Tám ngọn gió không làm ta khổ
Người học Phật, có đọc sách không ai không biết giai thoại ý vị trong nhà thiền " tám ngọn gió thổi không động " (Bát phong xuy bất động) về Đại thi hào Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn thời Tống khoảng vào cuối thế kỷ 11.
Được thua, hơn kém hoàng lương mộng
Hay dỡ, khen chê trận cười vang
Người học Phật, có đọc sách không ai không biết giai thoại ý vị trong nhà thiền " tám ngọn gió thổi không động " (Bát phong xuy bất động) về Đại thi hào Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn thời Tống khoảng vào cuối thế kỷ 11.
Tô Đông Pha vốn là một đại thi hào danh tiếng, làm quan lớn và có nghiên cứu sâu rộng về Phật học . Ông luôn tự hào về văn tài và cả hiểu biết sâu rộng về Phật pháp của mình. Ông với thiền sư Phật Ấn có giao tình rất thân thiết và thường gặp gỡ trao đổi Phật học với nhau.
Một ngày kia ông qua thăm Ngài Phật Ấn, thiền sư Phật Ấn không có ở chùa. Ông chờ đợi rất lâu nên nổi hứng làm bài thơ để lại:
Khể thủ thiên trung thiên
Hào quang chiếu đại thiên
Bát phong xuy bất động
Đoạn tỏa tử kim liên.
Ý Tô Đông Pha nói đức Phật Thích Ca là một bậc đại giác ngộ, hào quang của Ngài tỏa chiếu khắp nơi và tám ngọn gió không làm cho tâm lay chuyển, vẫn như như bất động. Ông để lại bài thơ trước khi ra về với ngụ ý muốn nói cho ngài Phật Ấn biết tôi cũng vậy, tôi cũng hiểu bát phong nên bất động, bây giờ tám ngọn gió không tác động ảnh hưởng tới tôi.
Khi Ngài Phật Ấn về đến chùa thấy bài thơ liền cầm bút phê hai chữ là “Hạ Phong” ( Nghĩa đen là gió thấp, còn có nghĩa là đánh rắm, địt) rồi bảo chú tiểu đem qua cho Tô Đông Pha, sau khi nhận được hai chữ “Đánh rắm”, ông tức quá tức tốc vội vàng chèo xuồng qua gặp Ngài Phật Ấn, vừa gặp thì chất vấn ngay: tôi làm bài thơ ca ngợi đức Phật Thích Ca là người giác ngộ đối với tám ngọn gió không còn để trong lòng nữa. Tại sao Ngài ghi hai chữ “Hạ Phong”, Ngài Phật Ấn cười nói rằng tám ngọn gió thổi ông Tô Đông Pha trơ trơ bất động, mà chỉ có ngọn gió thấp lè tè dưới đất thổi qua mà ông đã tức tối chèo xuồng từ bên kia sông qua bên này để mà hơn thua.
Tô Đông Pha nghe tới đó thì giật mình, biết mình bị hố ,vì cái tâm ngã mạn sân si chưa được tu tập của mình.
Nói dễ, làm khó. Nói bát phong bất động thì dễ, tu được, sống được mới khó. Lúc đó Thiền sư Phật Ấn tặng lại Tô Đông Pha hai câu.
Hữu phong bất động, vô phong động.
Bất động vô phong, động hữu phong.
Hữu phong là có gió bất động, vô phong là không có gió thì động, ông nói rằng ông có gió thì bất động, tôi đâu cần gió gì chỉ cần hai chữ “Đánh rắm” là ông tức giận phải chèo xuồng từ bên kia qua đây.
Có trí tuệ để diệt khổ và đạt đến quả giác ngộ
Lời dạy của Đức Phật là đến để mà thấy chứ không phải lý luận biện thuyết tỏ vẻ cao siêu. Những lời dạy từ những thực chứng thiết thực nên muốn hiểu, muốn có ích lợi thật phải sống, phải thực hành mới có giá trị.
Có khi ta học, ta nói lý vô thường, khổ, vô ngã hay lắm nhưng khi ta thức tế đối diện với những trái ngang nghịch cảnh, tổn hại... thì quên mất những đạo lý Phật dạy mà theo tình thường bám víu cố chấp oán trách khổ đau.
Cho nên giáo lý Phật giáo đọc thì dễ hiểu, nhưng thực hành được hay không quan trong. Nghe hiểu rồi tư duy, tư duy rồi mới thực hành tu tập cho đến khi đật được an lạc giải thoát, chưa tu mà mới hiểu, có nói thao thao bất tuyệt cũng chưa có lợi lạc nhiều.
Tám ngọn gió làm tâm ta đông gây ra bất an phiền não khổ đau trong đời sống hàng ngày gồm:
1 lợi (thắng), 2. suy (bại), 3. hủy (nhục), 4. dự (vinh), 5 xưng (khen), 6. cơ (dèm),7. khổ (buồn), 8.lạc (vui)
Nói dễ hiểu là những ý niệm suy nghĩ về sự được mất hơn thua khen chê vinh nhục khổ vui trong đời sống hàng ngày của con người.
Thường xuyên tọa thiện, học kinh, quán sát như thật về lý vô thường, nhìn rõ hồng trần như mộng, ngộ được tính không của vạn pháp, thể nhập chân lý vô ngã, sống thường trực với tính Phật của mình thì tám ngọn gió độc trong đời không làm tâm ta dao động, không làm cho đời sống của ta khổ não bất an được
Suy nghĩ kỹ những điều này giúp ta được an yên hạnh phúc cả trong bao nhiêu phiền toái rắm rối trong đời:
Tám ngọn gió
Khen với chê
Được mất bại thành
Vinh nhục khổ vui
Như gió thoảng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết
Kiến thức 13:30 04/11/2024Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.
Thực hành thiền Phật giáo
Kiến thức 11:40 04/11/2024Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.
“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”
Kiến thức 10:00 04/11/2024Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.
Xem thêm