Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 17/02/2021, 11:45 AM

Tết hiu quạnh của cậu bé không cha, mồ côi mẹ

'Tết đầu tiên không có mẹ, em rất buồn vì nhà mình không có ai, nhìn nhà hàng xóm sum vầy em càng thấy cô đơn', Đức Anh nói.

Người lượm ve chai trả hơn một tỷ đồng nhặt được

Ghé vào thôn thôn 2, xã Bối Cầu, Bình Lục (Hà Nam) vào dịp Tết, hỏi nhà em Trần Đức Anh (13 tuổi, học sinh lớp 8 tại Trường Trung học cơ sở Bối Cầu), không ai không biết bởi hoàn cảnh gia đình vô cùng éo le của cậu bé đang trong tuổi ăn, tuổi học.

Ngay đầu ngõ là cây rau mồng tơi già, trụi lá, leo chằng chịt lên đám cỏ dại. Mồng tơi là thứ rau duy nhất trong vườn mà cậu bé mồ côi Đức Anh hằng ngày vẫn hái vội sau mỗi buổi học để nấu bát canh ăn qua ngày. Vừa bước vào sân, khung cảnh đìu hiu, vắng hơi ấm của người. Bước vào trong, căn nhà cấp 4 tuềnh toàng, đầy mùi ẩm mốc bốc lên từ nền đất, đồ đạc không có gì ngoài chiếc giường, bộ bàn ghế và ban thờ. Đức Anh bước ra, gương mặt bỡ ngỡ khi thấy người lạ đến thăm, em lễ phép chào hỏi rồi mời vào nhà.

Ngôi nhà cấp 4 lụp xụp của cậu bé 13 tuổi sống một mình.

Ngôi nhà cấp 4 lụp xụp của cậu bé 13 tuổi sống một mình.

Vốn nhút nhát, ít nói, em nói chuyện cũng khó khăn nên từ ngày mẹ mất, ngôi nhà của em chẳng mấy khi đón khách. Dù nhà không rộng, nhưng cảnh sống một mình khiến em cảm thấy trống trải, lúc nào cũng mong có người ghé tới. Khi nhắc đến người thân, gương mặt em thoáng buồn.

Nhìn di ảnh mẹ trên bàn thờ, em kể mẹ của em là Trần Thị Sao, ngày còn sống đi làm thợ may ở gần nhà. Mẹ em sinh được 4 người con, 3 chị gái lớn đã lập gia đình ở xa, còn Đức Anh ở với mẹ. Từ nhỏ, em đã không biết bố là ai, cũng có vài đôi lần cậu từng vài lần hỏi mẹ "bố là ai", nhưng lần nào mẹ cũng lắc đầu, lảng tránh, sợ mẹ buồn nên em tuyệt nhiên không hỏi nữa.

Ban ngày mẹ đi làm ở xưởng, Đức Anh đi học ở trường, sợ mẹ mệt, mỗi khi đi học về em vẫn phụ mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm. Khi rảnh, hai mẹ con lại ngồi tâm sự. Với nam sinh, mẹ là người quan trọng nhất. Nhưng cách đây hơn một năm, khi trên đường đi học về, Đức Anh nhận tin mẹ bị tai nạn giao thông. Chẳng nghĩ được nhiều, em chỉ cố gắng chạy thật nhanh về nhà để gặp mẹ.

"Về tới nhà em thấy mẹ nằm im trên giường, em cứ ôm chặt lấy mẹ mà gào khóc. Em chỉ mong mẹ có thể mở mắt rồi cười nói như trước chứ đừng nằm im như thế, nhưng hình như mẹ không nghe thấy, không có phép màu nào xảy ra, mẹ không tỉnh lại nữa. Mẹ bỏ em lại rồi", giọng cậu nấc nghẹn.

Những bữa cơm lủi thủi một mình của Đức Anh hơn một năm nay.

Những bữa cơm lủi thủi một mình của Đức Anh hơn một năm nay.

Em kể thêm sau khi mẹ mất, em mới biết có lẽ đó là định mệnh vì buổi sáng hôm mẹ mất, mẹ cùng người hàng xóm cùng làm ở công ty đi chụp ảnh để làm hồ sơ. Chiều cùng ngày, một chiếc xe container đã gây ra vụ tai nạn, cướp đi tính mạng của mẹ em và người hàng xóm khi đang trên đường đi làm về. Chiếc ảnh thẻmới chụp ban sáng bỗng chốc thành ảnh thờ của mẹ và cô hàng xóm.

Mẹ mất, em bắt đầu cuộc sống một mình, bản thân buộc phải tự lo liệu mọi việc từ nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa cho đến cố gắng học hành để "mẹ ở trên cao không còn phải lo lắng nữa". Còn 3 chị gái cũng có gia đình riêng, hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, khi có thời gian các chị vẫn sẽ về thăm. Họ hàng cũng chẳng khá hơn mấy, Đức Anh không muốn bản thân trở thành gánh nặng nên bắt đầu cuộc sống tự lập khi mới 12 tuổi.

Bằng tuổi Đức Anh, bạn bè cùng trang lứa vẫn được bố mẹ bao bọc, chăm chút từng ly, nhưng một mình em đã phải tự lập. Nhiều tối sau khi không ngủ được, nam sinh lại chạy ra ngoài hiên ngồi vì không chịu được không khí tĩnh lặng trong bốn bức tường.

Đang trò chuyện, tiếng hàng xóm gọi với vào hỏi thăm ngắt quãng, tiếng hàng xóm về Tết, Đức Anh mắt ươn ướt, tủi thân kể: "Tết đầu tiên không có mẹ, em rất buồn vì nhà mình không có ai, nhìn nhà hàng xóm sum vầy em càng thấy cô đơn. Ngày Tết chắc em chỉ ở nhà một mình, không đi đâu. Tết năm ngoái các chị có đến chơi nhưng rồi cũng về luôn".

Kể tiếp câu chuyện dang dở, Đức Anh bảo, ban ngày công việc có thể khiến em quên đi nỗi buồn, nhưng mỗi khi đêm xuống em lại nhớ mẹ. Đức Anh nhớ hình bóng mẹ khi nhắc nhở em học bài, nhớ những món ăn mẹ nấu không khó ăn như hiện tại, nhớ về chuyến đi biển cuối cùng của hai mẹ con mà khóc. "Nhìn các bạn được chăm sóc, được nghe bố mẹ quát mắng mà em thích lắm. Dù lúc đó có thể buồn nhưng các bạn sẽ không cô đơn như em. Khi đau ốm vẫn có mẹ quan tâm, khi buồn vẫn được vỗ về, còn em thì không", Đức Anh nghẹn lời.

Vốn là người trầm tính, ít nói, ít bạn bè nên sau giờ học em thường về nhà, cố gắng học tập và quán xuyến việc nhà cửa. "Dù mẹ em mất rồi nhưng em vẫn phải học thật giỏi và không được để nhà cửa bừa bộn vì mẹ sẽ không vui. Em luôn muốn giữ nguyên nếp sinh hoạt như ngày mẹ còn sống", Đức Anh kể.

Giờ đây, mong muốn lớn nhất của nam sinh là nỗ lực học tập để khi lớn lên sẽ có một công việc ổn định, có thể kiếm được tiền để nuôi sống bản thân.

Mỗi khi nhớ mẹ, Đức Anh lại lấy ảnh mẹ ngắm.

Mỗi khi nhớ mẹ, Đức Anh lại lấy ảnh mẹ ngắm.

Nhóm thiện nguyện cứu sống hàng trăm đứa trẻ bị bỏ rơi

Ông Chu Văn Sơn, chủ tịch UBND xã Bối Cầu cho biết, em Trần Đức Anh là người của địa phương, nhưng so với các bạn, nam sinh không được hoạt bát và nhanh nhẹn, gia cảnh lại vô cùng éo le và đặc biệt nhất xã. "Gia đình cháu Đức Anh có 4 anh chị em, bố mẹ ly thân đã lâu, bố chuyển đi nơi khác sống, cháu ở với mẹ. Năm ngoái mẹ cháu không may qua đời do tai nạn giao thông, nên giờ cháu sống một mình, tự sinh hoạt và chăm sóc bản thân trong ngôi nhà mẹ để lại", ông Sơn nói.

Hiện tại, nam sinh đang học cấp 2, vẫn tự ăn uống nấu cơm và đi học bình thường. Gia đình Đức Anh thuộc hộ cận nghèo, UBND xã Bối Cầu cũng đã và đang tạo điều kiện giúp đỡ, có chương trình tặng quà, động viên khích lệ tinh thần cho nam sinh. "Bản thân cháu nó còn quá nhỏ nên không thể tự kiếm tiền, hoàn cảnh cũng éo le. Hiện tại Đức Anh đang được hưởng chế độ bảo trợ xã hội dành cho trẻ mồ côi, được trợ cấp hơn 400.000 đồng/tháng. Địa phương mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành giúp cháu Đức Anh, sau này cháu có cái nghề lo cho bản thân được tốt hơn", chủ tịch xã cho hay.

Theo Báo Ngôi Sao

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm