Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 15/04/2020, 10:53 AM

Thăm chùa Từ Hiếu, ngôi cổ tự độc đáo bậc nhất xứ Huế

Có lẽ vì chùa Từ Hiếu nhuốm màu hoang sơ huyền bí giữa đạo và đời mà theo thời gian, nơi đây trở thành một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Cố đô.

Cận cảnh tất cả các góc rêu phong, an lạc tại chùa Từ Hiếu - Huế

Chùa Từ Hiếu thuộc phường Thủy Xuân, TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế). Nằm ẩn mình sau một rừng thông rộng lớn, đây là ngôi chùa gắn liền với câu chuyện về tấm lòng hiếu đạo của người con với mẹ già và là ngôi chùa độc nhất hiện là nơi an nghỉ của các quan thái giám dưới triều đại nhà Nguyễn.

Ngôi chùa biểu tượng cho lòng hiếu thảo

Chùa Từ Hiếu ban đầu chỉ là một Thảo Am với tên gọi là am An Dưỡng do Tổ sư Nhất Định lập nên. Ngài nguyên là tăng cang của chùa Giác Hoàng trong cung, sau cáo lão về rừng để nuôi dưỡng mẹ già và tu hành thanh tịnh tại đây.

Cổng Tam Quan của chùa Từ Hiếu.

Cổng Tam Quan của chùa Từ Hiếu.

Tương truyền vì mẹ già ốm nặng phải bồi dưỡng thịt cá nên ngày ngày vị sư phải chống gậy vượt đoạn đường hơn 5km đi tìm cá tươi về nấu cháo cho mẹ. Người đời thấy vậy nên đàm tiếu là hòa thượng nhưng lại ăn mặn, ngài vẫn bỏ ngoài tai để tận tâm chăm sóc cho mẹ.

Chuyện đồn đến tận tai vua Tự Đức, nhà vua bèn cho người tìm hiểu mới hay thiền sư nấu cháo cho mẹ ốm đau còn mình ngày ngày vẫn chay tịnh, một tâm tu hành. Vua nghe vậy mới cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của vị thiền sư ở chốn thâm sơn cùng cốc. Sau này, vào năm 1848, một năm sau ngày thiền sư Nhất Định viên tịch, có lẽ, cảm động trước sự đức độ của vị sư già mà việc xây dựng mở rộng Thảo Am thành chùa Từ Hiếu luôn được triều đình, các quan thái giám và các phật tử quan tâm giúp đỡ. Khi chùa được hoàn thành, vua Tự Đức nhớ đến chuyện xưa mà đặt cho chùa tên là “Từ Hiếu tự”.

Nơi chôn cất của thiền sư Nhất Định, người gắn liền với câu chuyện về tấm lòng hiếu đạo.

Nơi chôn cất của thiền sư Nhất Định, người gắn liền với câu chuyện về tấm lòng hiếu đạo.

Những xúc cảm khi ghé thăm Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại chùa Từ Hiếu (Huế)

Trên tấm văn bia tại chùa nay còn ghi rõ: “Từ là đức lớn của Phật, nếu không Từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại; Hiếu là đầu hạnh của Phật, nếu không Hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời”. Có nghĩa Từ là để dạy thiên hạ cái đạo làm cha và Hiếu để dạy thiên hạ cái đạo làm con. Ngôi chùa từ đó đã đi sâu vào lòng người không phải bằng bề dày lịch sử hay công trình tráng lệ mà nhẹ nhàng với trường ca hiếu nghĩa và độ sinh.

Với câu chuyện cảm động, chùa Từ Hiếu đã trở thành một biểu tượng của chốn thiền môn về đạo hiếu trong suốt nhiều thế kỷ qua. Cũng không biết từ bao giờ ngôi chùa cũng trở thành biểu tượng cho lòng hiếu thảo của con cái đối với những bậc sinh thành. Điều đó đã thấm sâu vào đời sống văn hóa của người dân nơi đây như một nét đẹp.

Cứ mỗi dịp Vu Lan về, các Phật tử lại đến chùa làm lễ và cài lên áo những đóa hoa màu hồng hoặc màu trắng để thể hiện tấm lòng hiếu thảo của mình. Ít ai biết rằng đây chính là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh trụ trì, ngài chính là người đã đặt nền móng khai sinh ra tục lễ “bông hồng cài áo” mà đến nay đã trở thành một nét văn hóa riêng của người Việt. Những ý nghĩa đó cũng xuất phát từ chính ngôi chùa mang tên “Từ Hiếu” này.

Chính điện chùa Từ Hiếu, ngôi chùa nhuốm màu hoang sơ huyền bí giữa đạo và đời.

Chính điện chùa Từ Hiếu, ngôi chùa nhuốm màu hoang sơ huyền bí giữa đạo và đời.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh dự lễ cất nóc chánh điện chùa Từ Hiếu

Mang đậm nét đẹp kiến trúc Huế

Không chỉ là ngôi chùa gắn liền với câu chuyện đạo hiếu cảm động, chùa Từ Hiếu còn nổi bật bởi sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và khung cảnh thiên nhiên thơ mộng khiến nhiều người như lạc vào thế giới nửa thực nửa mơ của những rừng thông xanh mướt. Đây cũng là một trong những điểm nổi bật của những ngôi chùa ở xứ Huế, luôn hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên.

Theo những con đường nhỏ rợp bóng cây, chùa Từ Hiếu dần hiện ra với không gian thoáng đãng, sơn thủy hữu tình, vừa mang nét giản dị vừa mang dáng dấp của kiến trúc cung đình Huế. Điều này thể hiện rõ trong từng nét chạm khắc, trong cách đắp và trang trí gốm sứ trên các bức phù điêu với những hoa văn rồng phượng.

Nét giản dị của chùa thể hiện qua lối kiến trúc chữ “Khẩu” với ba gian hai chái truyền thống tạo thành tổng thể khép kín. Gian chính điện là nơi thờ Phật còn phía sau là nơi thờ Tổ. Khác với nhiều ngôi chùa khác, bên cạnh những bức tượng Tam thế phật, Phật Thích Ca thì việc thờ tranh thay tượng cũng là nét đặc biệt khiến không gian chốn thờ tự vốn uy nghiêm trở nên gần gũi hơn.

Nét giản dị của chùa khiến không gian chốn thờ tự vốn uy nghiêm trở nên gần gũi hơn.

Nét giản dị của chùa khiến không gian chốn thờ tự vốn uy nghiêm trở nên gần gũi hơn.

Lý do để Thiền sư Thích Nhất Hạnh quyết định rời Làng Mai Thái Lan về lại chùa Từ Hiếu

Băng qua khoảng sân ở giữa với nhiều loại cây cảnh là dãy nhà Hậu hay còn có tên gọi khác là Quảng Hiếu Đường. Đây chính là nơi thờ Đức Thánh Quan, hương linh phật tử tại gia và các vị thái giám – những người có công xây dựng chùa,.. Ngoài ra, ở đây còn có án thờ Tả quân Đô thống Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông cùng nhiều vị thần khác.

Bên cạnh không gian hài hòa, mỗi ngôi nhà đều mang dáng dấp kiến trúc của những ngôi nhà rường Huế hòa mình với thiên nhiên khiến ai một lần đến đây đều cảm nhận được sự nhẹ nhàng, thư thái trong tâm hồn.

Nghĩa trang đặc biệt của những vị thái giám

Đến với ngôi chùa Từ Hiếu, nhiều du khách không khỏi tò mò về một nghĩa trang nằm trong chính khuôn viên của chùa. Ít ai biết đó chính là nghĩa trang độc nhất vô nhị, là nơi an nghỉ của hơn 24 vị thái giám triều Nguyễn.

Hơn 24 ngôi mộ thái giám nằm ẩn khuất sau rừng thông theo năm tháng.

Hơn 24 ngôi mộ thái giám nằm ẩn khuất sau rừng thông theo năm tháng.

Bí ẩn khu mộ địa của 20 vạn tăng sĩ

Tương truyền, sau khi thiền sư Nhất Định viên tịch, Thảo Am đường được tu sửa và mở rộng thành chùa Từ Hiếu dưới sự giúp đỡ của một vị thái giám có tên là Châu Phước Năng. Thiền sư chính là người nhận ra được số phận của các vị thái giám như mình khi về già không có người thân, không nơi nương tựa.

Để khi chết đi có nơi thờ tự, hương khói, thiền sư kêu gọi các thái giám trong triều đình quyên góp mở rộng Thảo Am đường để sau này có nơi yên nghỉ. Việc làm này sau đó đã được vua Tự Đức chấp thuận. Vì có sự đóng góp xây dựng chùa nên sau khi chết, các thái giám được chôn cất ở một ngọn đồi nhỏ nằm cạnh chùa Từ Hiếu. Vốn mang thân phận thiệt thòi, họ xem cửa Phật chính là nơi thờ tự lâu dài. Ngôi chùa này vì thế cũng có tên gọi khác là chùa thái giám.

Ngày nay, khu nghĩa trang này nằm bên phải của chùa có diện tích gần 1000m2, xung quanh là những bức tường bảo vệ cao khoảng 1,5m. Hơn 24 ngôi mộ được chia làm ba hàng, sắp xếp từ nhỏ đến lớn theo chức vụ của quan thái giám xưa. Ở giữa có tấm bia khắc ghi công lao đóng góp của họ đối với triều đình.

Bia ghi công lao các vị thái giám triều Nguyễn.

Bia ghi công lao các vị thái giám triều Nguyễn.

Lý giải về nguồn gốc bệnh tật của loài người của tăng sĩ

Đại đức Thích Từ Hải tu hành lâu năm tại chùa Từ Hiếu cho biết: “Ngày trước nơi chôn cất của các vị thái giám ít người biết đến nên quanh năm thường hoang vu lạnh lẽo. Hằng năm cứ đến đầu tháng 11 âm lịch, chùa lại tổ chức hiệp kỵ, cúng viếng cho các vị thái giám. Gần đây, nhiều người đã quan tâm hơn đến những phần mộ này. Nhiều người xót thương cho số phận những vị thái giám nên khi tới chùa cũng đến thắp hương tỏ lòng thương cảm”.

Bỏ lại sau lưng những lo âu phiền muộn của cuộc sống phàm tục, người dân cố đô Huế thường tìm đến chùa Từ Hiếu để tìm sự thanh thản trong cõi lòng và sự tĩnh tại của vạn vật. Có lẽ vì chùa Từ Hiếu nhuốm màu hoang sơ huyền bí giữa đạo và đời mà theo thời gian, nơi đây trở thành một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất cố đô.

Với vẻ đẹp hài hòa giữa kiến trúc và không gian thơ mộng, ngày nay ngôi cổ tự còn là điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

> Xem thêm video "Lợi ích của giới luật":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Huyền thoại xoài tiến vua tại chùa Đá Trắng ở Phú Yên

Chùa Việt 09:15 18/03/2024

Chùa Từ Quang (hay còn gọi là chùa Đá Trắng) nằm ở thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An là điểm du lịch mang đậm nét tâm linh thu hút du khách tham quan khi đến vùng đất Phú Yên. Chùa mang nét kiến trúc độc đáo với vườn xoài Đá Trắng thơm ngon nức tiếng xứ nẫu.

Đến Thái Bình, vãn cảnh chùa Keo

Chùa Việt 13:40 17/03/2024

Chùa Keo là một trong các ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời của Việt Nam tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Ngôi chùa cổ có tượng phúc thần Ganesha với 2 'trứng Phật'

Chùa Việt 10:02 16/03/2024

Cửa biển Sa Cần có nhiều di tích gắn với những giai thoại bí ẩn do người xưa để lại như: miếu thờ bà Võ Hậu, giếng Tiên… nhưng bí ẩn nhất là Linh Tiên tự với giai thoại về việc xây chùa năm 1545 và tượng phúc thần Ganesha với "trứng Phật".  

Về Quảng Nam, vãng cảnh chùa Hà Tân nơi ngã ba sông

Chùa Việt 13:00 13/03/2024

Chùa Hà Tân - ngôi chùa nằm ở doi đất cuối làng Hà Tân (xã Đại Lãnh, Đại Lộc), là nơi hợp lưu của hai sông Con và sông Cái - thuộc đầu nguồn Vu Gia có cảnh quang thơ mộng, mát mẻ. Khách đến vãng cảnh chùa, thưởng thức từng đợt gió mát rượi thổi lên từ sông thấy lòng hân hoan tràn ngập.

Xem thêm