Bất nhị là triết lý đông phương (II)
Lời lục tổ Huệ Năng: Ðừng nói có sáng, có tối, đừng hiểu rằng tu theo đạo là lấy sáng trừ tối, lấy Bồ Ðề phá phiền não, là vì phiền não tức bồ đề, chẳng khác nhau cũng chẳng phải hai. Nếu lấy trí huệ phá phiền não tức là chấp có hai của hàng Thanh Văn Duyên Giác.
Bất nhị là triết lý đông phương (I)
Thật chất của tánh bất nhị
Một người bạn hỏi: vô niệm là vô là vô phân biệt nhị biên chủ và khách vậy thì đưa cho bạn hai chén cơm và chén đất bạn chọn ăn chén nào? Vậy bỏ nhị biên là sao?
Đây là một sai lầm của rất nhiều người. “Các vị chớ có lầm tâm vô phân biệt là cái tâm không biết phân biệt sự sự vật vật muôn sai ngàn khác. Vô phân biệt chính là thấy pháp nào đúng như chính pháp đó chứ không thấy ra thành một tướng khác của vọng tâm. Như người sợ hãi thấy sợi dây thành con rắn, người mất búa thấy đứa bé hàng xóm là đứa ăn cắp. Đó chính là tướng phân biệt chủ quan của vọng tâm, nên gọi là tâm phân biệt. Thấy sợi dây đúng là sợi dây, thấy thằng bé như nó đang là, tức vô phân biệt. Vậy tâm vô phân biệt chính là trí tuệ phân biệt rành rẽ phân minh pháp nào ra pháp đó.”
Đức Phật tâm vô phân biệt sao lại dạy tránh ác làm lành (Sabba pàpassa akaranam kusalassa upasampadà - Dhammapada)?
Lão Tử tâm vô phân biệt sao lại nói có Đạo thường, Đạo không thường (Đạo khả đạo phi thường đạo - Đạo Đức Kinh)?
Ngài Huệ Năng tâm vô phân biệt sao lại nêu pháp đối trong Phẩm Phú Chúc (Pháp Bảo Đàn Kinh Thích duy Lực dịch)? Phẩm này là giai đoạn cuối đời lục tổ Huệ Năng trước khi chết đã truyền cho các đệ tử phép truyền đạo Phật, với nhắn nhủ rất quan trọng: nếu không có phép đối đãi thì ba pháp nhị biên và trung đạo đều dứt chẳng có chỗ nương tựa. Do đó có Tam khoa là Ấm - Nhập - Giới: có rất nhiều pháp đối nhau. Lại nói về Bất lập văn tự mà kẻ nào chấp là không có văn tự là không có kinh luận là phỉ báng Phật, chấp tự tánh chẳng cần tự chứng là điều sai lầm.
Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận có đi ngược yếu chỉ Thiền Tông không khi định nghĩa trí tuệ là “Nãi chí thiện ác giai năng phân biệt”.
Pháp vốn “nhậm trí tự tánh quĩ sanh vật giải” nên “pháp trụ pháp vị” rất phân minh.
Phân biệt là tánh mầu nhiệm của trí tuệ nên gọi là Tánh giác. Chính vô minh thiếu khả năng phân biệt nên chỉ biết phán đoán chủ quan theo lý trí vọng thức và bóp méo sự thật. Ngược lại, trí tuệ phân biệt minh bạch nên mới “thị pháp trụ pháp vị, chư Phật thường hiện tiền”.
Phán đoán luôn luôn đi đến kết luận, chia phân và rập khuôn công thức, quan niệm. Còn phân biệt là liễu tri (Pajànàti) bằng trí tuệ lặng lẽ chiếu soi và phản ánh trung thực vạn pháp đa thù mà vẫn an nhiên tự tại. Đó chính là “tâm vô phân biệt” vậy.[3]
Với những lý luận trên chúng ta biết vô phân biệt là không phân biệt theo vọng tâm của mình, để trở về cái phân biệt minh bạch của chân tâm thấy được thực tướng các pháp bằng tánh giác, tức là phân biệt bằng Tánh giác nên phân biệt đúng đắn nhất. Kinh có câu thị pháp trụ pháp vị thế gian thường trụ pháp, chỉ rõ mọi pháp có một vị trí riêng biệt của nó đúng nhiệm vụ mà nó cưu mang và phân biệt biết đúng đắn vị trí của pháp đó là điều giác ngộ, chỉ có tánh giác mới phân biệt được điều này. Còn cái phân biệt của ý thức chúng sanh là phân biệt vọng tưởng vọng tâm cần phải bỏ đi. Làm sao làm được việc đó? Phải thiền mới đạt tánh giác, thiền vô niệm là vô niệm phân biệt để chân như niệm là Tánh giác bật lên và nhờ Tánh giác mà ta phân biệt đúng các pháp thực tướng của nó. Vậy vô nhị biên là phương tiện thiện xảo để đạt Tánh giác và với Tánh giác ta phân biệt minh bạch nhất rõ ràng nhất. Tiếp theo là lời Phật thuyết và Lục tổ Huệ Năng nói về Tánh Bất Nhị.
Lời Phật nói ở kinh Đại bát niết Bàn và Lục tổ Huệ Năng nói:
Niết Bàn vốn không có sự vui, do vì bốn điều vui nên gọi là đại Niết Bàn. Một là vì dứt những sự vui, chẳng dứt sự vui thời gọi là khổ, nếu có khổ thời chẳng gọi là thiệt vuị. Vì dứt sự vui nên không có khổ, không khổ không vui mới gọi là Đại lạc. Tánh Niết Bàn không khổ không vui nên Niết Bàn gọi là Đại lạc. Do nghĩa này mà gọi Đại Niết Bàn.
Thiện căn có hai: Một là thường, hai là vô thường; còn Phật tánh thì chẳng phải thường, chẳng phải vô thường cho nên chẳng bị đoạn, đó gọi là không hai. Một là thiện, hai là bất thiện, còn Phật tánh chẳng phải thiện chẳng phải bất thiện, đó gọi là không hai. Uẩn và Giới phàm phu thấy hai, người trí liễu đạt tánh của chúng không hai, tánh không hai là Phật tánh.
Con người từ thuở ban sơ cái tâm giống như tâm trẻ thơ, chưa hề biết Ác là gì do đó cũng không có ý niệm Thiện. Đó là "Tánh không hai" vốn có sẵn "chẳng phải thiện, chẳng phải ác", đó cũng là Phật tánh. Ngày nay chúng ta biết cái ác nên có cái thiện, đó là "nhị nguyên".
Lời lục tổ Huệ Năng: Ðừng nói có sáng, có tối, đừng hiểu rằng tu theo đạo là lấy sáng trừ tối, lấy Bồ Ðề phá phiền não, là vì phiền não tức bồ đề, chẳng khác nhau cũng chẳng phải hai. Nếu lấy trí huệ phá phiền não tức là chấp có hai của hàng Thanh Văn Duyên Giác. Hàng trí cao không thể làm như vậy. Ðối với sáng và tối, kẻ phàm thấy có hai, hàng Ðại Thừa thấy "bất nhị" (không hai). Tánh "bất nhị" là thực tánh chân như. Thực tánh này bình đẳng ở muôn vật, bất cứ ở đâu, ở phàm phu không bớt, ở hiền thánh không thêm, ở phiền não không loạn, ở Thiền định không lắng. Cái thấy "Bất nhị" tuyệt đối ấy chẳng đoạn, chẳng thường, chẳng đi, chẳng đến, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa, chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng động, thường trụ chẳng dời. Ðó là đạo. "Đừng hiểu rằng tu theo Đạo là lấy bồ đề phá phiền não, là vì phiền não tức bồ đề, chẳng khác nhau cũng chẳng phải hai": Khi ta còn ý niệm lấy bồ đề phá phiền não (cũng giống như khi khổ vì nghèo thì tìm cách làm giầu để được sung sướng, phá cái khổ khi còn nghèo), tức là tâm ta còn mang hai ý niệm bồ đề - phiền não, là nhị nguyên, vì bị phiền não ta mới nghĩ tới bồ đề và tìm bồ đề để phá phiền não, cũng như tìm "hoan hỉ" để phá "sầu muộn" vĩnh viễn, là điều không thể được. Con đường duy nhất là xóa bỏ ranh giới giữa bồ đề và phiền não, trở về với tâm vô phân biệt, không còn phân hai nữa (bất nhị), bồ đề hòa chung với phiền não làm một, không còn bồ đề mà cũng chẳng còn phiền não, lúc này bồ đề tức phiền não, chẳng khác nhau cũng chẳng phải hai. Tất cả lời nói trên đều được hiểu ở gốc độ Chân Đế. Vô phân biệt là sự từ chối, sự từ chối này theo Bát Nhã Tâm kinh dưới góc nhìn của duy thức.
Duy thức và vô phân biệt
Trung quán luận có trước Duy thức luận, khi duy thức ra đời người ta bàn đến tánh không của không gọi là tha tánh không. Khi nhìn tục đế thì Không là không có tự tính, khi nhìn chân đế thì không này bị phủ định lần nữa là “không không” áp dụng tánh vô phân biệt thì đó là Tha Tánh Không còn gọi là Phật tánh hay Pháp tánh. Lúc đó năng tri và sở tri là một. Tha Tánh Không là Không và Bất Không. Không có 4 không: Pháp tướng không, Vô pháp không, Tự pháp không, Tha pháp không. Tha tính không là Tự Tánh Không của vạn pháp và của nhận thức. Tha Tánh Không là áp dụng duy thức vào Không nên có 3 tự tánh duy thức: Biến kế sở chấp, Y tha khởi, Viên thành thật. Đối với Tha Tánh Không, Viên thành thật là cơ sở y cứ của Không và đối tượng bác bỏ là Biến kế sở chấp và Y tha khởi. Phái Tha Tánh Không (duy thức) chủ trương mọi hiện tượng vô tự tánh hay không thật, được thấy tưởng như hiện hữu nhưng kỳ thật không hiện hữu. Tha Tánh Không được coi như thời kỳ thứ ba đức Phật chuyển pháp luân, trong thời gian đó giáo pháp liễu nghĩa về sự hiện hữu của Pháp tánh và Như lai Tạng được Thế tôn thuyết giảng [1]. Sau duy thức ra đời là có sự giảng phủ định không của cả Tánh Không nên mới gọi là Tha Tánh Không là Phật tánh. Nhờ sự phủ định này mà có thể hiểu được Chân đế tánh chứng đắc có trong chúng sanh. Rất nhiều trong kinh sách người ta không nói về Tha Tánh Không nhưng nói đến duy thức phủ nhận luôn cái Không là không có tự tánh, Thiền sư Suzuki gọi là phủ nhận trên phủ nhận tức là tuyệt đối phủ nhận. Tóm lại Tánh Không của Bát Nhã trong ý nghĩa tuyệt đối là Phật Tánh. Tương đối thì là không có Tự Tánh do duyên giả hợp.
Vô phân biệt duới gốc độ khoa học
Bất nhị là không phải hai hay nhiều, cũng không phải một, mà là vô lượng hay không có số lượng. Số lượng là số đếm chỉ có trong thế giới tương đối, nhị nguyên. Thế giới đó bị hạn chế về không gian, thời gian và số lượng. Con người sống trong thế giới đó đã quá quen thuộc với các thói quen sai lầm về nhận thức, tưởng rằng đó là lẽ phải đời thường, tưởng rằng đó là khách quan nằm ngoài ý thức.
Mặc dầu nhận thức này là sai lầm nhưng rất hữu dụng, tuy nhiên nó có thể đưa đến hậu quả tai hại, đó là khổ, sinh tử luân hồi. Điều đó giống như cơ học Newton rất hữu dụng trong đời thường nhưng không hoàn toàn đúng. Một điều rất nghịch lý nhưng lại có thật, đó là chính vô minh và lầm lẫn là công dụng của thế giới đời thường. Nếu chúng ta không có vô minh, không có lầm lẫn thì không thể thấy được nguyên tử là vật, không thể cảm nhận được thế giới, chỉ thấy không mà thôi. Theo Einstein, không có tốc độ nào vượt quá tốc độ ánh sáng (khoảng 300.000 km/giây). Như vậy chỉ có thể hiểu theo như Kinh Phật nói, khoảng cách không gian chỉ là ảo tưởng trong tâm thức mà thôi, tức là không có thật.
Vì vậy kinh điển Phật giáo thường nói “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” khoảng cách không gian chỉ là tâm thức, không có thật, bất cứ khoảng cách là bao nhiêu tỉ quang niên, chỉ một niệm là đến. Kể cả đi từ vũ trụ này qua vũ trụ khác, chỉ một niệm là đến. Chân không lượng tử cũng chính là cái Không trong Phật giáo mà nhà vật lý Phạm Xuân Yêm mượn danh từ Không để diễn tả những khái niệm tương đồng giữa Phật giáo và khoa học. Ông nói: “Cái Không lượng tử thực là trạng thái cơ bản, là cội nguồn và chốn trở về cũng như ra đi của vạn vật. Nó không rỗng tuếch chẳng có gì mà là cái thế lắng đọng của tất cả. Chân không - vật chất - không gian - thời gian chẳng sao tách biệt, cái này có là cái kia có, cái này không thì cái kia không, đó là hệ quả của lượng tử và tương đối! Sinh vật cũng là một cấu trúc ảo có khả năng phát sinh ra nhất niệm vô minh. Nhiều nhất niệm vô minh khởi lên liên tục tạo thành dòng tâm niệm hay tâm thức, từ đó hình thành cái ta bao gồm thân ngũ uẩn và dòng tâm niệm. Con người trở thành một chủ thể biết tư duy vì nó có ký ức, biết ghi nhớ, biết liên kết những sự kiện riêng lẻ của Sự pháp giới lại thành Lý pháp giới. Tóm lại, Tâm bắt đầu bị phân hoá thành chủ thể và đối tượng khi nó hình thành được sinh vật có cơ thể, bắt đầu hình thành cái ta. Rồi cái ta này nhận thức các vật xung quanh thành đối tượng. Khi đã xuất hiện chủ thể và đối tượng thì không gian, thời gian và số lượng cũng đồng thời hình thành. Tâm vô lượng đã phân hoá thành vô số pháp, vô số chúng sinh, vô số vũ trụ, nói chung là Tam giới [4]. Như vậy muốn Giác Ngộ là trở về nguyên thủy tức là vô phân biệt, lúc đó nhất niệm vô minh sẽ tan mất đi thì Chân Như niệm hiện ra như mây tan thì trăng tỏ hay tu tập từ từ Giới Định Tuệ thì Ngộ đạo.
Ý nghĩa của hai chữ 'nhất thời' trên Kinh
Kết luận
Làm sao đạt được vô phân biệt. Chỉ có Thiền là đạt được. Nếu bạn theo dõi hơi thở 16 bước thì khi đạt được dịnh thì đạt được vô phân biệt. Nếu bạn thiền tứ niệm xứ thì giai đoạn 4 đạt định là đạt được. Nếu bạn theo Lâm Tế Tào Động thì bạn theo công án đưa ra thiền miên mật nhập thất thì đạt được vô phân biệt. Nếu bạn tu theo Tịnh Độ thì bạn tụng kinh A Di Đà đến nhất tâm bất loạn là đạt vô phân biệt. Nói chung là đạt được trạng thái vô ý thức là do thiền khán tâm tức là nỗ lực nhìn tận sâu tâm của mình quy về một niệm là vô phân biệt. Chúng ta đã nghiên cứu sâu xa vô phân biệt qua nhiều khía cạnh. Đúc kết chúng ta nhận định, vô phân biệt là một trạng thái lìa khỏi ý thức chỉ xảy ra trong chân đế mà chúng ta đang ở tục đế không thể với tới được. Nó chỉ xảy ra ở trong thiền định đã qua 4 giai đoạn thiền rồi.
Như vậy câu trả lời là chúng ta chỉ xử dụng vô phân biệt ở trong thiền sau khi định. Lúc đó chúng ta đi đến quán chiếu, chỉ có quán chiếu mới vượt được không gian và thời gian số lượng mới vô phân biệt được. Nói theo phân tâm học chúng ta dùng Vô thức để phát ra trực giác không bị ý thức hay tiềm thức xen vào. Nói theo duy thức là khi a lại da thức bật ra niệm không thông qua mặc na thức và ý thức thì đó là trực nhận tánh giác từ trong tàng thức mà chúng ta có sẵn mang đi đầu thai làm người. Chỉ có tánh giác mới vô phân biệt. Còn ở phương diện tục đế thì ta vô phân biệt là phân biệt một cách đúng đắn nhất biết rõ thực tướng vạn pháp chính nó là nó không gì ngoài nó, không có gì tạo ra nó, trả pháp về lại cho pháp trong hư không. Còn chân đế là không phân biệt là vượt qua thời gian không gian số lượng do thiền định đến trực nhận kèm theo vô phân biệt, lập ra tánh giác là ngộ đạo. Như thế tánh bất nhị áp dụng cho mọi pháp môn tu học vì nó là bước cần thiết đến ngộ đạo. Cuộc sống hàng ngày chúng ta dùng tánh phân biệt để làm việc và bảo vệ sự sinh tồn của chính mình. Đó còn gọi là vô minh nhưng rất cần thiết, còn trong thiền định thì nó không cần thiết nữa nên là vô phân biệt. Chỉ có vô phân biệt thì mới trực nhận trực giác thật tướng các pháp tức ngộ đạo. Còn ý thức là còn cái tôi xen vào thì chưa ngộ đạo nên Phật mới giảng vô ngã tướng. Chúng ta chú ý đến phần 32 vị Bồ tát đắc đạo qua phép không có hai, ở phần kết luận của ngài Duy Ma Cật: im lặng. Đó mới đúng là vô phân biệt tuyệt đối.
Tham khảo:
[1] Tìm hiểu trung Luận, tác giả: Hồng Dương, Tham khảo: Người Cư sĩ France.
[3] Vi Tếu hỏi và đáp 66, tác giả: Hòa Thượng Viên Minh, tham khảo: Trung tâm Hộ tông.
[4] Ý nghĩa của Bất Nhị trong Phật giáo, tác giả: Truyền Bình, tham khảo: Thư Viện Hoa Sen.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần
Nghiên cứu 14:00 30/11/2024Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.
Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước
Nghiên cứu 08:45 25/11/2024Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Xem thêm