Tâm hận thù là thuốc độc hại mình
Đem khổ đau cho người, cầu an vui cho mình, đó là chuyện không thể có, là sống hại mình càng ràng buộc trong hận thù, kết thành quả khổ lâu dài. Tâm thù hận là thuốc cực độc hại, người trí phải thấy rõ để ngăn ngừa hậu quả.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy
Người sống mà ôm tâm hận thù thì đó là thuốc độc mạnh gây hại rất lớn. Vì vô minh chấp ngã nên người đời không thấy sự độc hại của tâm thù hận, do đó khi gặp ai xử tệ với mình, làm mình không vui hoặc gặp việc trái ý nghịch lòng thì ôm lòng hận thù nhưng đâu biết chính tâm hận thù đó giết chết mình mà không hay.
Thí dụ chúng ta ôm hận trong lòng là không vui, mà không vui thì ăn không ngon ngủ không yên. Khi ăn luôn nghĩ tới người làm mình giận nên ăn không ngon; lên giường ngủ mà nghĩ đến kẻ nghịch thì hận ngủ không được, cho nên tâm hận thù đó giết mình chết dần chết mòn theo thời gian. Hoặc khi đang vui vẻ hớn hở, nghe người đối nghịch với mình gặt hái được thành công hạnh phúc, mọi người khen ngợi là mình liền mất vui, là thấy khổ đến.
Xét lại từ đầu đến cuối toàn thấy khổ, nên tâm hận thù là thuốc độc hại người. Giả sử thấy người đó bị nạn là tâm mình thấy vui, đâu biết cái vui này là vui trên đau khổ của người khác. Niềm vui này không phải là niềm vui chân thật, mà chính là nhân đau khổ cho chính mình, cũng là thuốc độc hại người. Vui trên đau khổ của người khác là nhân ác thì sau này quả xấu sẽ đến với mình. Giống như thuốc độc mới ngấm chưa phát tán nên mình thấy vui nhưng khi nó phát tán sẽ thấy khổ ngay, nên niệm ác sẽ tương ưng với quả ác không thể nào tránh khỏi. Việc đó người trí không khen ngợi, phải nhớ nếu mình ôm tâm thù hận là ôm thuốc độc hại mình, không có ích lợi.
Như câu chuyện vua Lưu Ly con vua Ba-tư-nặc giết dòng họ Thích Ca. Vua Ba-tư-nặc là vị vua kính tin Phật pháp, ông muốn kết thân với dòng họ Thích Ca, nên sai người qua dòng họ Thích xin được kết hôn với dòng tộc đó. Nhưng dòng họ Thích thấy không xứng nên chọn con của một phi tần đưa sang, về sau người này lên làm hoàng hậu, và sinh được một hoàng tử tên là Lưu Ly.
Một lần, thái tử Lưu Ly về thăm quê ngoại, sau khi ra về, có cô cung nữ đến lau rửa chỗ nằm, ngồi của thái tử và cằn nhằn: "Chỗ ngồi của con một phi tần mà cũng mất công ta rửa!". Tình cờ vị quan hầu của thái tử bỏ quên đồ trở lại lấy và nghe được. Câu chuyện đến tai thái tử Lưu Ly khiến ông tự ái ôm lòng oán hận thề khi lớn lên phải trả thù.
Hôm đó, vua Ba-tư-nặc đến Tinh xá nghe Phật thuyết pháp. Vua rất kính Phật, nên cởi mão, giao gươm báu cho người đi theo giữ, rồi tự vua đi bộ vào nghe Phật nói pháp. Bên ngoài, người giữ đồ có thành kiến với vua nên sẵn việc thuận tiện đem hết những đồ tượng trưng cho uy quyền của vị vua trao cho thái tử Lưu Ly rồi đốc thúc thái tử lên làm vua. Thái tử Lưu Ly vốn có tâm ham muốn ngai vàng nên nhân đó cướp ngôi của cha.
Khi vua Ba-tư-nặc nghe pháp trở ra không thấy quân hầu, rồi nghe thuật lại sự việc, vua Ba-tư-nặc liền qua nhờ cháu là vua A-xà-thế đem quân sang bắt thái tử Lưu Ly trách phạt. Nhưng trên đường đi nhọc nhằn, chưa vào cổng thành trời đã tối phải ngủ tạm bên ngoài, gặp trời khuya nhiều sương gió nên vua Ba-tư-nặc bị trúng cảm mà chết. Sáng ra, cô cung nữ theo hầu than khóc vì vua là một vị hoàng đế mà phải chết trong cảnh hẩm hiu. Tiếng đồn đến vua A-xà-thế, Ngài cho đem thi hài vua Ba-tư-nặc vào cung rồi tổ chức tang lễ long trọng.
Khi vua Lưu Ly lên ngôi liền nhớ đến hận xưa, đem quân qua giết dòng họ Thích Ca để trả thù. Hai lần kéo quân tới gần biên giới đều gặp Đức Phật khuyên răn. Lúc ấy, tại đó có hai cây rừng, một cây cành lá sum sê, một cây chỉ còn trơ trọi cành, Đức Phật ngồi ngay gốc cây trơ trọi. Vua Lưu Ly hỏi Đức Phật:
- Cây kia lá sum sê, sao Ngài không ngồi?
Đức Phật nói:
- Ngồi dưới bóng cây của gia tộc thân quyến mát hơn.
Vua Lưu Ly nghe biết là Đức Phật muốn nhắc nhở mình, hai lần đầu ông kéo quân về, nhưng ông vẫn quyết chí trả thù. Lần thứ ba, Phật không ngăn nữa vì biết đây là nghiệp của dòng họ Thích. Vua Lưu Ly giết dòng họ Thích xong, lúc kéo quân về đóng nghỉ ngơi bờ sông, tối hôm đó trời mưa nước lũ dâng lên cuốn trôi hết cả đạo binh chinh phạt. Vua Lưu Ly chết bị đọa vào địa ngục.
Như vậy, chúng ta thấy trả thù đâu có vui sướng gì! Trả thù xong rồi lại càng khổ thêm. Đó là một bài học để tất cả chúng ta thấy sự độc hại của tâm thù hận, nên phải khéo cẩn thận chớ ôm lòng hờn oán. Phật dạy trong kinh Pháp Cú:
Gieo khổ đau cho người
Mong cầu lạc cho mình
Bị hận thù ràng buộc
Không sao thoát hận thù.
Đem khổ đau cho người, cầu an vui cho mình, đó là chuyện không thể có, là tự hại mình càng ràng buộc trong hận thù, kết thành quả khổ lâu dài. Tâm thù hận là thuốc cực độc hại, người trí phải thấy rõ để ngăn ngừa hậu quả.
Trích "Sống không hận thù" - TT. Thích Thông Phương
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm
Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.
Sự oán hận của vong hồn thai nhi
Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
Xem thêm