Tây Phương Cực Lạc và Đông Phương Diệu Hỷ (2)
Người khéo tu học Chánh pháp không phải chỉ tìm hiểu ở lời kinh mà còn cảm nhận được pháp tánh Như Lai ở hành vỉ cụ thể của Phật lúc còn tại thế. Phật học gọi đây là vô tự chân kinh, ý Phật dạy không diễn tả ở văn tự ngôn ngữ, đó mới là điều chân thật tràn đầy.
1. Sự tích ứng hóa nhân của Phật Thích Ca
Ở cương vị làm Con cần phải tỏ rõ người Cha của mình thì mới cảm nhận thấy sâu xa thấm thía tình Cha Con, thế nào là Phụ từ Tử hiếu. Người Con không thể cảm nhận thấy tình phụ tử thiêng liêng khi chưa làm Cha, không thể cảm nhận thấy tình yêu thương Cha dành cho Con chỉ bằng cách quan sát, tìm hiểu sinh hoạt giữa Cha Con trong gia đình người khác. Tục ngữ Việt Nam có câu nêu rõ giá trị thực nghiệm trong đạo làm con: Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.
Giới Phật tử cũng vậy, đã tự nhận là Con Phật người khéo tu cần phải tỏ rõ vị Bổn sư Phật Thích Ca là bậc Từ phụ của mình trong khi tìm hiểu sự hoằng pháp độ sanh của chư Phật: Đó là sự tích ứng hóa thân của Phật Thích Ca. Có phát tâm Bồ-đề hành trì Bồ-tát đạo và thực chứng đến mức độ tri kiến Như Lai mới tỏ rõ tâm vô lượng Đại Từ Đại Bi của Bổn sư Phật Thích Ca trong hành trình hóa độ chúng sanh.
Tây Phương Cực Lạc và Đông Phương Diệu Hỷ (1)
Tóm tắt sự tích ứng hóa thân của Phật Thích Ca như sau:
Một Đại kiếp là một thời kỳ thành và hoại của một Tam thiên đại thiên thế giới tức Đại thế giới. Cõi Ta-bà là đại kiếp hiện nay gọi là Hiện kiếp khi so sánh với Đại kiếp quá khứ và Đại kiếp vị lai. Đại kiếp hiện nay còn gọi là hiền kiếp hay thiện kiếp vì có rất nhiều các vị Thánh Hiền ra đời. Đại kiếp quá khứ gọi là trang nghiêm kiếp, Đại kiếp vị lai gọi là tinh tú kiếp. Mỗi Đại kiếp có 1.000 vị Phật ra đời. Phật Thích Ca là vị Phật thứ tư trong Hiền kiếp hiện nay theo thứ tự năm vị đầu tiên:
1. Ca-la-ca-tôn-đại (Krakucchanda),
2. Câu-na-hàm-mâu-ni (Canakamouni),
3. Ca-diếp (Kacyapa),
4. Thích-Ca-Mâu-Ni (Cakyamouni),
5. Di-Lặc (Maitreya).
Vị Phật sau cùng trong Hiền kiếp là Phật Lâu-chí.
Sanh thân của Phật Thích Ca
Sanh thân là xác thân có sanh có tử của Phật khi hóa hiện ở cõi Ta-bà để độ sanh, cũng gọi là sắc thân hay nhục thân. Sanh thân của Phật Thích Ca là nhân vật lịch sử Thái tử Tất đạt đa (Sildharta) có nghĩa là Bậc chứng đắc đến quả vị hoàn toàn do vua cha Tịnh-Phạn vương (Souddhodana) cùng các giáo sĩ Bà-la-môn hội ý đặt tên cho. Phật Thích Ca đản sanh năm 563 nhập diệt năm 483 trước Dương lịch thọ 80 tuổi. Mẹ là Hoàng hậu Ma-Da (Maya), vợ là công chúa Da-du-đà-la (Yasôdhara) và con trai là La-hầu-la (Rahula).
Pháp thân của Phật Thích Ca
Pháp thân là pháp tánh vô tướng, thường hằng không có sanh tử như sanh thân, cũng gọi là pháp thể Chân Như hay Phật tánh. Nói cách khác, Đức Thích Ca thành Phật từ vô số kiếp trước, không phải đợi đến khi sanh thân Thái tử Tất-đạt-đa năm 29 tuổi bỏ triều đình, bỏ hoàng tộc vợ con đi tu mãi đến năm 35 tuổi mới đắc đạo quả thành Phật dưới gốc Bồ đề. Thái tử Tất-đạt-đa chỉ là hóa thân của Phật ứng hiện ở cõi Ta-bà đầu thai làm con vua Tịnh Phạn để hành đạo Bồ-tát, thực hiện việc giáo hóa chúng sanh. Phật học gọi đây là trường hợp diệu dụng lý tùy duyên hành đạo, nghĩa là mượn cương vị và tư thế một Thái tử để hội đủ những điều kiện thuận lợi cho việc hành đạo giáo hóa chúng sanh. Việc đóng vai Thái tử trong đời sống sanh thân kéo dài 80 năm chỉ là pháp môn phương tiện của Phật, cứu cánh luôn luôn là cứu độ chúng sanh. Cứu cánh thì bất biến trong tâm Phật, phương tiện thì tùy duyên tùy cảnh mà linh động ứng hóa cho thích nghi xử lý phù hợp với sự vận hành chuyển nghiệp của chúng sanh cần được hóa độ.
Dẫn chứng điển hình trong sự tích ứng hóa thân Phật Thích Ca: Có đóng vai trò Thái tử Tất-đạt-đa sanh ra ở cõi Ta bà năm 29 tuổi quyết tâm từ bỏ những gì cao quý thân thương nhất như ngai vàng, cha mẹ vợ con để đi cầu đạo, hóa thân Phật mang tên dòng họ Thích Ca mới để lại cho chúng sanh vạn thế bài học vô thượng về giá trị Chánh pháp. Đây là bài học thấm nhập vào tâm thức Phật tử bằng hành vi cụ thể của Phật, không phải bằng lời nói do âm thanh phát ra ở cửa miệng, do đó có hiệu năng trực ngộ tri kiến Như Lai. Hành vi rời bỏ tất cả là phương tiện thích nghỉ hữu hiệu đạt tới cứu canh giáo hóa chúng sanh. Người khéo tu học Chánh pháp không phải chỉ tìm hiểu ở lời kinh mà còn cảm nhận được pháp tánh Như Lai ở hành vỉ cụ thể của Phật lúc còn tại thế. Phật học gọi đây là vô tự chân kinh, ý Phật dạy không diễn tả ở văn tự ngôn ngữ, đó mới là điều chân thật tràn đầy.
Người thiện học cần thận trọng khi dùng phương tiện ngôn từ để diễn tả những điều muốn truyền đạt trong pháp giới vô tướng nói về bản thể để tránh ngộ nhận với những thứ trong pháp giới sự tướng có hình dạng nói về hiện tượng: Từ ngữ Phật truyền đạt hai nội dung trong hai pháp giới khác nhau: Phật trong pháp giới thể tánh vô tướng diễn tả pháp thân Phật, pháp tánh Như Lai, bản thể Chân Như, Phật tánh, Giác tánh... Phật Thích Ca mang tên dòng họ Thích Ca có mười danh hiệu. Để tỏ lòng tôn kính, giới Phật tử cữ tên dòng họ nên thường gọi bằng danh hiệu: Dùng danh hiệu Đức Như Lai khi muốn diễn ý pháp tánh Như Lai ứng hiện ở sanh thân Phật Thích Ca, dùng danh hiệu Đức Thế Tôn khi muốn diễn ý pháp tướng Như Lai hiển lộ ở sanh thân Phật Thích Ca.
Phật trong pháp giới sự tướng hữu hình diễn tả ứng thân Phật, hóa thân Phật đã hiển lộ ở một cõi riêng biệt để hóa độ chúng sanh ở cõi đó. Phật Thích Ca là hóa thân Đức Như Lai ở cõi Ta-bà, Phật A-di-đà là hóa thân Đức Như Lai ở cõi Tịnh Độ, Phật A-súc là hóa thân Đức Như Lai ở cõi Diệu hỷ.
Sau trường hợp Phật Thích Ca mang tên dòng họ hóa độ chúng sanh ở cõi Ta-bà, người thiện học cần tỏ rõ thêm hai trường hợp nữa của hai vị Phật không mang tên dòng họ mà mang tên đạo vị chứng nhập trong pháp giới Như Lai:
Phật A-di-đà tiếng sanskrit Amitabhà có nghĩa Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang ở cõi Tây phương Cực Lạc nên còn có tên gọi là Tây Phật. Amitabhà diễn ý đạo vị đang tiếp tục đi trên đường giác ngộ.
Phật A-súc tiếng sanskrit Axobya hay Aksobhya có nghĩa Vô Động, Vô Nộ, Vô Sân Nhuế ở cõi Đông phương Diệu Hỷ nên còn có tên gọi là Đông Phật cũng thường gọi theo đạo vị là Phật Vô Động. Ở Nepal nơi sanh của Phật Thích Ca gọi Phật A-súc là Đức Bất Động Như Lai. Axobya diễn ý đạo vị không còn vọng động khi nhập thế độ sanh và vui mừng khi hoàn tất.
(còn tiếp).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo
Nghiên cứu 19:05 21/09/2024Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.
Xem thêm