Tái sinh theo quan điểm Phật giáo
Sự tái sinh là giáo lý căn bản của Phật giáo. Hạnh nguyện của chư vị Bồ tát thăng hoa trên lộ trình tiến đến Phật quả đều y cứ trên giáo lý tái sinh.
Giáo lý về sự tái sinh theo Phật giáo hoàn toàn khác với quan niệm đầu thai của linh hồn theo một số tôn giáo. Vì Phật giáo không nhìn nhận có một linh hồn trường tồn vĩnh cửu để chuyển sinh từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có nghiệp quả mới tạo thành sự tái sinh, nghĩa là từ nghiệp quá khứ mới dẫn đến hiện tại và do nghiệp hiện tại kết hợp với nghiệp quá khứ tạo thành sự tái sinh vị lai.
Con người hiện tại là đứa con ruột của quá khứ và nó sẽ sinh ra con người vị lai. Như vậy, có một chuỗi quá trình kết nối sự sống quá khứ dẫn đến hiện tại và vị lai, từ đó người ta thắc mắc rằng đâu là nguồn cội của sự sống.
Có tôn giáo chủ trương rằng sự sống của con người hình thành từ một đấng toàn năng siêu hình gọi là Thượng đế. Cũng có tôn giáo cho rằng linh hồn của con người do ông Trời sinh ra và cha mẹ chỉ giúp thêm cái vỏ bên ngoài cho linh hồn. Còn theo khoa học, con người sinh ra từ sự kết hợp của tinh trùng người cha và noãn bào của người mẹ, nhưng khoa học không thể giải thích rõ rệt sự phát triển của tinh thần quan trọng hơn thể xác.
Theo Phật giáo, chúng ta sinh ra từ một cái khuôn đã chứa đầy đủ các hành động của chúng ta từ quá khứ, còn cha mẹ cho ta cái nền vật chất. Nói cụ thể là năng lực vô hình của nghiệp quá khứ sinh ra tinh thần và tinh thần này kết hợp với khí lực trong thể xác của cha mẹ, tạo thành ba yếu tố làm nên sự sống của con người là Thức, khí lực và thai.
Tái sinh và những bằng chứng khoa học về tái sinh
Trong kinh Mahatanhasankhaya, số 38, thuộc Majjhima Nikaya ghi rằng trong sự giao hợp của cha mẹ, nếu không đúng lúc thọ thai của người mẹ và không có chúng sinh đầu thai thì mầm sống không thể gieo trồng được. Nếu lúc thọ thai của người mẹ mà không có chúng sinh đầu thai thì mầm sống cũng không gieo trồng được. Nếu lúc thọ thai của người mẹ và chúng sinh đi đầu thai cũng có mặt trong lúc giao hợp, nếu hội đủ ba yếu tố là tinh trùng, noãn bào và Thức thì mầm sống được gieo trồng.
Một số tôn giáo, hay học thuyết cho rằng chết là hết, tức thân xác con người hoại diệt thì sự sống của họ chấm dứt luôn, không có sự tái sinh tiếp nối, nên việc làm tội lỗi của họ không gây ra hậu quả nào cả.
Trái lại, theo Phật, sinh mạng tương tục của con người tuôn chảy mãi mãi trong sáu nẻo luân hồi bằng sự bồi đắp không ngừng của vô minh và ái dục. Chỉ khi nào vô minh và ái dục bị cắt đứt hoàn toàn, sự tái sinh theo vòng xoay của luân hồi mới chấm dứt và đó chính là một trong những đạo quả ưu việt của chư Phật và các vị A-la-hán.
Vì vậy, trong nhiều bài kinh, Đức Phật thường dạy rằng chúng sinh nào làm ác, sau khi chết sẽ tái sinh vào cảnh khổ, chúng sinh nào làm thiện, sẽ tái sinh trong cảnh an vui. Và Đức Phật thể hiện lòng đại từ bi, nên Ngài thường tìm người hữu duyên để cứu độ, vì Ngài thấy họ đang tạo tội lỗi sẽ tác động xấu đến kiếp sống vị lai của họ.
Thực tế cho thấy người suy nghĩ nông cạn rằng “chết là hết”, họ thường xem nhẹ việc thiện và dễ dàng làm việc ác, dẫn đến hệ lụy khổ đau cho bản thân họ, cho gia đình và xã hội.
Trong khi người đệ tử thực hành pháp Phật, có niềm tin vào nghiệp báo và tái sinh sẽ gặt hái được nhiều lợi ích thiết thực cho mình, cho gia đình cùng cộng đồng xã hội. Thật vậy, trước nhất, hiểu đúng đắn ý Phật dạy cuộc sống hiện tại của chúng ta tốt đẹp, hay khổ đau phát xuất từ những hành vi tạo tác từ kiếp quá khứ, chúng ta dễ dàng chấp nhận hoàn cảnh không tốt mà mình đang gánh chịu, nghĩa là chúng ta hoan hỷ chịu trách nhiệm món nợ mà mình đã vay từ kiếp quá khứ, không oán hận người xung quanh. Và xa hơn nữa, hiểu về hệ quả của các việc làm từ quá khứ dẫn đến kiếp hiện tại, chúng ta cũng được thanh thản trước sự chênh lệch thường được gọi là bất công trong xã hội. Cũng như hiểu được nguyên nhân có sự khác biệt về trí tuệ, về sức khỏe, về cuộc sống vật chất, về tinh thần… của ta và những người khác.
Phật tử tin sâu sắc vào luật công bằng hợp lý của nghiệp quả, tức những suy nghĩ, lời nói và việc làm đã tạo tác trong kiếp quá khứ là hạt nhân tạo thành thân ta và cuộc sống hiện tại của ta. Với nhận thức như vậy, chắc chắn không trốn tránh kết quả của cái nghiệp trong dòng chảy sinh tử luân hồi, giúp cho Phật tử tinh tấn trau giồi suy nghĩ, lời nói, việc làm của mình tốt đẹp theo Phật dạy, tất yếu sẽ kết thành cuộc sống hiện tại và vị lai an lạc, hạnh phúc, giải thoát.
Câu chuyện về tái sinh ở Bhutan
Riêng tôi, luôn suy nghĩ nghiệp quá khứ. Gặp việc xấu, tôi nghĩ do nghiệp ác quá khứ của mình, nên ngày nay mới có điều xấu này đến với mình. Quán sát như vậy, nên nguyện không tạo ác nghiệp nữa. Người vô cớ gây sự, tự biết ác nghiệp của mình đã tạo với họ, nên đời này gặp lại nhau không vui vẻ.
Đức Phật cũng nói Đề Bà Đạt Đa luôn gây sự với Ngài từ nhiều kiếp quá khứ cho đến hiện đời. Chúng ta thấy Phật cũng có nghiệp này và Ngài hóa giải được, nên chúng ta học Phật cũng phải biết hóa giải. Tôi thấy thầy A tốt với tôi, là biết do kiếp quá khứ, tôi đã tốt với thầy này. Đối với người kiếm chuyện, cố gắng hóa giải được, người sẽ tử tế với mình.
Vì vậy, Phật nói Bồ tát làm được việc lớn, do biết tu thiện nghiệp từ quá khứ. Quá khứ từng xả thân cứu mạng người, nên ngày nay, họ hết lòng với Bồ tát, là việc bình thường. Điển hình như 500 vị La-hán kiếp trước được Phật cứu thoát khỏi sự sát hại của tên cướp biển, nên đời nào tái sinh, họ cũng gặp Phật và theo Phật tu sớm, đắc quả vị La-hán nhanh chóng.
Tuy sinh trong loài người, nhưng đời trước lười biếng, không học, nên đời này, học chậm. Người đời trước học rồi, nên đời này, họ học giỏi dễ dàng. Đời trước, người từng tu, nghĩa là họ đã đi được nửa đường, nên kiếp này họ tu dễ dàng. Mình gặp khó khăn nhiều, phải biết vì ác nghiệp của mình nhiều, nên càng phải tinh tấn hơn. Hoặc đời trước đã hành Bồ tát đạo, nay còn nhỏ tuổi mà đã được việc.
Quan niệm của Phật giáo về cái chết và sự tái sinh
Chính vì mối tương quan mật thiết của Sống - Chết -Tái sinh cứ như thế nối tiếp không ngừng trên dòng sinh mạng tương tục của con người, Phổ Hiền Bồ tát đã nhắc nhở chúng ta tu hành, làm sao tái sinh trong các loài đều biết túc mạng, thì không bị đọa.
Thật vậy, vì biết túc mạng là biết được đời trước mình đã làm gì, nếu đã từng làm những việc phước đức, nên đời này có được cuộc sống sung túc, an vui, hạnh phúc đầy đủ, thì phải tiếp tục thực hiện nhiều việc phúc đức hơn nữa. Nếu biết được đời trước mình đã phạm nhiều tội lỗi, nên đời này mới khổ như vầy, nhưng may còn có chút căn lành mà thoát khỏi địa ngục, thì phải lo sợ, không dám tái phạm lỗi lầm và nỗ lực kham nhẫn, chịu đựng hoàn cảnh sống gian khổ hiện đời, để đừng rớt trở lại địa ngục nữa và phấn đấu vượt khó, dần dần cũng sẽ gặt hái được quả tốt đẹp.
Theo dấu chân Phật, nhận chân được lộ trình tiến đến Phật quả phải trải qua 500 do tuần đường hiểm không hề đơn giản, chúng ta nỗ lực tinh tấn thể nghiệm tinh ba Phật dạy trong từng niệm tâm, trong từng việc làm, để mỗi kiếp tái sinh hành Bồ tát đạo, trí giác và đạo hạnh luôn luôn thăng hoa, cùng với quyến thuộc đồng hạnh đồng nguyện vững chãi xây dựng ngôi nhà Chánh pháp nở hoa từ bi, hoa trí tuệ, hoa an lạc, hoa giải thoát cho tất cả những người hữu duyên chung sống, tu tập.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm