Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/11/2020, 07:28 AM

Tha thứ cho người khác là tự cởi trói cho mình

Tha thứ cho người khác chưa bao giờ là việc dễ dàng! Trong cuộc sống, khi có ai đó mắc lỗi với mình, chúng ta sẽ thường sống trong cảm giác tức giận, ôm chấp lỗi lầm, không muốn tha thứ cho họ. Điều này khiến chúng ta mất tỉnh táo, gây ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh.

Vậy làm cách nào để có được sức mạnh, dũng khí “cởi trói” chính mình khỏi những hận thù, tức giận đó?

Học cách tư duy: “Tất cả chúng sinh đều có tội lỗi!”

Trong bài kinh Sám hối ba nghiệp, chúng ta được nghe:

“Bao nhiêu tội lỗi trong nhiều kiếp,

Ba nghiệp gây lên chẳng nghĩ lường,

Nổi chìm lăn lộn trong ba cõi,

Tội ác chiêu hoài không biết dừng”.

Như Đại đức Thích Trúc Thái Minh chỉ ra rằng: Chúng ta sinh ra trên đời này nếu không phải do nguyện độ sinh thì sẽ do nghiệp lực chi phối. Từ vô lượng kiếp, chúng ta đã tạo nên bao ác nghiệp, thân tứ đại của chúng ta chính là hội tụ của vô số nghiệp đó. Cho nên hiếm có ai không phạm phải lỗi lầm. Để lý giải ý nghĩa câu “Tha thứ cho người khác là tự cởi trói cho chính mình”, Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Ở trên đời, đã là chúng sinh không ai không có tội lỗi, không nặng thì nhẹ. Đã là phàm phu thì gắn liền với tội lỗi chỉ có nhiều hay ít, nặng hay nhẹ thôi”.

Qua đó, chúng ta hiểu rằng, khi còn là phàm phu thì ai cũng phạm lỗi lầm, chúng ta cần có cái nhìn chân thật vào sự thật này.

Tha thứ cho người khác là tự cởi trói cho chính mình ( ảnh minh họa ).

Tha thứ cho người khác là tự cởi trói cho chính mình ( ảnh minh họa ).

Học độ lượng và tha thứ

Lợi ích của việc tha thứ cho người khác 

Đối với người được tha thứ lỗi lầm

Tục ngữ có câu: “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, với người đã nhận ra và sửa đổi lỗi lầm thì ta nên tha thứ cho họ. Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Ở trên đời, chúng ta phải học cách tha thứ. Người ta đã phạm tội rồi, nếu người ta biết ăn năn là mình phải biết tha thứ. Vì người ta đã lỡ mất rồi. Nếu mình cố chấp là mình sẽ đau khổ và làm cho người đó không tiến bộ được”.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng chia sẻ như người đã mãn hạn tù, chúng ta không nên kỳ thị, chấp lỗi quá khứ khiến họ tự ti, chán nản. Thay vào đó là sự đồng cảm, giúp đỡ, sách tấn để họ được tiến bộ.

Đối với người tha thứ lỗi lầm cho người khác

Chăm giúp đỡ, bao dung, tha thứ cho người, khi người lỗi lầm, biết ăn năn, mình sẵn sàng tha thứ; thì mình đang cởi trói cho chính mình, tự tâm mình cũng được mở ra, người mình nhẹ nhàng hơn. Ví dụ: khi một người bạn mắc lỗi và quay lại xin lỗi mình. Nếu mình không tha thứ cho bạn. Điều đó như sợi dây trói buộc ở trong lòng, bản thân không những đau khổ vì người bạn ấy mà còn hằn trong tâm một nỗi đau. Còn nếu mình tha thứ cho bạn. Khi ấy mình hoan hỷ, bạn hoan hỷ, cả hai cùng vui vẻ.

Sống biết tha thứ cho người là mở lòng mình ra, lòng mình được thanh thản, được an lạc.

Sống biết tha thứ cho người là mở lòng mình ra, lòng mình được thanh thản, được an lạc.

Tha thứ để hạnh phúc đến gần ta hơn

Câu: “Tha thứ cho người là tự cởi trói cho mình” là đúng nhân quả. Người có tấm lòng rộng mở, bao dung, người ấy rất dễ tha thứ. Với mình thì phải nghiêm khắc, nhưng với người lại rất bao dung. Không phải với người bao dung còn với mình cũng thoải mái là không đúng. Mình phải nghiêm khắc với chính mình, nhưng với người thì mình lại bao dung. Đó là cách ứng xử đẹp. Người như thế mới xứng phẩm là người quân tử, người tốt.

Sống biết tha thứ cho người là mở lòng mình ra, lòng mình được thanh thản, được an lạc. Đó là ý nghĩa của câu: “Tha thứ cho người là tự cởi trói cho mình”. Qua đây chúng ta hiểu nếu chấp lỗi của người sẽ khiến: Thứ nhất là chính mình đau khổ; thứ hai là người mắc lỗi không tiến bộ được. Người quân tử cần bao dung với người còn nghiêm khắc với chính mình. Đó là cách ứng xử đẹp ở đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Xem thêm