ 2 âm Laksana và aksara gần giống nhau cho nên ý nghĩa của chúng bị lẫn lộn. Nói theo đây thì chữ Vạn (chiều trên bên trái) tự nên đọc là tướng, (vạn tướng) mới phù hợp với nghĩa gốc của chữ Phạn.
Trích cuốn: 100 câu hỏi Phật pháp
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Hòa thượng Thích Trí Tịnh: 'Cố gắng hết sức mình, cầu đài sen thượng phẩm'
Kiến thức
Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.

Chân thật sám hối
Kiến thức
Theo cách hiểu thông thường, sám hối là xin lỗi, hay hối hận, ăn năn. Điều quan trọng là phải ăn năn, hối lỗi, nhưng cũng có người xin lỗi mà không ăn năn.

Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm
Kiến thức
Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm