Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 04/08/2022, 12:38 PM

Tầm quan trọng của tác ý

Như lý tác ý là tác ý thuận theo chân lý. Sacca (chân lý, sự thực) là không nói dối, lòng thành thực, thực hành theo chánh pháp, hướng tâm đến tứ đế, duyên khởi, tam tướng. Những sự thực như vậy là cốt lõi của đời sống và cần phải tác ý để được an lạc.

Trước khi bàn đến tác ý quan trọng như thế nào, xin giải đáp câu hỏi nhiều người muốn biết, đó là như lý tác ý là gì?

Như lý tác ý, Pāli gọi là yoniso manasikāra.

Yoni là nguồn gốc, so là một hậu tố dùng trong xuất xứ cách. Do đó, yoniso nghĩa là từ nguồn, theo nguồn.

Ý niệm là nơi khởi nguồn thiện nghiệp và bất thiện nghiệp

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Manasikāra là hướng tâm, chú ý. Như vậy Yoniso manasikāra nghĩa là tác ý từ nơi nguồn, tác ý theo nguồn.

Khi nói nguồn là nói đến nền tảng, cốt lõi. Cái gì có cốt lõi là chân lý. Do đó, yoniso, dịch là như lý, ‘như’ là hợp với, thuận theo. ‘Lý’ là chân lý, như lý là thuận theo chân lý, hòa hợp với chân lý. ‘Như lý tác ý’ là tác ý thuận theo chân lý. Chân lý cao siêu như duyên khởi, tứ đế, nếu tác ý đến thì gọi là như lý tác ý. Nhưng tác ý đến ngũ giới như không sát sanh, không trộm cắp … cũng là như lý tác ý, bởi vì giới hạnh là cốt lõi của thân, khẩu. Tác ý đến tâm từ khi tâm sân nổi lên thì đây cũng là như lý tác ý. Những cốt lõi là vô thường, khổ, vô ngã, nếu tác ý đến là như lý tác ý.

Ayoniso manasikāra, phi như lý tác ý. Tác ý ra khỏi nguồn, nghĩa là ra khỏi cốt lõi, trở thành mất chân đứng, biến con người thành rỗng tuếch. Gọi là phi như lý, nghĩa là trái với chân lý, nghịch với chân lý. Khi sân nổi lên, tác ý đến những đối tượng gây thù hận thì là phi như lý tác ý. Khi tham nổi lên, tác ý đến đối tượng gây tham muốn là phi như lý tác ý.

Như lý tác ý là tác ý thuận theo chân lý. Sacca (chân lý, sự thực) là không nói dối, lòng thành thực, thực hành theo chánh pháp, hướng tâm đến tứ đế, duyên khởi, tam tướng. Những sự thực như vậy là cốt lõi của đời sống và cần phải tác ý để được an lạc, như Phật ngôn ‘Trong các hương vị thì chân lý là vị ngọt tối thượng’.

Nếu tác ý trái với chân lý thì sẽ là phi như lý tác ý. Khi đó đời sống sẽ như thế nào? Sẽ nếm nhiều vị đắng, mà vị đắng không gì khác hơn cái người đời sợ nhất, đó là đau khổ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cúng hoa, cúng quả, thắp hương, cúng đèn, đều có ý nghĩa biểu Pháp

Kiến thức 12:30 03/04/2024

Hiện nay cúng hoa trước Phật, công đức đạt được không lớn lao như trước đây. Vì sao vậy?

Đạo như thật

Kiến thức 10:36 03/04/2024

Ở một góc nhìn, đạo Phật được xem là một tôn giáo nhưng không phải tôn giáo tín ngưỡng chỉ tin vào tha lực cứu rỗi mà là một tôn giáo khoa học.

Thân không tật bệnh 

Kiến thức 09:40 03/04/2024

Thiền sư Động Sơn lúc sắp thị tịch, Ngài nói với các đệ tử rằng: “Ta có cái danh xưng phù phiếm ở trên đời ai thay ta trừ bỏ?”. 

Vì sao tu phước mà không hưởng phước mới là phước lớn?

Kiến thức 09:39 03/04/2024

Cần phải có con mắt tinh tế, biết nhìn xa trông rộng mới có thể tiếp nhận được lời dạy dỗ của đức Thế tôn: "Tu phước nhưng không nhận phước đức", điều đó cũng có nghĩa là chúng ta tận tâm tận lực tu phước nhưng không hưởng thụ phước, đó mới là phước báo vô lượng!

Xem thêm