Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 28/11/2022, 11:15 AM

Tên gọi (Duy thức tam thập tụng thực giải - Bài 2)

Bài tụng thứ 2 này, nêu ra tên gọi cụ thể của các thức năng biến, Trước tiên là thức Dị Thục, thức này y vào nhân quả mà đặt tên. Dị là chưa, là đổi khác Thục là chín mùi, kết thành quả, liên quan đến tiến trình nhân quả tái sinh của con người chúng ta.

duy-thuc-tong-2

Thực giải 30 bài tụng Duy thức (1)

Bài 2. Tên gọi

Phiên âm Hán Việt:

Vị: Dị Thục, Tư Lương

Cập Liễu Biệt Cảnh thức

Sơ A Lại Da thức

Dị Thục, Nhất Thiết Chủng.

Việt dịch: 

Là Dị thục, Tư lương

Rồi đến Liểu biệt cảnh

Trước là A-lại-gia

Dị thục, Nhất thiết chủng

Thực giải:

Bài tụng thứ 2 này, nêu ra tên gọi cụ thể của các thức năng biến, Trước tiên là thức Dị Thục, thức này y vào nhân quả mà đặt tên. Dị là chưa, là đổi khác Thục là chín mùi, kết thành quả, liên quan đến tiến trình nhân quả tái sinh của con người chúng ta. 

Thức Tư Lương hay còn gọi là Tư Lượng là thức chủ về vướng chấp so đo, tính toán lợi hại và không lợi hại. Dưới góc độ quả tướng, thức này so đo chấp ngã và chấp pháp, đây là tôi, kia không phải là tôi; đây là nhà của tôi, kia là không phải là nhà của tôi. Tính toán hơn thưa, đây là quyền lợi của tôi, kia là không phải quyền lợi của tôi… Còn ở góc độ chủng tử tướng trong Tàng thức, thì thức này chấp trước, nghĩa là quản lý tất cả chủng tử thiện ác và vô ký, so đo phân loại sắp xếp chủng tử ( hạt giống) thiện theo loại thiện, chủng tử ác theo loại ác, chủng tử vô ký theo loại vô ký; tính toán lợi hại và không lợi hại, chủng tử nào lợi ích đi theo giống của nó để thành quả lợi ích, chủng tử nào tổn hại đi theo giống của nó để thành quả tổn hại, chủng tử nào vô ký đi theo giống của nó để thành quả vô ký. 

Ví dụ, công phu tu tập học hành hàng ngày đều do thức này sắp xếp huân tập. Người tập quyền, luyện công mỗi ngày công lực tăng, quyền cước thuần thục là nhờ ở thức này

Thức Liễu Biệt Cảnh; Liễu là rõ rành, tường tận; Biệt là phân biệt để hiểu biết; Cảnh là cảnh tướng, đối tượng;

Thức Liễu Biệt Cảnh nghĩa là thức phân biệt những cảnh tướng đối tượng một cách tường tận để hiểu biết. Thức Liễu Biệt Cảnh là tên gọi chung của sáu loại:

Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức. Sáu thức này gọi chung là thức Liễu Biệt Cảnh. Trong sáu thức này ý thức là trung tâm

Như vậy ba nhóm thức năng biến được phân ra thành 8 thức

Đầu tiên là nói về thức A lại da, Thức này có các tên gọi khác: A lại da, Dị Thục và Nhất Thiết Chủng.

Thức A lại da, ( Alaya,) là Tạng thức/ Tàng thức như là cái kho chứa, là nơi tăng trữ các loại hạt giống. Công năng của nó dùng làm kho chứa tất cả chủng tử thiện ác và vô ký của vạn pháp.

Thức Dị Thục chính là phần tác dụng của Thức A Lại da, có thể xem thức này như là Kiến Phần (phần tác dụng) của Thức A lại da.

Thức Nhất Thiết Chủng là căn cứ vào nội dung chủng tử mà đặt tên. Bởi vì tất cả chủng tử (hạt giống) của các pháp được dung chứa trong thức này nên gọi là thức Nhất Thiết Chủng.

Có thể nói, nhìn từ phương diện nhận thức, hoạt động thì toàn bộ hoạt động nhận thức của con người chính là hoạt động của thức A lại da, thức Tư lượng và Thức Liễu biệt cảnh. Trong khi tâm lý học hiện đại thường tập trung đề cập đến 6 thức của 6 giác quan, chỉ tương ưng với thức Liễu biệt cảnh.

Gọi được tên, nắm được tường tận 3 loại này là nắm được toàn bộ quy luật hoạt động nhận thức của chính mình và mọi người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa

Nghiên cứu 16:00 02/09/2024

Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.

Xem thêm