Tết Âm lịch và truyền thống người Việt
Thường vào những dịp cuối năm với bề bộn lo toan ngày Tết, ai ai cũng đều chăm chú vào từng tờ lịch phía dưới của ngày Âm lịch mà thường khi người ta ít chú ý đến ngoại trừ phải tính các ngày giỗ, thôi nôi hay tang chế...
Trên tinh thần chung, người con dân Việt dù trong hoàn cảnh nào không phải không biết khôn ngoan chắt lọc những điều đáng học, đáng lưu giữ; còn lại với tầng lớp bần hàn, cộng thêm với sự thành công của chính sách ngu dân hóa, thì tất cả những gì đến từ phương Tây cũng đều tốt đẹp cả. Ngay cả những thứ như mắm nêm, mắm tôm, cá kho, nước mắm…cũng bị khinh miệt và cho đó là nguyên nhân làm cho đầu óc con dân Việt chúng ta ngu đần, chậm tiến!
Với ngày Âm lịch và tết nguyên đán cũng không thoát khỏi ánh mắt và tư duy vong quốc đó. Cho đế tận ngày hôm nay, lác đác vẫn còn lối tư duy đó len lõi khắp đó đây, khi ẩn khi hiện, và mang rất nhiều mỹ từ cao cả, từ “ưu tư phát triển, canh tân đất nước” hoặc “phải phù hợp xu thế mới”cho đến ý đồ đã phá để tôn vinh văn minh phương Tây, không khó để nhận ra.
Với Dương lịch thì cũng năm bảy đường ý nghĩa của tự thân chính nó, thí dụ như Dương lịch Chí Tuyến (đang tạm dùng chung hiện hành), Dương Lịch Thiên Văn (lịch Hindu và lịch Bengal), Phi Dương Lịch (chỉ dùng lịch ơ các nước truyền thống của mình) và Âm Dương lịch ( là loại âm lịch đất nước ta đang sử dụng). Chỉ riêng loại Dương Lịch chí Tuyến thôi cũng có nhiều loại lịch gần giống nhau như Lịch Gregory, Juilus, Bahail, Alexandria, Iran (lịch Jalãli), Malayalam, Tamil và Dương Lịch Thái. Dương lịch được tính theo ngày tháng vị trí trái đất vận hành chung quanh mặt trời. Như vậy Dương lịch mà thế giới đang dùng Dương Lịch Chí Tuyến (Gregory) chỉ là một trong nhiều tiêu biểu có xác xuất gần như nhau. Nó được tạm dùng làn thời hiệu để tính toán ngày tháng năm, hổ trợ các mặt hoạt động chính trị, xã hội trong đời sống của con người. Nếu trước thời hiệu 2000 năm thì cũng đã có cách tính “trước công nguyên”, và từ đó ngược về sau này thì gọi là “sau công nguyên). Ngoài ra nó được sử dụng không vì mục đích tôn xưng một cá thể nào hay vì bất cứ một mưu đồ nào như một vài suy tư thiển cận thường rêu rao. Đó là chưa xét sâu đến không gian, thời gian và những áp lực khuynh đảo mà loại Dương lịch Chí tuyến- Gregory ấy “được “ tính dùng tạm cho đến hôm nay.
Với các lọa lịch kể trên đây đều có một năm bằng 365 ngày, đôi khi phải bổ sung thêm 1 hoặc 2 ngày vừa đủ vào một thời khoảng nhất định để tạo thánh năm nhuận. Như vậy Dương Lịch cũng có năm nhuận bằng cách thức chia nhỏ vào từng tháng trong suốt ba năm một chu kỳ , khác với Âm Lịch của chúng ta là cũng ba năm tính chung vào một tháng, gọi là năm nhuận. Cho nên nếu còn đó những lối tư duy “Tây học” cho rằng Dương lịch chính xác hơn, văn minh hơn.v…v…thì hày nhìn lại dự tồn tại của nền Âm lịch của đất nước Việt Nam chúng ta suốt mấy ngàn năm qua với mùi mắm nêm, mắm tôm, nước mắm vẫn còn nguyên giá trị mặn mòi của nó.
Năm 1968, chính phủ nước ta đã quyết định dùng loại Nông Lịch tính theo Dương Lịch để tính toán trùng khớp với múi giờ số 7 ( kinh độ 105 độ đông) đi qua thủ đô Hà Nội, thay thế cho lạoi Âm Lịch cũ tính toán theo múi giờ số 8 của Trung Quốc (kinh độ 120 độ đông) đi qua thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Có Âm Lịch mới có tết Nguyên Đán, từ xưa đến nay đất nước mình, Tổ Tiên mình đã rất thông minh khi xác lập vị trí một xã hội nông nghiệp làm đầu, để mùa xuân là mùa nông nhàn thành thơi, mở hội hè và cúng Kỳ Yên tưởng nhớ các bậc Tiền Hiền đi trước đã có công khai khẩn. (Tiền Hiền khai Khẩn, Hậu Hiền Khai Cơ).
Âm Lịch nước ta gắn liền thiết yếu với Phật giáo như chung một vận mệnh. Nếu như các ngày kỷ niệm những vị anh hùng dân tộc và đặc biệt Giỗ Tổ Hùng Vương đều phải căn cứ vào ngày tháng Âm Lịch thì Phật giáo chúng ta càng khắng khít hơn với các ngày kỷ niệm chư Phật, Bồ Tát và chư liệt Tổ sư nhiểu thời đại. Như vậy xem thường Âm Lịch tức xem nhẹ truyền thống dân tộc mình, tệ bạc với anh linh đất nước mà còn là phủ nhận và chà đạp sự sống còn của lịch sử Phật giáo hai ngàn năm.
Khi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được chính thức công nhận là ngày quốc lễ qua văn bản quy phạm pháp luật số 84/2007/QH11 của Quốc Hội Nuớc CHXHCNVN do chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã ký, sửa đổi, bổ sung điều 73 của bộ luật lao động: Người lao động được nghĩ làm việc lĩnh nguyên lương Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày mùng 10/3 âm lịch). Thì ngày tháng Âm lịch được hầu hết các báo đọc in trang trọng ngay ở đầu tựa manchette. Các Đài phát thanh cũng thế.
Đặc biệt nhân đây cá nhân người viết bày tỏ tấm chân tình, xin được ca ngợi Đài TNND Tp.HCM đã từ rất lâu, lâu hơn rất nhiều trước khi có quyết định trên của Quốc hội, trong các bản tin buồi sáng đầu ngày (5giơ 30) đều được các phát thanh viên đọc lên ngày Âm lịch rất rõ ràng và trang trọng, không ngừng nghĩ. Nếu kênh Truyền hình An Viên, một kênh Phật giáo như giới thiệu, niềm tự hào của tăng, ni, phật tử cả nước, trong các bản tin “Ngày An Viên” đã tự ý bỏ hẳn ngày Âm Lịch ngay từ đầu mỗi bản tin (ngày 1 tháng 6/2014) đến nay, thì việc gìn giữ ấy của đài TNND Tp.HCM là một điểm son rất cần được ca ngợi và nhân rộng.
Hãy trân trọng và quý yêu ngày tháng Âm lịch vì đó cũng là cách chúng ta luôn ghi nhớ công ơn các bậc đi trước, gầy dựng cơ đồ Tổ quốc miên viễn hôm nay. Có phản đối hoặc chế nhạo hay không thì mấy ngày nay, có đi ngang các nhà giáo dân thuộc khu giáo xứ sát bên hông nhà người viết, vẫn thấy người ta lựa đúng ngày rằm mà tuốt lá mai, và ngày “giải mả” 25 tháng chạp trong cái gọi là “đất Thánh” vẫn thấy lác đác vài ngôi mộ được đốt nhan và cắm hoa, trông rất cảm động (dù “ngày lễ đốt đèn“ theo phương Tây đầu tháng 10 Dương lịch họ đã làm).
May mà Âm lịch chúng ta vẫn còn để ngày Tết Nguyên Đán gọi mời những mái ấm đoàn viên.
Dương Như Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước
Nghiên cứu 08:45 25/11/2024Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Xem thêm