Thứ bảy, 22/05/2021, 10:04 AM

Tám điều giác ngộ của một bậc thượng nhân

Quán niệm sâu xa nỗi khổ đau thống thiết của đời mà phát khởi đại bi tâm sống vì an lạc, giải thoát của tất cả, đi vào sinh tử phiền não để hộ trì chúng sinh; giúp họ đi ra khỏi khổ đau lớn nhất là si mê, tà kiến.

Nếu người xuất gia hiểu và nhớ thực hiện tám điều sắp được trình bày thì sẽ trở thành một thượng nhân (đại nhân hay thượng sĩ), vị làm chủ tâm ý loại bỏ hết các lậu hoặc, thoát ly sinh tử.

Nếu hiểu rõ thân, tâm, thế giới không thật thì hành giả sẽ buông bỏ tham ái, chấp thủ.

Nếu hiểu rõ thân, tâm, thế giới không thật thì hành giả sẽ buông bỏ tham ái, chấp thủ.

Ðiều 1: Tu tập Tứ Niệm Xứ

"Giác tỉnh nhân sinh là vô thường, vũ trụ nguy biến. Bốn đại là khổ, không; năm uẩn là vô ngã, sinh diệt, biến ảo, không có chủ thể. Tâm là nguồn ác, thân là rừng tội. Quán sát như vậy sẽ thoát dần sinh tử".

Ðó là điều giác tỉnh căn bản. Nói tâm là nguồn ác, vì tâm chứa tham, sân, si là gốc của mọi tội lỗi. Nếu hiểu rõ thân, tâm, thế giới không thật thì hành giả sẽ buông bỏ tham ái, chấp thủ. Do bỏ ái, thủ mà lậu hoặc tiêu.

Tôi đã giác ngộ đạo Phật như thế nào?

Ðiều 2: Tu thiểu dục

"Muốn nhiều là khổ. Sinh tử cực nhọc là vì ham muốn. Nếu ít ham muốn, cũng không bôn ba, thì thân và tâm tự tại tất cả".

Ðiều giác tỉnh thứ hai là: muốn là gốc của khổ đau, ngoại trừ lòng ham muốn giải thoát.

Muốn không được đã là khổ, nhưng muốn được thì ham muốn lại gia tăng, làm tăng thêm nhân sinh tử. Ðiều muốn có mặt, thì khi vô thường đến sẽ nhân lên nỗi khổ. Do đó, người tu nên ít muốn, hay chỉ ham muốn giải thoát.

Ðiều 3: Tri túc

"Lòng không biết đủ thì chỉ có được một việc mà thôi, là nhiều mong cầu, tăng thêm tội ác. Bồ-tát ngược lại, thường biết vừa đủ, an phận thanh bần giữ gìn đạo hạnh, chỉ duy tuệ giác mới là sự nghiệp".

Như vừa đề cập ở điều 2, muốn nhiều thì khổ nhiều, nên người hiểu đạo sống thủ thường biết đủ. Lại nữa, đã có niềm vui giải thoát của trí tuệ, người tu không vọng cầu gì khác.

Càng thiểu dục, tri túc, định tuệ càng phát triển. Ðịnh, tuệ càng phát triển thì lại càng muốn ít. Cứ thế, người giải thoát chỉ chuyên tâm vào sự nghiệp giải thoát, tiến thẳng về tuệ giải thoát.

Bước đầu tu tập, tuệ giác xuất hiện dưới hình thức tỏ ngộ đạo gọi là chánh kiến phàm phu. Vào hàng Thánh Hữu học, thì tuệ giác là chánh kiến hữu học. Ðến A La Hán vô lậu, thì tuệ giác là chánh kiến vô học, và bộc hiện thành tuệ giác giải thoát.

Càng thiểu dục, tri túc, định tuệ càng phát triển. Ðịnh, tuệ càng phát triển thì lại càng muốn ít.

Càng thiểu dục, tri túc, định tuệ càng phát triển. Ðịnh, tuệ càng phát triển thì lại càng muốn ít.

Ðiều 4: Tu tập tinh tấn

"Nhác thì đọa lạc, nên thường tinh tấn để phá phiền não, phá cho tan bốn loại ma quân, thoát khỏi lao ngục của các giới uẩn".

Bốn thứ ma quân ngăn đường giải thoát là phiền não, sợ hãi, chết chóc, và ma ngũ ấm. Tựu trung quy về một thứ ma độc hại là ma tham ái và chấp thủ năm uẩn. Chính ma ngũ ấm ấy giam hãm con người vào sáu căn, sáu trần và sáu thức gọi là mười tám giới lao ngục. Ðó là khổ đau sinh tử của ba cõi.

Sức mạnh để phá thành trì khổ đau, phá đổ lao ngục 18 giới là tinh tấn. Tinh tấn đúng mức để phát triển định, tuệ thì sẽ phá tan được ma ngũ ấm.

Tinh tấn chính là "Chánh tinh tấn" của Bát Thánh Ðạo, là Tấn căn, Tấn lực, và đúng là "Tứ Chánh Cần" của Ðạo đế.

Tôi tìm đường giác ngộ

Ðiều 5: Tu tập trí tuệ

"Ngu si là gốc của sinh tử luân hồi, do đó Bồ-tát học rộng nghe nhiều, tăng trưởng trí tuệ, thành tựu biện tài, giáo hóa tất cả bằng pháp Ðại thừa"

Trí tuệ là kết quả của tu tập Chánh kiến và Chánh tư duy của Bát Thánh Ðạo; là Tuệ căn, Tuệ lực. Công phu phát triển trí tuệ là công phu của Văn, Tư và Tu.

Tu tập thực hiện điều 1, 2, 3, 4 là công phu tu tập Giới và Ðịnh. Tu tập điều 5 là công phu thực hành Tuệ học.

Ðiều 6: Tu tập bố thí 

"Nghèo thì nhiều oán, kết thêm tội lỗi một cách ngang trái. Do đó Bồ-tát thực hành bố thí, bình đẳng nghĩ đến kẻ oán người thân, không nhớ lỗi cũ, không ghét người ác".

Ðây là phần độ tha. Người xuất gia vận dụng Tứ nhiếp pháp vào tài thí và pháp thí để hộ đời. Việc tu tập độ tha này sẽ mở rộng lòng từ bi của người tu, khiến sự thành tựu đạo nghiệp của bi và trí càng cao sâu.

Thực hành hạnh đại bi để vào sâu đại tuệ giải thoát, thể nhập thực tại vô ngã.

Thực hành hạnh đại bi để vào sâu đại tuệ giải thoát, thể nhập thực tại vô ngã.

Ðiều 7: Tu tập ly nhiễm

"Năm thứ dục lạc đích thị tội lỗi. Nên tuy ở đời cũng không đam mê lạc thú thế tục, thường nhớ y bát, chí nguyện xuất gia, thanh bạch giữ đạo, phạm hạnh cao xa, bủa lòng từ bi ra khắp tất cả".

Giải thoát khỏi tham ái, chấp thủ là chỗ đến của từng bước công phu, vì vậy người tu trên suốt lộ trình giải thoát luôn luôn rời xa các ham muốn sắc, thanh, hương, vị, và xúc trần.

Giác ngộ là gì?

Ðiều 8: Tu đại bi, chịu khổ thay chúng sinh

"Sinh tử đang bùng cháy, khổ não bất tận, phát tâm đại thừa cứu vớt tất cả, nguyện thay chúng sinh chịu vô lượng khổ, làm cho chúng sinh thực hiện cứu cánh an vui cao cả".

Thực hành hạnh đại bi để vào sâu đại tuệ giải thoát, thể nhập thực tại vô ngã.

Quán niệm sâu xa nỗi khổ đau thống thiết của đời mà phát khởi đại bi tâm sống vì an lạc, giải thoát của tất cả, đi vào sinh tử phiền não để hộ trì chúng sinh; giúp họ đi ra khỏi khổ đau lớn nhất là si mê, tà kiến.

Tám điều cần được người tu giác ngộ và thực hiện ở trên, thu về đủ trọn con đường tự độ và độ tha, tự giác và giác tha.

Chú Tâm Thành, trong phần tạp thoại, đã bạch hỏi pháp huynh, "Bạch thầy, con thấy và con hiểu mọi thứ đang trôi chảy là vô ngã, vô thường và đem lại khổ đau. Nhưng tại sao với cái thấy, cái hiểu đó lòng con chẳng vơi đi phiền não?"

Ðáp: "Có nhiều cấp độ sâu, cạn khác nhau về nhận thức vô ngã, vô thường và khổ đau. Có người thấy các pháp ấn mà vẫn còn nhiều phiền não; có người thấy thì đi vào Tùy tín hành, Tùy pháp hành; có người thấy liền đắc quả Thánh hữu học; có vị thấy liền tan hết lậu hoặc.

Phải thấy thật sâu cái chân tướng khổ đau và hư giả của cuộc đời, thấy sâu cho đến độ nghe thấy tâm tham, sân rụng xuống trong lòng thì sẽ có hỷ, lạc, tín tâm sinh khởi. Cứ tiếp tục quán niệm rồi sẽ chứng nghiệm".

Thích Chơn Thiện

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Xem thêm