Thứ, 31/10/2022, 14:45 PM

Tây Thiên trong Tây Du Ký rốt cuộc nằm ở đâu?

Mặc dù đã xem qua rất nhiều lần bộ phim nhưng có lẽ nhiều người đều cùng chung thắc mắc rằng: “Tây Thiên” mà 4 thầy trò Đường Tăng đến thỉnh kinh rốt cuộc ở đâu và xa đến nhường nào?

Tây Thiên ở đâu?

Nằm cách thủ đô Islamabad của đất nước Pakistan chừng hơn 30km về phía Bắc có một thị trấn nhỏ tên gọi là Taxila. Đó là vùng đất có nhiều di tích quan trọng của Phật giáo có trên 3.000 năm tuổi.

Taxila phát triển chậm dưới triều đại Maurya và đạt đến đỉnh cao của mình dưới thời Đại đế Ashoka. Vào năm thứ 2 TCN, Phật giáo đã được thừa nhận là quốc giáo của Ấn Độ cổ. Phật giáo phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu thế trong hơn 1.000 năm sau đó.

Trong suốt quãng thời gian này, Taxila, Swat và Charsadda (Pushkalavati cũ) đã trở thành 3 trung tâm quan trọng về thương mại, văn hóa và học thuật.

Vào năm 1918, tại Taxila, Chính phủ Pakistan đã cho xây dựng Viện bảo tàng Taxila để lưu giữ và trưng bày các di vật khảo cổ về một thời vàng son của Phật giáo, về nền nghệ thuật điêu khắc Gandhara nổi tiếng thế giới. Năm 1980, Taxila được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Taxila càng thu hút sự chú ý và trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết tới hơn bởi sự xuất hiện của vị cao tăng Trung Quốc có tên gọi Đường Huyền Trang. Mùa xuân năm 647, cao tăng Đường Huyền Trang sống trong triều đại nhà Đường đã đi tới vùng đất, nơi chính là Pakistan ngày nay để lấy kinh.

Đường Tăng niệm chú gì khi trừng phạt Tôn Ngộ Không?

Một di tích cổ tại Taxila.

Một di tích cổ tại Taxila.

Điểm cuối cùng cuộc hành trình của bốn thầy trò Đường Tăng và “Tây Thiên” được miêu tả trong tác phẩm Tây Du Ký nổi tiếng, đó cũng chính là đất nước Pakistan.

Trong lịch sử, Huyền Trang là một nhân vật hoàn toàn có thật. Ông đã bỏ ra suốt 14 năm du hành nghìn dặm, lặn lội, sưu tập kinh thư Phật giáo ở Ấn Độ với mong nguyện mang được bộ kinh thư hoàn hảo hơn về Trung Quốc.

Sau khi đến được “Tây Thiên”, Đường Tăng bắt đầu tìm thầy học đạo, tới nghiên cứu về Phật học tại đại học Na Lan Đà, trung tâm tu học Phật giáo thời bấy giờ.

Trong 14 năm lưu lại tại Ấn Độ, Đường Huyền Trang thu thập được hơn 600 bộ kinh sách và quyết định trở về quê hương, lại bỏ ra gần 20 năm nữa để phiên dịch 74 bộ kinh sách từ tiếng Phạn sang tiếng Hán.

“Tây Du Ký” miêu tả rằng hoàng đế Đường Thái Tông đã kết nghĩa huynh đệ với Đường Tăng, ban áo cà sa quý, bát vàng xin ăn và người ngựa theo hộ tống ông sang đất Phật thỉnh chân kinh.

Trên đường đi, Đường Tăng phải kinh qua 81 khổ nạn, trên đường gặp đủ loại quỷ quái, yêu ma, danh, lợi, tình lôi kéo. “Tây Du Ký” kể rằng, quãng đường ấy dài đến “10 vạn 8 nghìn dặm”. Đổi ra con số đo lường hiện đại, 1 dặm bằng 0,5 km. Tính ra, đường đi ấy kéo dài tới 54.000 km. Bước chân của Đường Tăng đã đặt lên khắp các vùng Tân Cương, Afganistan, Pakistan, Nepal, Ấn Độ…

Phải là người có ý chí sắt đá, kiên cường đến thế nào mới đi qua được quãng đường dài đằng đẵng đến như vậy? Sau này, người ta thường lấy hình ảnh “đường đi Tây Thiên thỉnh kinh” để nói về sự gian khó, thời gian dài lâu, khổ nhọc.

Con đường tơ lụa huyền thoại kết nối văn hóa Đông – Tây

Có một sự trùng hợp là con đường thiên lý sang Tây Thiên thỉnh kinh ấy của Đường Tăng lại cùng một tuyến với con đường tơ lụa huyền thoại kết nối văn hóa Đông – Tây.

Vào hơn 1.400 năm trước đây, từ kinh đô Trường An của Trung Quốc, dù là đi về hướng Bắc hay đi về hướng Nam của con đường tơ lụa, cuối cùng đều sẽ tụ họp tại Pakistan. Đây cũng là trạm dừng chân quan trọng của các nhà buôn trên con đường tơ lụa. Từ nơi này tiến về phía Tây, là chính thức đi vào khu vực Trung Á và Châu Âu.

Các đội buôn từ Châu Âu và Trung Á nếu muốn tiến về phía Đông thì Taxila chính là trạm dừng chân đầu tiên của họ trước khi tiến tới đông thổ Đại Đường. Trong tiến trình lịch sử lâu dài, thị trấn nhỏ này là một cánh cửa lớn cho mọi cuộc thông thương, du lịch từ Đông sang Tây. Trong tiến trình lịch sử gần 3.000 năm, thị trấn Taxila chính là một dấu mốc quan trọng nổi tiếng trên con đường tơ lụa trên lục địa Á – Âu.

Cũng trên con đường này, mỗi năm đế quốc La Mã cổ đã dùng một phần tư quốc khố của mình để mua “tơ lụa Trung Quốc” và vận chuyển về nước.

Giống ngựa Akhal-Teke thuần chủng nhất thế giới, có tốc độ cực nhanh và khả năng chịu đựng vô cùng dẻo dai cũng được thuần hóa cách đây khoảng 3.000 năm và được nhập về Trung Quốc nhiều lần thông qua con đường tơ lụa này.

Bởi vậy con đường tơ lụa và thị trấn Taxila đã có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống bao đời nay của người dân từ Châu Âu sang Châu Á. Trên con đường tơ lụa này từ Châu Âu, Trung Á, các món hàng như tơ lụa, ngựa, trà, dưa hấu, lúa mì… đã không ngừng lưu chuyển từ Đông sang Tây và ngược lại, như những dòng sông không bao giờ khô cạn tuôn chảy giữa những sa mạc khắc nghiệt vùng Trung Á.

Theo Tri Thức & Cuộc Sống. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Xem thêm