Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/10/2024, 14:23 PM

Tâm và tướng nương nhau biểu hiện như thế nào?

Người có ngoại hình ưa nhìn sẽ dễ dàng nhận được thiện cảm của người đối diện. Để có được diện mạo tươm tất và thu hút, họ phải dành nhiều thời gian chăm sóc bản thân và giữ lối sống kỷ luật.

Có một lần ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg, trả lời phỏng vấn rằng muốn tuyển dụng những người có ngoại hình đẹp. Bởi vì người có ngoại hình đẹp chắc chắn có một cuộc sống kỷ luật cùng ý chí cao hơn người khác.

Có nhiều người phản bác lại rằng gương mặt, cơ thể là do cha mẹ ban cho, sinh ra đã vậy, không ai được lựa chọn. Có thể bên ngoài người ta không được đẹp, nhưng năng lực bên trong rất tốt, làm sao có thể lấy vẻ bề ngoài để đánh giá là có kỷ luật hay ý chí cao thấp, từ đó đưa ra quyết định tuyển dụng?

Tôi thì lại hoàn toàn đồng tình với quan điểm của Zuckerberg. Ngoại hình ở đây không phải chỉ là khuôn mặt xinh hay xấu, mà còn bao gồm cử chỉ khi giao tiếp, ánh mắt, nụ cười, dáng đứng, dáng ngồi. Ngoại hình cũng bao gồm cả trang phục, trang sức, mùi hương.

Dù do di truyền nên bị yếu ở khía cạnh nào đó, bạn vẫn hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách nâng cao các mặt khác, khiến cho tổng thể trở nên thuận mắt nhất.

Chăm sóc thân, tâm, ta sẽ đẹp hơn. Ảnh: FB Thanh Tin

Chăm sóc thân, tâm, ta sẽ đẹp hơn. Ảnh: FB Thanh Tin

Một người có tổng thể dễ nhìn dĩ nhiên là một người biết chăm sóc bản thân, có lối sống lành mạnh, khoa học, không ngừng học hỏi. Khi đứng ở góc độ người tuyển dụng, trong lần đầu tiên gặp mặt ứng viên, tất nhiên đấy sẽ là một tiêu chí quan trọng để xem xét.

Tục ngữ Việt Nam có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” hay “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” dùng để chỉ ra rằng không nên đánh giá một con người qua vẻ bề ngoài của họ. Nhưng trong thời đại hiện nay, những câu này chỉ đúng một phần. Bởi vì giờ đây, vẻ ngoài của một con người có thể nói lên nhiều điều bên trong họ, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi người.

Một người có cơ thể khỏe mạnh, gương mặt sáng sủa, dáng đi chắc chắn thì hiển nhiên, anh ta phải có kỷ luật trong lối sống hàng ngày. Một người gầy gò, mắt lúc nào cũng mệt mỏi, thâm quầng, dù có biện minh thế nào thì chắc chắn anh ta cũng không tập luyện thể dục hàng ngày, có lối sống không khoa học.

Khi giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể của một người có chừng mực, lời ăn tiếng nói lịch sự, văn minh, thì khả năng cao là người có học thức, chịu khó đọc sách. Còn người có cử chỉ giao tiếp thô lỗ, ăn nói tục tằn, nói thẳng như ruột ngựa hoặc nhát gừng, nước đôi thì chưa chắc đã là người chịu khó học hỏi, tiếp thu điều hay.

Có người nói “Tính tôi ngay thẳng, thật thà, nên có sao nói vậy, không uốn lưỡi nói lời hay ý đẹp được” hay “Tôi sinh ra ở quê, người chân chất không thể sống giả tạo, tỏ vẻ là người văn minh thành phố được”. Quan điểm này rất bảo thủ và sai lầm, thậm chí những suy nghĩ này đang đi ngược lại sự phát triển tự nhiên của con người.

Bởi vì mỗi người khi sinh ra đều như tờ giấy trắng, nhờ sự tác động của môi trường xung quanh, biết học hỏi, bắt chước để trở thành con người hiện tại. Quá trình phát triển là quá trình liên tục học thêm điều tốt đẹp và bỏ đi những thứ không còn phù hợp, từ đó dần hoàn thiện bản thân.

Nếu không loại bỏ những thói quen dù có thể phù hợp ở môi trường cũ nhưng ở môi trường mới thì không, thì sẽ không thể phát triển hơn được. Giờ đây, đã biết điểm yếu của mình mà vẫn nhất quyết giữ lại, thậm chí còn tự hào cho rằng đó là điểm khác biệt của mình với người khác, nếu là người trẻ thì coi như hết tương lai.

Ngoại hình của một người cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào lối sống và tập luyện thể dục thể thao, mà còn phụ thuộc vào nội tâm của người đó nữa. Triết lý của Phật giáo và Đạo giáo đều có cùng một quan điểm là “tâm sinh tướng”.

“Tâm” ở đây là tính cách bên trong, còn “tướng” là chỉ tướng mạo bên ngoài. Ý của quan điểm này là tâm tính của một người như thế nào sẽ thể hiện ra tướng mạo như thế đó. Người có tấm lòng từ bi, hướng thiện sẽ có tướng mạo phúc hậu, hiền lành, còn người lòng dạ độc ác, nham hiểm sẽ có tướng mạo hung ác, gian manh.

Xã hội bây giờ cạnh tranh rất khốc liệt, giữa một rừng ứng viên tiềm năng, bạn phải nổi bật hơn hoặc ngang họ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Không được làm diễn viên chính thì cũng phải làm diễn viên phụ có cá tính để người xem nhớ đến, chứ đừng nhạt nhòa xuất hiện được vài cảnh rồi biến mất không để lại ấn tượng gì.

Tuổi trẻ vượt bão - tác giả Hà Duy Quang/ Skybooks & NXB Thế giới

Những năm tháng tuổi trẻ, bạn phải vượt qua rất nhiêu thử thách. Việc nắm bắt được cơ hội chính là kết quả của sự chuẩn bị dài lâu của chính bản thân bạn. Cuốn sách này là những tâm sự chân thành từ tác giả, để bạn đọc trẻ có thể mạnh mẽ hơn cho những quyết định hiện tại, và cho cả một tương lai rực rỡ.

78426aff5dd7ce5da39ca8678d292ea7

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tâm và tướng nương nhau biểu hiện như thế nào?

Sách Phật giáo 14:23 01/10/2024

Người có ngoại hình ưa nhìn sẽ dễ dàng nhận được thiện cảm của người đối diện. Để có được diện mạo tươm tất và thu hút, họ phải dành nhiều thời gian chăm sóc bản thân và giữ lối sống kỷ luật.

Bản hoài Đức Phật

Sách Phật giáo 11:01 29/09/2024

Bản hoài Đức Phật: Phật giáo nhân gian do Nhà xuất bản Dân Trí ấn hành góp phần giúp cho độc giả có sự tiếp cận một Phật giáo nguyên chất, từ đó có chánh kiến, loại bỏ tà kiến, mê tín.

Tác giả Phan Đăng ngộ lý vô thường, viết về cái chết nhưng ngụ ý về sự sống

Sách Phật giáo 15:29 25/09/2024

Những thái cực trong nội tâm của tác giả Phan Đăng biến động mạnh mẽ nên khi anh viết về cái chết nhưng ngụ ý về sự sống, viết về tổn thương để truyền tải tinh thần hạnh phúc.

Sách của vị thiền sư giúp người đọc nhận ra đứa trẻ đau khổ trong mình

Sách Phật giáo 17:29 21/09/2024

Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp người đọc nhận ra "đứa trẻ đau khổ" trong mình, mời em lên, ôm ấp những đau khổ, chuyển hóa những khổ đau đó để chính bản thân ta được chữa lành.

Xem thêm