Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 07/05/2022, 07:37 AM

Tâm ô uế thì chắc chắn đi đến ác xứ

Tu tập đúng Chánh pháp là quá trình thanh lọc tâm, nỗ lực trau dồi giới định tuệ để từng bước đoạn trừ các uế nhiễm trong tâm.

Dục tham, sân nhuế, tổn hại là những phiền não căn bản chướng ngại tâm giải thoát.

Dục tham, sân nhuế, tổn hại là những phiền não căn bản chướng ngại tâm giải thoát.

Tâm vô ngã, tâm khiêm hạ là tâm của bậc thánh

"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.

Bấy giờ sau giờ ngọ, có Thủy Tịnh Phạm chí ung dung đi đến chỗ Phật. Đức Thế Tôn thấy Thủy Tịnh Phạm chí từ xa đi lại; nhân vì có Thủy Tịnh Phạm chí, Ngài bảo các Tỳ-kheo:

- Nếu có 21 thứ ô uế làm ô uế tâm thì chắc chắn đi đến ác xứ, sanh vào địa ngục.

- Những gì là 21 thứ ô uế? Đó là, tâm uế do tà kiến, do phi pháp dục, do ác tham, do tà pháp, do tham, do nhuế, do thụy miên, do trạo cử hối quá, do nghi hoặc, do sân triền, do phú tàng, do xan tham, tâm tật đố, do khi trá, do dua siểm, do vô tàm, do vô quý, do mạn, do đại mạn, do ngạo mạn, do phóng dật.

- Nếu có 21 thứ ô uế này làm ô uế tâm thì chắc chắn đi đến ác xứ, sanh vào địa ngục.

- Ví như cái áo bị cáu bẩn đem cho nhà thợ nhuộm. Người thợ nhuộm nhận áo đó, hoặc dùng tro sạch, hoặc dùng bột giặt hay dùng nước chắt chà xát thật kỹ cho sạch cái áo dơ bẩn đó. Dù người thợ giặt dùng tro sạch, hoặc dùng bột giặt hay dùng nước chắt chà xát thật kỹ cho sạch, nhưng cái áo dơ bẩn ấy vẫn có màu dơ bẩn. Cũng như vậy, nếu có 21 thứ ô uế làm ô uế tâm thì chắc chắn đi đến ác xứ, sanh vào địa ngục”.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Uế, kinh Tịnh Thủy Phạm chí, số 93 [trích])

Dục tham, sân nhuế, tổn hại là những phiền não căn bản chướng ngại tâm giải thoát.

Dục tham, sân nhuế, tổn hại là những phiền não căn bản chướng ngại tâm giải thoát.

Tịnh Thủy là một đạo sĩ tu theo phương pháp dùng nước sông Hằng linh thiêng để rửa sạch tội lỗi. Với ông, tắm sông là một thời công phu, tắm càng nhiều lần trong ngày thì càng tốt. Trầm mình trong nước sông lạnh buốt vào mùa giá rét lại càng tinh tấn và công đức nhiều hơn.

Khi thấy Tịnh Thủy từ xa đi tới, Đức Thế Tôn liền giáo huấn các Tỳ-kheo về sự dơ bẩn của tâm. Phiền não hay cấu uế trong tâm thì rất nhiều, căn bản có 21 thứ mà kinh văn đã nêu. Ngài xác quyết rằng, tâm đầy dẫy ô uế thì chắc chắn bị đọa vào ác xứ.

Tu tập đúng Chánh pháp là quá trình thanh lọc tâm, nỗ lực trau dồi giới định tuệ để từng bước đoạn trừ các uế nhiễm trong tâm. Mọi nỗ lực trang nghiêm cho hình thức bên ngoài mà không chuyển hóa được cấu uế, dơ bẩn trong tâm thì nghiệp ác vẫn tồn tại, đọa xứ là nơi sẽ sinh về.

Chánh niệm là 'thức ăn' của tâm mỗi ngày

Cũng giống như chiếc áo dơ bẩn thì người thợ nhuộm có cố gắng giặt tẩy đến mấy vẫn không thể nhuộm lại với màu nguyên thủy của chiếc áo. Vải áo bị lấm lem chính là tâm ô uế, giặt tẩy chỉ là những hỗ trợ bên ngoài và không thể phục hồi lại màu chính sắc của vải, chiếc áo xem như đã hỏng.

Thế nên, việc tu hành cũng cần chú trọng đến hình thức, oai nghi nhưng đó chỉ là những liệu pháp hỗ trợ. Cốt tủy vẫn là phát huy định và tuệ để thanh lọc tâm. Nếu tâm không được thanh lọc, ô uế trong tâm không được tẩy trừ thì chắc chắn sẽ bị đọa vào ác xứ.

Vì vậy, cần nhận diện tâm uế “do tà kiến, do phi pháp dục, do ác tham, do tà pháp, do tham, do nhuế, do thụy miên, do trạo cử hối quá, do nghi hoặc, do sân triền, do phú tàng, do xan tham, tâm tật đố, do khi trá, do dua siểm, do vô tàm, do vô quý, do mạn, do đại mạn, do ngạo mạn, do phóng dật” để từng bước đoạn trừ mới hy vọng chuyển hóa và thăng hoa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm