Thứ tư, 20/07/2022, 16:32 PM

Tâm kiêu mạn tàn phá công đức

Tâm kiêu mạn tàn phá công đức một cách khủng khiếp. Khi trong tâm hồn của chúng ta tồn tại một mầm mống nhỏ của kiêu mạn, điều đó có nghĩa là ba đường ác đã có lối vào. Người thành công sẽ dừng lại, người ở địa vị cao sẽ bước xuống, người chưa nhiễm ô sẽ bị nhiễm ô.

Mỗi khi ta thành công, tiến bộ, gây tạo công đức, làm điều thiện hay nói được điều hay, tuy không cần tác ý nhưng kiêu mạn tự động xuất hiện trong tâm theo thành công của ta. Không cần ta cố ý tự khen mình, không cần ta đợi ai khen mình, kiêu mạn đã tự xuất hiện.

Sự loạn động bất an do kiêu mạn sinh ra sẽ kích động hàng loạt bất thiện trong tâm trỗi dạy tiếp theo.

Tâm kiêu mạn tàn phá công đức một cách khủng khiếp. Khi trong tâm hồn của chúng ta tồn tại một mầm mống nhỏ của kiêu mạn, điều đó có nghĩa là ba đường ác đã có lối vào. Người thành công sẽ dừng lại, người ở địa vị cao sẽ bước xuống, người chưa nhiễm ô sẽ bị nhiễm ô.

Đầu tiên là dâm dục tăng lên, nên người kiêu mạn không bao giờ thoát khỏi dâm dục. Rồi họ bắt đầu tham lam, thích hưởng thụ, hay tự ái, nổi nóng, ganh tị, đố kị, sợ người khác hơn mình.

Rồi từ từ phách lối lộ ra, mà phách lối lộ ra là điểm hiện ra cuối cùng để cho ta tan vỡ sắp thành quỷ. Đó là do cái khoái cảm của loạn động, của bất an do tâm kiêu mạn sinh ra, nên nó nguy hiểm vô cùng!

Do đó, kẻ thù nguy hiểm nhất của người đi tìm Giải Thoát chính là tâm kiêu mạn nơi mình.

Tâm ngã mạn là chướng ngại trên đường tu

Tâm kiêu mạn tàn phá công đức 1

Tâm kiêu mạn tàn phá công đức một cách khủng khiếp. Khi trong tâm hồn của chúng ta tồn tại một mầm mống nhỏ của kiêu mạn, điều đó có nghĩa là ba đường ác đã có lối vào.

Cách phát nguyện để chặn tâm kiêu mạn 

Mỗi ngày ta qùy lạy Phật phát nguyện: “Con xin nguyện tôn trọng được mọi người”.

Ngày nào ta cũng thiết tha năn nỉ Phật cho con có được đầy ắp cái tâm tôn trọng mọi người, nên tâm kiêu mạn nó bị đè xuống không khởi lên được.

Vì vậy là ta trở thành người khiêm hạ, ta không bị khoái cảm làm ngất ngây, làm loạn động, rồi phát sinh ra bao tính xấu.

Trừ diệt kiêu mạn 

Để trừ diệt kiêu mạn, chúng ta phải thực hành như sau:

– Khi vào ngồi thiền, tác ý mình chỉ là cỏ rác, là cát bụi tầm thường.

– Khi tiếp xúc với mọi người, âm thầm khởi tâm tôn trọng họ.

– Tránh hẳn sự khoe khoang, không nói cái hay của mình cho người khác biết. Tận trong thâm tâm, nếu mình tự cho mình có ưu điểm gì, đạt được kết quả tu tập nào, phải nghĩ rằng những điều đó chỉ là cát bụi so với chư Thánh.

– Không được có ý tranh hơn với ai, xin nhấn mạnh là chỉ mới có ý là phải sám hối. Mỗi khi nghe kể về ưu điểm của người khác, chúng ta phải chân thành vui mừng cho họ. Nhưng không được so sánh để tìm xem mình hơn họ chỗ nào. Lúc nào cũng mong cho chúng sinh đạt được tiến bộ vượt bậc trên đường tu tập.

Rất nhiều người ban đầu tu hành tiến bộ, sau đó vì tâm hơn thua mà đã thối đọa. Hành Giả phải hết sức cẩn thận về điều này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phổ Môn giải thoát

Kiến thức 16:30 17/03/2025

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo