Tâm trong các truyền thống văn học Phật giáo
Liễu ngộ được chân tâm, thấu triệt tự tính, thông tỏ vạn pháp, vượt khỏi trói buộc, thoát khỏi mọi khổ đau trong lục đạo luân hồi, rồi tận tâm tận lực cứu giúp muôn loại chúng sinh thoát khỏi khổ đau là mục tiêu hướng đến của Thiền sư thi sĩ.
Chúng ta thường dùng hai từ “từ bi” và "trí tuệ" để khái quát tôn chỉ của Phật giáo, thì cũng có thể dùng một chữ “Tâm” để khái quát nội dung cốt yếu xuyên suốt của toàn bộ hệ thống văn học Phật giáo Bắc truyền, Nam truyền và Văn học Phật giáo Việt Nam.
“Tâm” vừa là đối tượng, vừa là nội dung, đồng thời vừa là mục đích cuối cùng của các Thiền sư văn sĩ Phật giáo.
Liễu ngộ được chân tâm, thấu triệt tự tính, thông tỏ vạn pháp, vượt khỏi trói buộc, thoát khỏi mọi khổ đau trong lục đạo luân hồi, rồi tận tâm tận lực cứu giúp muôn loại chúng sinh thoát khỏi khổ đau là mục tiêu hướng đến của Thiền sư thi sĩ.
Nói cách khác, gần như toàn bộ kinh điển Phật giáo Bắc truyền, Nam truyền và Văn học Phật giáo Việt Nam diễn tả, phô bày, phản ánh, chiêm nghiệm chữ “Tâm” trong mọi khía cạnh, từ nhiều góc độ, trên nhiều phương diện, với nhiều hình thức, bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau.
“Tâm” trong Kinh điển Phật giáo Bắc truyền
Các phương diện từ Thể đến Dụng, từ Tính ra Tướng của “Tâm” được phản ánh trong một số bộ kinh văn Phật giáo Bắc truyền, Phật giáo Nam truyền quan trọng và trong toàn bộ hệ thống văn học Phật giáo Việt Nam.
Như bài kệ trong kinh Hoa Nghiêm thuộc truyền thống Đại Thừa mà các chùa thường tụng trong các thời công phu:
"Nhược nhơn dục liễu tri
Tam thế nhất thiết Phật
Ưng quán pháp giới tánh
Nhất thiết duy tâm tạo."
(Những ai muốn thấu rõ
Ba đời các đức Phật
Hãy quán tánh Pháp giới
Tất cả do tâm tạo
Bài kệ thứ 33 và 35 của Phẩm Tâm trong kinh Pháp Cú thuộc truyền thống Nam truyền nói về tâm như sau:
"Tâm hoảng hốt giao động,
Khó hộ trì, khó nhiếp,
Người trí làm tâm thẳng,
Như thợ tên, làm tên....
Khó nắm giữ, khinh động,
Theo các dục quay cuồng.
Lành thay, điều phục tâm;
Tâm điều, an lạc đến."
Còn "tâm" được phản ánh bàng bạc trong hệ thống kinh điển văn học Phật giáo Việt Nam, rõ nhất và ý vị nhất là qua bốn câu kết tác phẩm Cư trần lạc đạo phú của Phật hoàng Trần Nhân Tông:
"Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch;
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền."
(Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Tâm không đối cảnh hỏi chi Thiền.)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Nghiên cứu 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Nghiên cứu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Nghiên cứu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Nghiên cứu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm