Người đời khổ vì đâu?
Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật có dạy rằng: "Tỳ Kheo các ông! Đã có thể an trụ trong giới rồi, phải kiềm chế ngũ căn chẳng để buông lung theo ngũ dục..."
Người đời khổ vì:
- Mắt thấy sắc cho là đẹp, muốn được về mình, không được thì buồn.
- Tai nghe tiếng hay muốn tiếng đó tiếp tục mãi, không được cũng buồn.
- Lưỡi thích vị ngon nên đưa vị dở vô cũng buồn.
Chúng ta cứ đuổi theo, đòi hỏi năm trần thành ra khổ. Nếu mình không dính mắc gì hết, không có niệm đuổi theo nó thì cứ đói ăn, mệt ngủ, không ngại chi cả.
Tu tức là tìm nguồn an lạc trong tâm, chớ không phải có nhiều tiền nhiều của. Chỉ không dính mắc bên ngoài là tâm an lạc.
HT. Thích Thanh Từ
Năm Trần
Ngũ dục là 5 sự ham muốn, là năm thứ dục lạc của trần cảnh nên cũng gọi là Ngũ Trần.
1. Sắc dục: Ham muốn sắc đẹp, ưa thích tướng tốt.
2. Thinh dục: Ham muốn tiếng hay, dịu ngọt…
3. Hương dục: Ham muốn mùi thơm ngạt ngào…
4. Vị dục: Ham muốn đồ ăn thức uống ngon ngọt…
5. Xúc dục: Ham muốn sự đụng chạm mềm dịu…
Ngũ dục còn có 5 thứ sau:
1. Tài dục: Ham muốn của, vàng ngọc.
2. Sắc dục: Tham sắc đẹp mỹ miều.
3. Danh dục: Tham muốn địa vị cao sang, tiếng tốt.
4. Thực dục: Tham muốn thức ăn ngon nhiều.
5. Thùy dục: Tham muốn ngủ nghỉ nhiều.
Ngũ dục cũng kêu là Ngũ độc tiễn (năm mũi tên độc hại) ngũ dục là 5 món dục của chúng sanh, từ súc sanh đến nhơn loài thần tiên, nếu mình không điều phục ngũ căn (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân) để cho sa đắm ngũ dục thì thất lạc thiện căn, sa vào nẻo ác lụy. Tham đắm ngũ dục tức cuộc đời bị trói buộc bởi năm thứ độc hại ham muốn.
Niết Bàn Kinh quyển 21: Bồ Tát Ma Ha Tát biết pháp ngũ dục cho nên chẳng vui thích, chẳng tạm ngừng lại đó. Người mê theo ngũ dục tỷ như con chó gặm xương khô, như kẻ cầm lửa đi ngược gió, như nuôi nhốt con rắn độc, như được của trong giấc mộng, như cây trái đầu đường mà người đời ném chọi, như một miếng thịt cả bầy chó tranh ăn, như bọt trên mặt nước, như dấu vẽ trên nước, như kẻ thù bị bắt ra khoảng chợ để thọ hình, ngũ dục như của tạm bợ thế nên chẳng đặng lâu dài.
Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật có dạy rằng: "Tỳ Kheo các ông! Đã có thể an trụ trong giới rồi, phải kiềm chế ngũ căn chẳng để buông lung theo ngũ dục. Thí như người chăn trâu, cầm roi nhìn nó, chẳng cho tuông rông vào lúa mạ người, nếu thả lỏng ngũ căn… chạy theo ngũ dục… gây tai hại rất nặng cũng như ngựa chứng chẳng dùng dây cương chế ngự chính nó sẽ đưa ta sa vào hầm hố…"
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm