Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 05/08/2023, 15:00 PM

Tây Phương Cực Lạc và Đông Phương Diệu Hỷ (1)

Khi nào và ở đâu có chúng sanh vô minh khổ não thì ngay khi đó và ở đấy có Phật ứng hóa hiện thân để hóa độ.

Hành giả nhất tâm tu trì Chánh pháp nhằm tiến tới chứng đắc Phật quả. Trên hành trình tiến tu có nhiều biểu tượng cho nhiều đạo vị, có nhiều phương tiện để tùy duyên ứng dụng. Dù đang ở chặng đường nào, dù đang sử dụng phương tiện nào, hành giả luôn luôn hướng tâm về một điểm tới duy nhất: Đó là cứu cánh bất biến chứng đắc Phật quả.

Nói cách khác, trong khi trì giới niệm kinh hành đạo người con Phật cảm nhận được những gì từ bậc Từ Phụ? Cha mình là ai? Cha mình ở đâu? Ở trong chùa hay tại nhà, ở ngoài hay trong tâm mình? Cha mình ở cõi Ta bà đầy ô trược hòa nhập với cuộc sống của chúng sanh hay an trú ở một pháp giới xa xôi nào ? Mình luôn luôn kính yêu và vâng lời cha dạy nhưng làm cách nào gặp mặt cha, nghe rõ và trình thưa những điều nghi vấn để hiểu tường tận lời cha dạy? 

Mười điều thù thắng ở cõi Tây Phương Cực Lạc

01

Phật học nói đến sự hiển lộ của bậc Từ Phụ ở thành ngữ Tam thế thập phương chư Phật có nghĩa ở khắp mọi thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời ở khắp mọi không gian mười phương. Đó là pháp giới hư không nói gọn là cõi không siêu việt vượt ra ngoài cả thời gian và không gian. Nói dễ hiểu hơn: Khi nào và ở đâu có chúng sanh vô minh khổ não thì ngay khi đó và ở đấy có Phật ứng hóa hiện thân để hóa độ.

Tóm lại, có vô số Phật an trú ở vô lượng pháp giới khác nhau, mỗi vị Phật mỗi pháp giới đều có danh xưng riêng. Muốn gặp mặt bậc Từ Phụ, người con Phật không cần quan tâm nhiều về sự chọn thời điểm và nơi gặp, điều thiết yếu là nhiếp tâm trì niệm dung thông với Cha.Chúng ta là người thuộc Nhân giới sống ở pháp giới mang tên cõi Ta bà hay Ta bà thế giới tiếng Sanskrit Saha diễn nghĩa là Kham nhẫn. Chúng sanh sống ở cõi này phải chịu đựng mọi ác trược phiền não, do đó còn có tên gọi là nhẫn độ, đại nhẫn thế giới và uế độ đối ứng với cõi Tịnh Độ tức Tây phương Cực Lạc. Cõi Ta-bà còn được gọi là tạp ác thế giới vì cõi này có đủ mọi điều xấu ác, cũng được gọi là tạp sanh thế giới vì cõi này có nhiều loại chúng sanh tốt xấu cùng thọ nghiệp chào đời.

Vị Phật bổn sư của chúng ta là Phật Thích Ca, sanh thân đã tịch diệt năm 483 trước Dương lịch nhưng pháp thân vô tướng vẫn ở cõi Ta-bà ứng hiện vào Tăng đoàn và giới Thiện trí thức, các vị Thánh Tăng và Đại sĩ (Bồ- tát tại gia) để giáo hóa chúng sanh. Những vị truyền bá Phật pháp hiện nay ở cõi Ta-bà coi như hóa thân Phật Thích Ca. Phận sự hoằng pháp của những vị này là Sứ giả của Phật đảm trách công việc do Đức Như Lai giao phó.Một trường hợp dẫn chứng điển hình ở Việt Nam: Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ba vị vua liên tiếp đời nhà Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông đều là thiền sư uyên bác về giáo lý đạo Phật. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của ông nội và vua cha, vua Trần Nhân Tông (1258–1308) sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm ở núi Yên Tử, thiền phái đầu tiên ra đời ở Việt Nam mang đậm mầu sắc dân tộc, có sự phụ giúp đắc lực của Thượng sĩ Tuệ Trung, tên là Trần Tung (1230–1291) được vua Trần Nhân Tông coi là sư phụ. Vua Trần Nhân Tông nhận mình là con Phật, nguyện vâng lời Phật dạy hành đạo ở cương vị quốc vương: Trị quốc an dân, đem lại ấm no hạnh phúc cho trăm họ là trả nghiệp thế gian, là đảm trách sứ mạng của Đức Như Lai giao phó. Người dân thời bấy giờ đã tôn xưng vua Trần Nhân Tông là Phật Vương, diễn ý hóa thân Phật đóng vai Vua.

Trường hợp dẫn chứng ở Tây Tạng: Những vị Đạt-lai Lạt-ma là một dạng hóa thân Phật, phần pháp thể thì xuất tục thanh tịnh, nhưng phần pháp dụng thì nhập thế hòa mình vào cuộc sống thế gian để độ sanh, cứu dân giúp nước đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho dân Tây Tạng. Trường hợp hóa thân Phật ở Tây Tạng thường được gọi là hoạt Phật.

Khi còn tại thế Đức Thích Ca Mâu-ni cho biết Đức Di-Lặc Bồ-tát sẽ thành Phật sanh thân ở cõi Ta-bà khi nhân duyên tương ứng với chúng sanh trên trái đất chúng ta. Hiện giờ Đức Di-Lặc Bồ tát đang ở cung trời Đâu xuất, chưa thành Phật nhưng giới Phật tử vẫn tôn xưng gọi là Phật Di-Lặc để tỏ lòng ngưỡng mộ mong cầu. Theo quyển Phật tổ thống ký nói các vị Phật kế tiếp nhau sanh thân ở cõi Ta-bà, khoảng cách thời gian từ Đức Thích Ca nhập diệt đến Đức Di-Lặc ra đời và thành Phật là tám triệu một trăm lẻ tám ngàn (8.108.000) năm. Trong khoảng cách thời gian này không có sanh thân vị Phật nào ở cõi Ta-bà. Việc hoằng pháp do các vị Sứ giả Như Lai đảm trách dưới dạng Thánh tăng.

Thiện trí thức không có hiệu quả bằng thời Chánh pháp có đích thị sanh thân Phật đảm nhiệm. Vì lý do này thời đại chúng ta hiện nay có tên là thời Mạt pháp, nghĩa đen chữ Hán mạt là cái ngọn cây không có nhiều nhựa như thân cây. Thời Mạt pháp là thời đại số lượng Phật tử được chân truyền pháp tánh Như Lai sút giảm không bằng thời Chánh pháp và thời Tượng pháp (thời đại gần bang thời Chánh pháp), dù cho số người phát tâm tu tập có đông hơn.

(còn tiếp).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

Xem thêm