Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 07/03/2016, 11:54 AM

Thái Lan: Hội nghị của Liên minh Phật giáo quốc tế tại thành phố cổ Ayutthaya

Đại biểu các cộng đồng Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới vân tập tại thành phố cổ Ayutthaya của Thái Lan, cách  thủ đô Bangkok khoảng 40 dặm đi về phía Bắc để tham dự hội nghị Hội đồng Điều hành Liên minh Phật giáo Quốc tế (the Governing Council of IBC) vào tối ngày hôm thứ Ba vừa qua. 

Hội nghị diễn ra liên tục trong ba ngày (Từ 01 đến 04/03/2016) để xem xét lại các tiến độ hoạt động và các sự kiện diễn ra sắp tới. Hội nghị cũng sẽ thảo luận về cách thức mà các phật tử có thể giúp cộng đồng quốc tế đạt được mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu (SDG).
 
Lễ khai mạc Hội nghị vào lúc 04 giờ 45 phút giờ địa phương, ngày 01/03/2016 tại ngôi tự viện Wat Mahathat Ayutthaya, thành phố cổ Ayutthaya. Hội nghị do đại học Thammasat Đại học Thammasat (Thammasat University) tổ chức có sự tham gia của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC), Mạng lưới quốc tế của Phật tử (INEB). Đặc biệt có sự hiện diện của công chúa Ashi Kesang Wangmo Wangchuck đến từ vương quốc Bhutan. Thống đốc Ayutthaya, Prayoon Rattanasone, là khách mời danh dự.

Những vị khách quý đến tham dự Hội nghị như: bà Royal Highness Ashi Kesang Wangmo Wangchuk, công chúa của Bhutan, Rev. Khamba Lama Gabju Choijamts Demberel, vị lãnh đạo Phật giáo tối cao tại Mông Cổ; Đức Tăng thống Nayaka Suddhananda Maha Thero của Bangladesh; Hòa thượng Banagala Upatissa - Chủ tịch của Hội Mahabodhi Sri Lanka, Nayaka, Trưởng Tăng đoàn của Nhật Bản, Lalit Mansingh, cựu Bộ trưởng Ngoại giao và Đại sứ Ấn Độ tại Washington, Hòa thượng Telo Tulku Rinpoche, Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Cộng hòa Kalmykia (thuộc Liên bang Nga).
 
Các học giả và các thành viên của các tổ chức Phật giáo từ 24 quốc gia khắp nơi trên thế giới, châu Phi, Mexico, Brazil, Jamaica, Đức, Pháp, Argentina, Nhật Bản, Mông Cổ, Australia và Việt Nam . . . Nam Á, Đông Nam Á, Viễn Đông với quan điểm đa dạng và thú vị về các vấn đề phức tạp toàn cầu. 

Trong bài phát biểu khai mạc, thống đốc của Ayutthaya ông Prayoon Rattanasone cung cấp cho mọi người một bản tóm tắt ngắn gọn về nguồn gốc lịch sử Ayutthaya như một vương quốc Thái Lan đã tồn tại từ 351-1767.

Ông Prayoon lưu ý rằng tại đỉnh cao của nó, Ayutthaya cổ đại là một trong những thành phố giàu có nhất trên thế giới với sự phong phú của các ngôi chùa cổ và tu viện vẫn còn tồn tại uy nghi đến nay - là những chứng tích sống động cho sự ảnh hưởng của Phật giáo trong vương quốc.

Theo ông Prayoon, quan sát Ấn Độ và Thái Lan đã có một mối quan hệ chặt chẽ trong nhiều thế kỷ. Ấn Độ đã có một ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều khía cạnh trong cuộc sống của người Thái, đặc biệt là ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo.

Về vấn đề này, IBC cho rằng hội nghị là phương tiện mà qua đó Ấn Độ và Thái Lan có thể đến gần hơn bằng cách tái khám phá và trẻ hóa các mối quan hệ văn hóa tinh thần của họ vốn đã tồn tại từ thời cổ đại.

Ông Prayoon đại diện cho phật tử khắp nơi trên thế giới nhấn mạnh, IBC có nhiệm vụ đem vào trí tuệ mọi người tất cả các truyền thống Phật giáo. Chúng giống như hạt giống - hạt giống của hy vọng. Nếu chúng ta suy nghĩ và thực hiện nếp sống của Phật giáo, có nghĩa là chúng ta phát triển một thái độ từ bi và kiên nhẫn để nuôi dưỡng một thái độ tôn trọng đối với thiên nhiên và với những người khác. Có như vậy chúng ta mới có thể giảm thiểu xung đột và phát triển hòa bình trên thế giới. 

Liên đoàn Phật giáo quốc tế (IBC) được thành lập vào năm 2012, IBC là một tổ chức toàn cầu có trụ sở tại New Delhi (Ấn Độ) với hơn 320 thành viên là chư Tăng sĩ và Cư sĩ  Phật tử, đến từ 39 quốc gia, đại diện cho mọi truyền thống Phật giáo trên toàn thế giới.

Hội đồng Bảo trợ của Liên đoàn Phật giáo quốc tế (IBC) bao gồm đức Đạt Lai Lạt Ma, và chư tôn đức tăng già Phật giáo từ các nước như Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Lào, Hàn Quốc và Mông Cổ.

Liên đoàn Phật giáo quốc tế (IBC)  làm việc theo phương châm “trí tuệ tập thể” nhằm cung cấp một tiếng nói thống nhất về các truyền thống Phật giáo và đảm bảo rằng các giá trị và nguyên tắc của Phật giáo luôn là một phần quan trọng trong tư tưởng xã hội và chính trị toàn cầu, trong đó có vấn đề xung đột và môi trường.

Vân Tuyền (Nguồn: Business-standard)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm