Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 08/07/2021, 09:44 AM

Nhân quả của tâm kiêu mạn

Có điều trớ trêu là từ những cái rất đúng, rất đẹp, có một sai lầm xuất hiện. Đó là tâm kiêu mạn.

Chuyển tâm phiền não thành tâm thanh tịnh

Tâm kiêu mạn là một loại tình cảm thích thú, khoái trá, hả hê, sung sướng khi thấy mình hơn người khác. Có khi ta hơn người, có khi người hơn ta. Khi ta hơn, ta biết là ta hơn; khi người hơn, người vẫn biết là người hơn. Điều nguy hiểm chính là tình cảm khoái trá đi kèm theo đó. Sự khoái trá đó gây cho người ta cảm giác hạnh phúc. Nhiều người còn bị ảo tưởng là mình vượt hơn người khác trong khi thật sự thì thua kém rất nhiều. Nhưng khi tự cho mình hơn người, một sự khoái chí, sung sướng cũng có mặt. Mỗi khi hưởng thụ niềm vui sướng hạnh phúc, chúng ta luôn luôn bị hao tổn bớt phước mà mình đã gây tạo trong quá khứ, đó là quy luật tất nhiên của Nhân quả.

Đức Phật xem lòng kiêu mạn là bất thiện pháp hay pháp chướng đạo.

Đức Phật xem lòng kiêu mạn là bất thiện pháp hay pháp chướng đạo.

Nhưng có những niềm vui không làm hao tổn phước bao nhiêu, ví dụ như cảm giác hạnh phúc khi làm được việc từ thiện. Hoặc thậm chí có loại niềm vui còn làm tăng thêm công đức như ta vui mừng khi thấy người khác thành công hạnh phúc, theo đúng “Hỷ tâm” trong Tứ vô lượng tâm. Còn lại, hầu hết sự thụ hưởng niềm vui đều làm tiêu hao bớt phước trong quá khứ. Tuy nhiên, có một khoái cảm, mà khi hưởng thụ nó, làm chúng ta thiệt hại không lường được, đó là sự sung sướng khi cho rằng mình vượt hơn người khác. Khoái cảm đó, ý nghĩ đó gọi là tâm kiêu mạn.

Ví dụ như trong học tập, đôi khi chúng ta vượt trội hơn các bạn cùng lớp; trong kinh doanh, đôi khi chúng ta thành công hơn đồng nghiệp; trong nghệ thuật, đôi khi chúng ta được ái mộ hơn nghệ sĩ khác; trong diễn giảng, đôi khi chúng ta thu hút hơn các đồng đạo khác,… Đó đều là những chuyện bình thường trên thế gian này, vì cuộc đời vốn đầy những cái chênh lệch hơn kém như thế. Nhưng đến khi nào chúng ta xuất hiện một tình cảm của sự khoái trá thích thú vì được hơn người khác, đó là lúc tai họa bắt đầu.

Thân vô thường, tâm vô thường, hoàn cảnh vô thường

Tâm kiêu mạn đó trước hết sẽ phá vỡ những đức tính tốt đẹp có sẵn trong lòng mình. Ví dụ, trước đây ta là người trầm tĩnh, nhưng sau một thời gian kiêu mạn, sự trầm tĩnh đó sẽ biến mất, thay vào đó là sự hấp tấp, vụt chạc, dễ nổi nóng. Ví dụ, trước đây ta là người hiền lành, nhưng sau một thời gian kiêu mạn, ta sẽ trở thành người ác độc. Ví dụ, như trước đây ta sống đời thanh bai trong sạch, nhưng sau một thời gian kiêu mạn, ta sẽ trở thành người ô nhiễm,…

Sau khi những đức tính tốt đẹp trong tâm biến mất, điều chắc chắn là chúng ta sẽ bắt đầu làm nhiều điều bậy bạ sai lầm để tổn phước trầm trọng. Ví dụ, chúng sẽ bắt đầu có thái độ hống hách khinh rẻ người khác, hoặc nạt nộ mắng chửi, hoặc mưu mô thủ đoạn, hoặc sa đọa đồi trụy,… Tiếp theo, việc hết phước là tài năng biến mất dần dần. Theo luật Nhân quả, phước đức sinh ra tài năng. Phước hết, tài năng sẽ mất theo...”

Trích bài “Khiêm hạ”, bộ sách “Tâm lý Đạo Đức” 

Thượng tọa Thích Chân Quang.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Tụng kinh là ở gần Phật

Kiến thức 09:55 02/05/2024

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Xem thêm