Thực giải 30 bài tụng Duy thức (1)
Nghĩa của bài tụng thứ nhất là "Ngã" và "pháp" vốn là những khái niệm không thật có, nhưng chúng ta lầm tưởng là thật có.
Lời dẫn:
Nam mô Phật.
Do có nhiều học trò cả Tăng ni, lẫn cư sĩ tri thức Phật tử, nhất là tứ chúng trong Đạo tràng Minh Trần mong muốn tiếp cận Tâm lý học Phật giáo một cách bài bản, nhẹ nhàng, dễ hiểu, cho nên Thầy sẽ lần lượt đăng lại sách Duy thức tam thập tụng thực giải đã biên soạn phục vụ giảng dạy từ hơn 10 năm trước và có bổ sung, mong các bạn đọc tùy hỷ.
Và dĩ nhiên là từ trước đến nay nhiều đại sư cao tăng, tri thức tiền bối đã bàn luận về Duy thức Tam thập tụng của ngài Thế Thân, phần thực giải này cũng đã kế thừa tinh hoa của các bậc tiền bối đi trước
Chúng tôi nói "Thực giải" là nói cách giải thích chân thực, đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thực hành trong đời sống thực tế giúp chuyển hóa buồn phiền khổ đau bất an hướng tới đời sống hạnh phúc an lạc và tích cực. Quyển sách nhỏ "Duy thức tam thập tụng thực giải" ra đời cùng với các sách khác như Kim Cương thực giải, Pháp Cú thực giải, Viên giác thực giải, Di giáo thực giải, Bát đại nhân giác thực giải, Di Đà thực giải, Pháp hoa thực giải, Tứ niệm xứ thực giải...của chúng tôi cũng theo phương cách, tông chỉ ấy.
Ai nắm vững, hiểu rõ Tâm lí học Phật giáo (cụ thể là 30 bài tụng duy thức), thì sẽ hiểu rõ và sâu về mọi phương diện của con người và chính mình. Đương nhiên điều này giúp chúng ta sống an lạc hạnh phúc, giá trị và tích cực hơn
Duy thức tam thập tụng thực giải như là một tấm gương báu phản chiếu một cách khá chi tiết, rõ ràng, minh bạch các trạng thái tâm thức, tâm lí, cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức của chính bản thân chúng ta. Mỗi ngày ta dành 5 10 phút để "đọc" cuốn sách tâm lí chính mình, giúp mình hiểu rõ về mình hơn, giúp mình sống vui vẻ tích cực hạnh phúc hơn.
Mong thay!
Thầy hoan nghinh những phản hồi, những câu hỏi, những chia sẻ, những khúc mắc có liên quan đến vấn đề này.
Phật gia hộ cho chúng ta.
Bài 1: Ngã pháp
Phiên âm Hán Việt:
Do giả thuyết ngã pháp
Hữu chủng chủng tướng chuyển
Bỉ y thức sở biến
Thử năng biến duy tam.
Việt dịch:
Những giả thuyết ngã, pháp
Dù hiện hành nhiều cách
Đều do thức chuyển hiện
Chuyển hiện gồm ba loại
Thực giải:
Nói thực giải là nói cách giải thích đơn giản dễ hiểu dễ vận dụng trong đời sống sinh hoạt tu tập, tránh phân tích chia chẻ chi li phồn tạp khiến cho người mới học rối rắm khó tiếp cận.
Lý do tạm nói đến ngã và pháp nào, tức thì có tướng ngã, tướng pháp đó chuyển biến hiện ra. Ngã tướng pháp tướng đó đều nương nơi tâm thức biến hiện ra. Năng lực biến hiện của tâm thức đó tạm phân ra thành ba loại.
Trong Phật giáo, "ngã" và "pháp" là hai khái niệm căn bản hai vấn đề lớn nhất, phức tạp nhất, khó hiểu nhất. Ai nhìn rõ và không kẹt trong ngã chấp và pháp chấp thì đạt được giải thoát.
Nói tới cùng thì ngã và pháp vốn không thực có, chỉ là do thức biến hiện nên nói "do giả thuyết ngã pháp". Từ cái gốc vốn không thật này, mà những người còn vô minh lầm lẫn tưởng thật, mọi thứ tạo nghiệp, cố chấp, vướng mắc, phân biệt, luân hồi, khổ đau phát sinh
Đương nhiên đa phần chúng ta sống trong thế giới tương đối và tự mình bị vướng kẹt trong ngã và pháp. Những người có trí tuệ, có ý chí sẽ nỗ lực tu tập để vượt qua các tâm lý cố chấp vướng mắc, đạt thành trí tuệ giác ngộ.
Cho nên khi bàn đến ngã pháp nào, tức thì ngã tướng, pháp tướng đó chuyển biến hiện ra ngay: “Do giả thuyết ngã pháp, hữu chủng chủng tướng chuyển”.
Hai câu mở đầu của Duy thức tam thập tụng là những câu nền tảng, cũng là khó hiểu, khó giải thích rõ ràng rành mạch nhất trong toàn bộ tác phẩm. Từ trước nay có hàng trăm cách luận giải, chú giải khác nhau.
Ngã tướng, pháp tướng đó đều nương nơi tâm thức để biến hiện, nếu như không phải do thức biến hiện thì chúng ta không thể nhớ lại những hình ảnh, những kiến thức những kinh nghiệm đã được tích lũy... “Bỉ y thức sở biến”. nghĩa là chỉ thức mới có năng lực chuyển hiện, ngoài thức này ra không có năng lực nào khác biến hiện, cho nên mới gọi là Duy thức.
Bài đầu này cần nói rõ "thức" là gì?
Thức vượt ra ngoài khái niệm tâm và vật. Thức được nhìn nhận như một loại công năng hơn là một vật. Tâm, Ý, Thức là các khái niệm có tính tương đồng, nói tâm với nghĩa tích tụ, nói ý với nghĩa tư lượng, nói thức với nghĩa phân biệt rạch ròi.
Thức là một công năng năng biến, năng là thế lực sanh khởi chuyển động không ngừng, biến là biến đổi, biến chuyển, sanh diệt liên tục. Công dụng năng biến không bị giới hạn trong thân người mà bao trùm khắp vũ trụ, pháp giới. Điều này giúp những giúp ta hiểu rõ, không nhầm là thức được phát sinh và tồn tại trong đại não con người. Chính năng lực chuyển biến vô cùng của thức là nguồn gốc của mọi thứ phân biệt phát sinh. Năng lực biến hiện của thức tạm chia làm ba loại.
Tóm lại nghĩa của bài tụng thứ nhất là "Ngã" và "pháp" vốn là những khái niệm không thật có, chỉ giả lập mà nói, nhưng chúng ta lầm tưởng là thật có. Từ đây mọi nhận thức sai lầm về tướng trạng và thực tính của các pháp phát sinh. Tất cả chỉ là do thức chuyển hiện, sự chuyển hiện này tạm phân làm ba loại.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Nghiên cứu 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Nghiên cứu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Nghiên cứu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Nghiên cứu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm