Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/08/2023, 12:00 PM

Tây Phương Cực Lạc và Đông Phương Diệu Hỷ (4)

Cõi Tây phương Cực Lạc của Phật A-di-đà là cõi Tịnh Độ không còn ô uế phiền não, không còn phải kham nhẫn chịu đựng như ở cõi Ta-bà. Trong cảnh duyên này, tu Phật là tịnh hóa thể tánh để an hưởng Lạc nghiệp cho tự thân, chứng quả A-la-hán, Duyên Giác và tịch thú Niết-bàn Tiểu thừa.

3. Cõi Ta bà và Đông Phương Diệu Hỷ  

Chúng sanh sống ở cõi Ta-bà đắm chìm trong phiền não vô minh muốn thoát khỏi khổ nạn trần ai nên khởi tín phát nguyện hành trì Chánh đạo, cầu cứu đến chư Phật mười phương ra tay tế độ cho mau thành Chánh quả. Ở mười phương có vô số Phật, biết nguyện cầu vị Phật nào, hướng về phương nào để lễ niệm hành trì ? Người khéo tu muốn mau thành Chánh quả cần lý giải nghi vấn này để chọn một đường lối hành trì trước khi tinh tấn tiến tu nhằm thẳng tới Chánh quả nguyện cầu.

Tất cả chư Phật ở khắp mọi phương đều có tâm Đại Từ Đại Bi, khi đã hành hóa Bồ-tát đạo thì cứu độ hết thảy mọi chúng sinh, không có ngoại lệ nào, không cần hội đủ một điều kiện gì thì mới được thọ ơn cứu độ. Đây là chân lý bất biến không thể bàn cãi. Đã như vậy, tại sao hành giả lại cần có sự chọn lựa bổn sư và đường lối tu hành ? Phần lý giải như sau:

Trước hết cần có chánh niệm về pháp thân Phật, ứng thân Phật và hóa thân Phật. Người con Phật cần hiểu về cả hai mặt pháp thể và pháp dụng.

Tây Phương Cực Lạc và Đông Phương Diệu Hỷ (Phần 3)

02

Khi chú trọng về mặt pháp thể thì gọi là Pháp thân Phật. Pháp tánh Như Lai, Pháp tính Chân Như. Pháp thể vô tướng và chỉ có một không hai, do đó không có Phật hiệu (tên của vị Phật). Pháp thân Phật thường được gọi là Đức Như Lai. Danh xưng này không phải là Phật hiệu năng của một vị Phật mà là danh tự chung chỉ pháp tánh Chân Như. Pháp thân Như Lai hiện hữu ở mọi không gian mọi thời gian, Phật học gọi là cõi hư không  hay cõi không, không an trú ở một cõi một thời đại nào, đó là pháp thể siêu xuất thế gian.

Khi chú trọng về mặt pháp dụng thì gọi là Ứng thân Phật, Hóa thân Phật. Pháp dụng là sự tướng có nhiều vô số vô biên, không phải chỉ có một. Pháp tánh Chân Như tức Đức Như Lai chỉ có MỘT đã diệu dụng ứng hóa tùy duyên thành nhiều vị Phật có danh hiệu riêng và có cõi an trú riêng. Đó là lý một là tất cả, tất cả là một hay theo chữ Hán Nhất bản tán vạn thù, vạn thù quy Nhật bản diễn nôm Một gốc chia ra thành vạn cái riêng biệt, vạn cái riêng biệt quay về một gốc. Sự chia ra và quay về là sự ứng hóa của pháp tánh Như Lai.

Người khéo tu cần quán cả ba cõi để có một cái nhìn đối chiếu làm sáng tỏ tổng quát bước đi trên đường Giải thoát:

Cõi Ta-bà của Phật Thích Ca là cõi Nhân gian con Người đang sống, cũng gọi là cõi Thế gian phàm tục, cõi uế độ đầy vọng động phiền não. Chúng sanh chúng ta ở đây phải chịu đựng khổ não và nguyện cầu Phật độ giải thoát khỏi nghiệp chướng thế gian. Trong cảnh duyên này, tu Phật chú trọng vào giữ giới hạnh nhẫn nhục để trả nghiệp thế gian. Trì giới để thu nhiếp chân tâm, bảo toàn Phật tánh là điều tiên quyết. Tu để thành thiện nhân trước khi tiến tới bậc Thánh Hiền.

Cõi Tây phương Cực Lạc của Phật A-di-đà là cõi Tịnh Độ không còn ô uế phiền não, không còn phải kham nhẫn chịu đựng như ở cõi Ta-bà. Trong cảnh duyên này, tu Phật là tịnh hóa thể tánh để an hưởng Lạc nghiệp cho tự thân, chứng quả A-la-hán, Duyên Giác và tịch thú Niết-bàn Tiểu thừa.

Cõi Đông phương Diệu Hý của Phật A-súc là cõi vô động diễn ý không còn vọng động chút nào. Hành giả chứng nhập cõi này trì tâm bất động, không còn bị khổ não ở thể gian lung lạc nản lòng thoái chí, không còn bị tham dục cõi trần tục lôi cuốn si mê, đồng thời cũng không còn bị cảnh Cực Lạc ở cõi Tịnh Độ làm sinh tâm phan luyến không muốn rời bỏ. Trong cảnh duyên này, tu Phật là trì tâm bất động để khởi sinh Bồ-đề tâm, phát Tuệ hành Bồ tát đạo (1).

Hành giả tiến tu đạt đến pháp giới Diệu Hỷ, nghĩa là tìm thấy nguồn vui mừng nhiệm màu linh ứng trong việc Giác tha độ tha, đem lại An Lạc cho tha nhân. Đây chính là tâm Đại Hỷ trong Tứ vô lượng tâm của Phật gồm có Từ, Bi, Hỷ và Xã. Theo chữ Hán, lạc là sung sướng do chính mình cảm thấy. HỶ là vui mừng khi thấy người khác hưởng lạc. Ví dụ: Tìm lạc thú cho tự thân mình hưởng; báo hỷ tín là báo tin vui của người khác, mình chỉ mừng khi loan tin như trường hợp gửi thiệp cưới.

(còn tiếp). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Xem thêm